Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Tin tức trong ngành » Ngành dệt may Việt Nam khẳng định vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Ngành dệt may Việt Nam khẳng định vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Vũ Khuê

Kỷ nguyên mới của ngành dệt may Việt Nam phải là kỷ nguyên phát triển bền vững trên cả 4 trụ cột Môi trường – Xã hội – Quản trị và Tài chính, có vị thế vững chắc trong các chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, sở hữu những sức mạnh cạnh tranh riêng…

Sau 95 năm ngành dệt may Việt Nam hiện đứng TOP3 trên thị trường dệt may quốc tế.

Sau 95 năm ngành dệt may Việt Nam hiện đứng TOP3 trên thị trường dệt may quốc tế.

Lễ chào mừng 95 năm Ngày truyền thống ngành dệt may Việt Nam đã chọn thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, là nơi tổ chức. Phát biểu tại lễ kỷ niệm vào ngày 25/3, TS. Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex), cho biết năm 1898, nhà máy tơ lụa đầu tiên của Việt Nam ra đời tại Nam Định – nơi được mệnh danh là "thủ phủ dệt may" một thời.

Đến nay, 95 năm qua, gần một thế kỷ, là một hành trình đầy gian nan nhưng cũng vô cùng vẻ vang. Đó là hành trình của những con người tận hiến, kiên trì và không ngừng đổi mới, cùng nhau đưa dệt may từ những xưởng sản xuất nhỏ lẻ trở thành một ngành công nghiệp chủ lực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước.

Không chỉ là một ngành công nghiệp, ngành dệt may còn gắn liền với lịch sử đấu tranh kiên cường của giai cấp công nhân. Ngay từ những ngày đầu, phong trào công nhân dệt đã khẳng định sự tiên phong, sức sáng tạo và sự tổ chức chặt chẽ, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí tự cường của người lao động, tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa liên minh công - nông.

Ghi nhận những đóng góp đó, ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 798/QĐ-TTg lấy ngày 25/3 làm Ngày truyền thống ngành Dệt May Việt Nam.

CHIẾN LƯỢC ĐÚNG ĐẮN TỪ “CÁNH CHIM ĐẦU ĐÀN”

Trước thời kỳ đổi mới, ngành dệt may từng trải qua biết bao gian khó: nguồn nguyên liệu thiếu thốn, công nghệ sản xuất lạc hậu; thị trường hạn chế, phần lớn sản xuất chỉ phục vụ nhu cầu trong nước; hệ thống quản lý chưa tối ưu, hiệu suất còn thấp.

Đứng trước những thách thức này, Chính phủ đã quyết định thành lập Tập đoàn Dệt May Việt Nam để tháo gỡ khó khăn, phát triển thương hiệu, thực hiện vai trò hạt nhân trong việc liên kết và phát triển ngành dệt may.

Đồng hành cùng 95 năm ngành dệt may Việt Nam kể từ năm 1995, Tập đoàn Dệt May Việt Nam cũng đã trải qua 3 thập kỷ xây dựng và phát triển, đóng góp vào thành công của ngành cho đến ngày nay.

TS. Lê Quốc Ân nhận định chính nhờ chiến lược đúng đắn từ “cánh chim đầu đàn” Vinatex, cùng bản lĩnh kiên trì, tinh thần không ngừng học hỏi của mỗi cán bộ nhân viên cũng như người lao động, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước vượt qua thử thách, vươn tầm thế giới, trở thành một trong những ngành xuất khẩu chủ lực với kim ngạch đạt hơn 40 tỷ USD mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Thương hiệu dệt may "Made in Vietnam" xuất hiện trên thị trường toàn cầu, khẳng định vị thế cạnh tranh của chúng ta trên bản đồ dệt may thế giới.

TS. Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex, phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày 25/3.

TS. Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex, phát biểu tại Lễ kỷ niệm ngày 25/3.

Vui mừng trước hành trình không ngừng lớn mạnh của ngành dệt may, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, xúc động chia sẻ từ những xưởng dệt nhỏ bé, những nhà máy sơ khai, vượt qua nhiều thăng trầm của lịch sử, từ chiến tranh đến những cuộc khủng hoảng kinh tế, địa chính trị, dịch bệnh và những biến động khôn lường của thị trường, ngành dệt may Việt Nam đã từng bước vươn lên.

