Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Madeleine Vionnet and the Bias Cut - Madeleine Vionnet và kỹ thuật Cắt xéo vải
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Madeleine Vionnet and the Bias Cut

Madeleine Vionnet và kỹ thuật Cắt xéo vải

Vionnetmain_large

In short, it’s the technique of cutting on the diagonal grain (at 45 degrees) of the fabric rather than the straight and cross grains. The technique causes the fabric to fall and drape in a way that creates a slinky silhouette.

Nói ngắn gọn, đây là kỹ thuật cắt trên canh sợi chéo/xéo (ở 45 độ) của vải thay vì canh sợi thẳng và vuông góc. Kỹ thuật này làm cho vải buông và rủ xuống theo cách tạo nên một kiểu dáng quyến rũ.

It was ‘invented’ by Parisian couturier, Madeleine Vionette, in 1927 and became a popular 30s shape. Think of that iconic green dress Keira Knightly wore in the film Atonement.

Nó được "phát minh" bởi công dân Paris, Madeleine Vionette, vào năm 1927 và trở thành kiểu dáng phổ biến của thập niên 30. Hãy nghĩ về chiếc váy màu xanh lá cây mang tính biểu tượng mà Keira Knightly đã mặc trong bộ phim Atonement (Chuộc tội).


A bias cut is commonly used for sexy nightgowns and seductive dresses. The cut causes dresses to caress the curves and delicately flow, making it ideal for these types of garments.

Một đường cắt xéo thường được sử dụng cho những chiếc váy ngủ gợi cảm và những chiếc đầm quyến rũ. Đừơng cắt làm cho những chiếc váy vuốt ve các đường cong và lượn tinh tế, làm cho nó trở thành lý tưởng cho các loại trang phục.


Cutting on the bias gives fabric more of a stretch, so it takes skill to be able to successfully adopt the technique. If not sewn correctly, it’s possible for the hems and seams to bunch and twist.

Cắt theo đường xéo  giúp vải có độ co giãn cao hơn, do đó cần có kỹ năng để có thể áp dụng thành công kỹ thuật này. Nếu không được may chính xác, nó có thể cho các đường viền và đường may bó và xoắn lại.

Also, it’s worth noting how revolutionary it was at the time – for garments to drape and move in the way that Vionette’s did, in contrast to the square, androgynous silhouettes of the 20s, really would have caused a stir.

Ngoài ra, nó đáng chú ý như cuộc cách mạng vào thời điểm đó - cách mà trang phục rủ xuống và di chuyển theo cách mà Vionette đã làm, trái ngược với kiểu dáng vuông, lưỡng tính của những năm 20, thực sự đã gây xôn xao dư luận.


Madeleine Vionnet was a revolutionary designer for her time; not as universally well known as Coco Chanel but just as influential to the world of fashion. She is credited with creating the bias cut, a technique of cutting on the diagonal grain of the fabric which creates a sinuous and slightly clingy silhouette. The designer regularly had fabric custom made for her as wide as 180 inches to cut her dresses from.

 

Her style was widely adapted by the fashion world in the 1930s and continues to be synonymous with the 30s look. If you examine her fashions pictured below you will see they have a timeless elegance and are amazingly detailed. Madame Vionnet was influenced by ancient Greek sculpture and statues and wanted clothing to move and flow with the wearer. It’s not at all surprising that she made dresses for Isadora Duncan, the avant- garde modern dancer of the 20s and 30s.

In today’s world, with all of our stretch fabrics, it’s easy to overlook how revolutionary it must have been to wear something that draped to your body the way Vionnet’s dresses did, especially so after the inundation of boxy and loose fashions of the 1920s. Unfortunately Mme. Vionnet had to close her couture house in 1914 with the start of the first World War, and for good in 1939. With the devastation of a second World War, fashion was put on the back burner to concentrate on the war effort and the country’s resources were reallocated. She never did reopen.

Photobucket

Photobucket

I have been obsessed with the bias cut lately as I have been designing a wedding dress with a bias skirt. It seems like a simple enough process but there is definitely an art to it. For instance, a bias skirt can cling and tug in odd ways if it isn’t cut right or pressed properly during construction. The seams can stretch out of shape easily and it’s not unusual to have a garment stretch by as much as four inches after letting it hang on the hanger for a few days. There are many techniques for working with bias still to be learned one of which I learned after trying to make the skirt in one piece but now know that it’s better to make the skirt with a center seam so it hangs evenly on both sides.

Photobucket

Bias-cut đã làm thay đổi silhouette của thời trang thập niên 20 – 30 như thế nào?

Published on May 9, 2018

Bias-cut đã làm thay đổi silhouette của thời trang thập niên 20 - 30 như thế nào?

Thập niên 20, thập niên 30, đó là những năm tháng của thời trang thanh lịch, đẳng cấp và tinh tế, với một mẫu số chung nhất: thoải mái. Đã có một sự thay đổi lớn trong cách ăn mặc của phụ nữ ngay khi vừa bước ra khỏi thế kỷ XIX. Silhouette trong trang phục của phụ nữ bắt đầu chối từ phần eo thắt chặt, thay vào đó là những chiếc ‘rose’ Joséphine gown (1907) hay Pantaloon gown (1911) của Paul Poiret, Little Black Dress (1926) của Coco Chanel và làn sóng Flapper trong suốt The Roaring Twenties. Dù day outfits hay evening gown, phụ nữ Châu Âu thời kỳ này đều thể hiện phong thái phóng khoáng và tự do, khao khát xóa bỏ áp lực giới tính và khẳng định bản thân.

Hướng theo hình mẫu từ Gabrielle Coco Chanel, thời trang của phụ nữ hầu như theo đuổi Silhouette hình chữ nhật với đường hạ eo thấp và có xu hướng nam tính, thể thao hơn. Dù vậy, gần như tương phản với Coco Chanelkỹ thuật bias-cut của Vionnet đã tái thiết kế silhouette của thời trang thập niên 20 – 30. Thắt lưng được nâng trở lại về đúng vòng eo, và những chiếc váy tuôn chảy như dòng nước vỗ về vào làn da, tôn lên vẻ đẹp thanh thoát thuận theo vóc dáng và đem lại cảm giác thoải mái như chưa mặc gì. Những thiết kế của Madeleine Vionnet được xem là một cuộc cách mạng giải phóng cơ thể phụ nữ, nhưng khác Chanel, khác Paul Poiret, trang phục của Vionnet đậm vẻ yêu kiều, nữ tính và nuông chiều đường cong tự nhiên.

“Nữ hoàng bias-cut”

Madeleine Vionnet (22/6/1876 – 2/3/1975) là một nhà Couturier người Pháp, thường chỉ nhận mình là một ‘thợ may’ thay vì ‘nhà thiết kế’, trong khi các nhân viên của bà cho rằng bà là một ‘kỹ thuật viên’. Vionnet học nghề may tại London trước khi trở về Pháp để thành lập ngôi nhà thời trang của mình ở Paris vào năm 1912. Không lâu sau, bà buột phải đóng cửa vào năm 1914 khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Vionnet mở cửa lại sau chiến tranh và cái tên Madeleine Vionnet nhanh chóng được biết đến là một ‘thợ may’ hàng đầu ở Paris. “The Temple of Fashion” của Madeleine Vionnet chỉ tồn tại trong khoảng thời gian giữa hai cuộc đại chiến thế giới. Vionnet cho đóng cửa nhà may của mình vào năm 1939 và nghỉ hưu từ năm 1940.

Là một trong những nhà thiết kế đại diện cho các thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, cùng với Paul Poiret và Coco Chanel, Madeleine Vionnet đã hoàn toàn giải phóng silhouette của trang phục nữ, gỡ bỏ những chiếc corset và khung váy siết chặt đã làm thay đổi khuôn dáng tự nhiên mà tạo hóa ban tặng riêng cho mỗi người phụ nữ.

Madeleine Vionnet thường được thế hệ sau ca ngợi như một người phát minh ra kỹ thuật bias-cut. Nhưng sự thật là phương pháp cắt này đã được sử dụng từ các thế kỷ trước đó, phần lớn cho các chi tiết cổ áo và bèo nhún trang trí. Tuy nhiên, Madeleine Vionnet là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật cắt này cho hầu hết quá trình thiết kế của mình. Bà đã sáng tạo nên những bộ váy đầm trông có vẻ đơn giản, nhưng có kỹ thuật thủ công cao, cùng với đặc tính bám dính linh hoạt, như một làn da thứ hai chuyển động mềm mại theo cử động của cơ thể.

 

 

Phong cách thiết kế của Vionnet được cấu trúc bằng một loạt các kỹ thuật và tư duy sáng tạo dựa trên góc nhìn giải phẫu cơ thể người: bias-cut (cắt vải xéo), geometry (hình học),drape (gấp), frill (nhún), wrap (quấn), twist (xoắn), loop (xoáy), pin (đính) và tie (buột). Thông thường bà làm việc trên một manequin thu nhỏ để thử nghiệm và tìm cách thao túng vải, trước khi thực hiện mẫu thật bằng các tấm vải khổ rộng, đến khoảng 100 inch (~ 2m5) và phải yêu cầu xưởng dệt làm riêng cho bà. Các loại chất liệu được Madeleine Vionnet chọn dùng để thực hiện kỹ thuật bias-cut và các kỹ năng xử lý vải trên manequin của bà đều là các chất vải mềm nhẹ như crepe, lụa, chiffons, muslin, nhung và satin. Các nhà cung cấp vải cho Madeleine Vionnet như Bianchini-Ferier (1*) còn tạo ra cho bà các loại chất liệu đặc biệt như crepe Rosalba bằng lụa và acetate, một trong những loại vải nhân tạo đầu tiên trong thời đại này.