Ngành dệt may Việt Nam hôm nay khi đứng TOP3 trên thị trường dệt may quốc tế, chính là nhờ chiến lược đúng đắn và tinh thần đoàn kết, bền chặt của những con người dệt may không ngừng sáng tạo, đổi mới, tận tâm với từng đường kim, mũi chỉ. Đặc biệt, trong những giai đoạn khó khăn nhất, tinh thần ấy càng rực sáng.

Khi đối mặt với cơn bão Covid-19, ngành dệt may đã chứng minh tinh thần đoàn kết, sức mạnh bền bỉ khi không một doanh nghiệp nào, không một người lao động nào bị bỏ lại phía sau. 3 năm gần đây, đặc biệt là năm 2023, 2024, khi khủng hoảng hậu Covid nặng nề đã tác động đến thị trường toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam vẫn vượt gió, rẽ sóng, giữ vững năng lực sản xuất kinh doanh, bảo vệ người lao động, lấy tinh thần “cởi mở - dân chủ” làm kim chỉ nam, khai thác hiệu quả cao năng lực nội tại, dựa vào nền tảng liên tục đổi mới để nâng cao năng lực nắm bắt cơ hội.

PHÁT TRIỂN CÁC DÒNG SẢN PHẨM THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM, GIÁ TRỊ QUỐC TẾ

Theo ông Lê Tiến Trường, 2025 là năm có nhiều dấu mốc quan trọng với đất nước, 80 năm thành lập nước và đặc biệt hơn với quan điểm định hướng “đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”... Trong bối cảnh đó, ngành dệt may cần tiếp tục phát huy năng lực nội sinh, đổi mới sáng tạo, tạo nên tốc độ tăng trưởng đột phá.

Thời gian tới, Chủ tịch Vinatex cho rằng chúng ta cần đối diện với nhiều thách thức khi Việt Nam trở thành một nước phát triển trung bình, hướng tới trở thành một nước phát triển năm 2045. Trong giai đoạn mới, để vươn mình phát triển và duy trì được vị thế trong chuỗi dệt may toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam nói chung và Vinatex nói riêng phải chuyển đổi phương thức kinh doanh, từ những đơn vị riêng lẻ cạnh tranh theo từng doanh nghiệp, trở thành một khối chung cạnh tranh theo toàn Tập đoàn.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, phát biểu tại buổi lễ.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, phát biểu tại buổi lễ.

Đồng thời khai thác triệt đề mối liên hệ cho sản xuất chuỗi, từ sản xuất nguyên liệu đến sản xuất hàng may mặc, đặc biệt, phát triển thiết kế hàng hóa dệt may, thiết kế thời trang và hướng tới là nhà cung cấp giải pháp trọn gói cho các hãng thời trang trên toàn cầu.

Cùng với việc cạnh tranh theo chuỗi, ngành dệt may cũng phải tích cực, nhanh chóng, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số và ứng dụng kinh tế tuần hoàn. Trong điều kiện sản phẩm là kinh tế tuần hoàn nhưng giá thành vẫn cạnh tranh. Xây dựng năng lực cạnh tranh mới mang tính chất năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ là yếu tố quyết định để duy trì tốc độ tăng trưởng, khẳng định vị thế bền vững hơn và quan trọng nhất là có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu trong thời gian tới.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên, người lao động, trang bị những kỹ năng phù hợp với thời đại số để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự sáng tạo và đổi mới của ngành.

“Kỷ nguyên mới của ngành dệt may Việt Nam phải là kỷ nguyên phát triển bền vững trên cả 4 trụ cột Môi trường – Xã hội – Quản trị - Tài chính, có vị thế vững chắc trong các chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, sở hữu những sức mạnh cạnh tranh riêng thông qua ứng dụng công nghệ mới và sản phẩm đặc biệt”, ông Trường nhấn mạnh.

Đồng tình, TS. Lê Quốc Ân cho rằng chúng ta không thể chủ quan bởi thế giới đang thay đổi từng ngày. Ngành dệt may giờ đây không chỉ còn là câu chuyện của sản xuất và xuất khẩu, mà là bài toán của công nghệ, thương hiệu và phát triển bền vững.