 

 

Bị say đắm bởi những điệu múa hiện đại của Isadora Duncan – một vũ công nổi tiếng người Mỹ, Madeleine Vionnet đã tạo ra những chiếc váy đầm lột tả được vẻ đẹp tự nhiên của vóc dáng người phụ nữ. Như Duncan, Vionnet tìm kiếm nguồn cảm hứng từ nghệ thuật Hy Lạp cổ điển. Trang phục của Vionnet không giống với thời trang của bất kỳ ai khác trong thời đại của bà, đặc biệt là phong cách của Coco Chanel.


Nguồn cảm hứng xoay quanh bias-cut của Vionnet đã làm phong phú khối di sản thời trang của giai đoạn cuối thập niên 20 đến hết thập niên 30. Madeleine Vionnet đã được tạp chí Vogue America vinh danh là “Người thợ may quan trọng nhất của thế kỷ XX” bởi khả năng sáng tạo và tư duy thiết kế vượt thời gian của bà. Kỹ thuật cắt may của Vionnet đã chinh phục các nữ diễn viên nổi tiếng quốc tế như Marlene Dietrich, Katharine Hepburn, Joan Crawford, Jean Harlow và Greta Garbo. Đặc biệt, Madeleine Vionnet còn truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các thế hệ sau và trở thành một phần trong chữ ký phong cách của Azzedine Alaïa, Charles Kleibacker, John Galliano, Yohji Yamamoto, Cristobal Balenciaga,…


Thẩm mỹ của Vionnet đã cách mạng hóa thời trang ở mọi thời đại. Sự thành công của kỹ thuật bias-cut được khẳng định bằng danh tiếng của Vionnet trong quá khứ lẫn tương lai. Các thiết kế tinh tế của Madeleine Vionnet đã được hồi tưởng lại trong thời buổi đương đại, được giới thiệu ở các trường dạy thiết kế và thời trang, là nền tảng cho ra đời các kỹ thuật mới và góp phần làm thay đổi con đường sự nghiệp của nhiều người như Betty Kirle (2*), Pamela Golbin (3*) hay Arnaud de Lummen (4*).

Bias-cut không chỉ là cắt vải xéo

Bias-cut còn được gọi là “be cut on the grain”. Đối với các loại chất loại dệt thoi, các điểm (grain) nằm theo chiều ngang, chiều dọc và đường chéo của mảnh vải, được gọi tên lần lượt là điểm ngang (cross grain), điểm dọc (straight grain) và điểm chéo (biasgrain). Không giống như cách cắt vải truyền thống theo hướng vuông góc hoặc dọc theo mép vải, bias-cut thực hiện cắt chéo góc 45°, đi qua các giao điểm của sợi ngang và sợi dọc. Kỹ thuật cắt này phá vỡ mối liên kết của sợi vải, khiến cho phần mép vải đó trở nên đàn hồi, từ đó lợi dụng tính chất này để tạo sự căng dãn tự nhiên và đem lại hiệu ứng mềm mại hơn theo “độ lỏng” của chất vải.

Bias-cut đòi hỏi một khổ vải lớn và rất nhiều kỹ năng. Do có tính đàn hồi, các mép vải dễ bị co giãn, xô lệch và xoắn rút khi may ráp thông thường, đặc biệt là các đường cong lõm và đường cong lồi. Khi áp dụng kỹ thuật bias-cut, đòi hỏi người thợ may phải tỉ mỉ may lược và bọc giấu biên vải, đảm bảo tính ổn định của cấu trúc sợi vải, liên tục cân chỉnh và tính toán trước khi may ráp hoàn thiện.

 

 

Trên thực tế, bias-cut không đem lại sự nâng đỡ và che giấu khuyết điểm cơ thể. Nhưng cảm giác được lớp vải mềm mại “vuốt ve” vào da thịt là một điều khó cưỡng. Một chiếc váy áo tự do, dễ thở là khao khát mãnh liệt của phụ nữ sau hàng trăm năm đóng khung trong chiếc corset. Vẻ điềm tĩnh và thanh lịch, được tạo ra bằng gu thẩm mỹ tinh tế và kỹ thuật cắt may thiện nghệ của Madeleine Vionnet, đã khiến những chiếc bias-cut gown trở thành biểu tượng cổ điển vượt thời gian của thập niên 30.  