Thời gian tới, “đầu tàu” Vinatex sẽ tiếp tục dẫn dắt ngành dệt may Việt Nam đi theo hướng phát triển mới. Đó chính là phát triển bền vững – giảm phát thải, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường toàn cầu, bắt kịp xu thế xanh hóa ngành dệt may.

Ứng dụng công nghệ – tận dụng chuyển đổi số, tự động hóa để nâng cao năng suất, tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Xây dựng thương hiệu – không chỉ làm gia công, mà phải từng bước phát triển các dòng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, có giá trị cao trên thị trường quốc tế.

https://vneconomy.vn/nganh-det-may-viet-nam-khang-dinh-vi-the-vung-chac-trong-chuoi-cung-ung-toan-cau.htm

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Lãnh đạo Vinatex: Lương công nhân may Việt Nam hiện khoảng 7,6 triệu đồng/tháng, cao hơn rất nhiều Bangladesh, Campuchia hay Ấn Độ Duong Tan Huy gửi lúc 28-03-2025 12:16:53

Xuất khẩu dệt may sụt giảm vì thiếu tái chế Duong Tan Huy gửi lúc 27-03-2025 15:53:36

Một doanh nghiệp dệt may dự chi cổ tức năm 2024 bằng tiền tỷ lệ 100% Duong Tan Huy gửi lúc 26-03-2025 08:19:30

Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày truyền thống ngành Dệt may Việt Nam Duong Tan Huy gửi lúc 26-03-2025 08:08:33

Thương hiệu thời trang Hnoss đóng cửa? Duong Tan Huy gửi lúc 24-03-2025 08:12:01

Nhu cầu tuyển dụng tại TP HCM tăng kỷ lục => Nhu cầu tuyển công nhân may tăng 132% so với Q4/2024 Duong Tan Huy gửi lúc 19-03-2025 12:05:31

Chủ tịch Hà Nội "lệnh" xử lý ngay cột khói khổng lồ giữa lòng thủ đô Duong Tan Huy gửi lúc 14-03-2025 11:41:37

VITAS: Dệt may gặp nhiều áp lực Duong Tan Huy gửi lúc 14-03-2025 10:18:39

Ông lớn ngành dệt may giảm 73% lợi nhuận sau kiểm toán 2024 Duong Tan Huy gửi lúc 13-03-2025 16:28:40

Vì sao doanh nghiệp dệt may khó tăng lương cho công nhân? Duong Tan Huy gửi lúc 13-03-2025 16:24:40

Công ty dệt may 177 tuổi của Phần Lan chuẩn bị vận hành trung tâm dịch vụ đầu tiên tại Việt Nam Duong Tan Huy gửi lúc 10-03-2025 09:13:41

Tình hình lao động - việc làm: Doanh nghiệp TP.HCM ‘khát’ lao động phổ thông Duong Tan Huy gửi lúc 10-03-2025 08:54:15

Làm thợ may nhưng giỏi Tiếng Anh khiến tôi bứt phá Duong Tan Huy gửi lúc 06-03-2025 15:50:51

Nhà máy ở Nam Định chi 2,7 triệu USD chuyển lò hơi đốt than sang trấu Duong Tan Huy gửi lúc 25-02-2025 08:51:24

Doanh nghiệp dệt may kỳ vọng lãi lớn năm nay Duong Tan Huy gửi lúc 22-02-2025 05:55:46

Công ty con của H&M muốn xây nhà máy sợi tái chế ở Việt Nam Duong Tan Huy gửi lúc 21-02-2025 08:25:22

Dừng miễn thuế với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cạnh tranh cho hàng Việt Duong Tan Huy gửi lúc 19-02-2025 17:16:03

Thương hiệu Việt ồ ạt đóng cửa, chuyên gia nói start-up có tiền là ‘lăn ra chết’ Duong Tan Huy gửi lúc 19-02-2025 17:10:11

Những nhà máy đứng ngoài 'cuộc đua' tìm công nhân đầu năm Duong Tan Huy gửi lúc 18-02-2025 10:19:55

Nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày kín đơn hàng đến hết năm Duong Tan Huy gửi lúc 17-02-2025 15:17:16

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 18
Day: 49
Week: 1819
Visitors: 2555120