Nhà thiết kế Madeleine Vionnet đã đấu tranh vì luật bản quyền trong thời trang và bảo vệ tài sản sáng tạo của mình một cách chặt chẽ trong suốt cuộc đời. Cho đến năm 1952, bà Vionnet đã trao tặng 120 bộ váy được làm từ những năm 20 – 30 mà bà đặc biệt cất giữ lại, cùng 750 chiếc toiles và 75 album bản quyền của những bộ quần áo, bản vẽ và sổ sách kế toán cho Liên Hiệp Nghệ Thuật Trang Phục Pháp –  UFAC (Union Française des Arts du Costume), hiện nay được lưu trữ tại bảo tàng Thời Trang & Dệt May (Musée de la mode et du textile), Paris. 


Nhiều người có thể cho rằng bias-cut là một kiểu cắt vải xéo đơn giản và các sản phẩm mà Madeleine Vionnet thiết kế không có vẻ như là một quá trình sáng tạo cao siêu. Tuy nhiên, cơ bản đến nỗi mang tính cách mạng. Và vì: chúng ta thực sự biết quá ít. Vào lúc đương thời, Vionnet đã làm những điều đó thật khiêm tốn và bịnh dị. Cho đến gần 80 năm sau khi cửa tiệm của bà đóng cửa, chúng ta đã quên đi sự đơn giản mà tinh tế đó. Kỹ thuật bias-cut và các kỹ thuật thiết kế phối hợp của bà, đã tạo nên những chiếc váy đầm tuyệt vời nhưng làn nước ôm ấp cơ thể, nhưng cách để tạo nên chúng là bí truyền.

Dù rất mong muốn được khám phá, nhưng các thế hệ sau chỉ còn lại những bức ảnh và tài liệu ít ỏi, cùng một số chiếc váy đầm cũ kỹ được cất giữ trong các bảo tàng. Bias-cut chỉ được tái hiện bằng nguồn cảm hứng của các nhà thiết kế yêu quý và kính trọng Madeleine Vionnet như: Charles Kleibacker collection 1969, Dior Spring Summer 1995 – 1998 by John Galliano, hay Yohji Yamamoto Spring Summer 1998. Tinh thần của Vionnet đã được kế thừa, nhưng phương pháp tư duy và bí quyết xử lý bias-cut để tạo nên hàng trăm mẫu thiết kế tuyệt vời của Vionnet thì đã ra đi cùng với bà.

Tính ảnh hưởng sâu sắc của Madeleine Vionnet

Nhà thiết kế Charles Kleibacker (1921 – 2010) có một hành trình khá mạch lạc với thời trang cao cấp. Đến từ Alabama (Mỹ), ông đã học ngành báo chí trước khi bị khuất phục bởi sự quyến rũ của thời trang trong chuyến đi đầu tiên đến Paris, trở thành một con chiên của ngành công nghiệp hoa mỹ này. Khi mới bước vào thời trang, Charles Kleibacker hoàn toàn say mê trước những chiếc gown cổ điển của Vionnet, khi đó thuộc sở hữu của bảo tàng và những người sưu tầm địa phương. Bởi vì sự phức tạp và độc đáo của những thiết kế đó, đã đảo ngược tất cả những gì mà Charles Kleibacker nghĩ rằng anh đã biết về may mặc. Kleibacker đã nghiên cứu kỹ thuật bias-cut bằng tất cả sự nhiệt tình và đam mê, nỗ lực để hiểu được và tìm kiếm một phương pháp cho riêng mình. Charles Kleibacker thành lập thương hiệu sau khi trở về Mỹ từ Châu Âu vào năm 1963, xây dựng phong cách thời trang khác biệt hẳn so với những gì ở New York, đặc biệt hướng đến sự giản dị và tinh tế dựa trên nguồn cảm hứng mãnh liệt từ Vionnet.

Nhà thiết kế gốc Tunisia – Azzedine Alaïa (1940 – 2017) đã từng trải qua một thời gian ngắn làm việc ở Christian Dior và Guy Laroche vào cuối những năm 1950. Lòng trung thành của Alaïa là dành cho chính ông, cho cái đẹp và lịch sử thời trang. Alaïa thần tượng Madeleine Vionnet, phong cách của ông chịu ảnh hưởng bởi phong cách và kỹ thuật bias-cut của Vionnet, đưa ông trở thành một nhà thiết kế mạnh dạn tôn vinh vẻ đẹp cơ thể phụ nữ bằng cách sử dụng vải như một làn da thứ hai. Và hình ảnh của nữ ca sĩ da màu đậm chất chủ nghĩa hậu hiện đại – Grace Jones, trong chiếc váy bandage “hoodie” satin hồng thiết kế bởi Azzedine Alaïa vào năm 1991 là một biểu tượng mang tính ảnh hưởng sâu sắc của Vionnet trong Alaïa.

Khi John Galliano (sinh năm 1960, 57 tuổi) lần đầu tiên dẫn dắt The House of Dior, ông đã giới thiệu một silhouette mới và nhanh chóng trở thành một “chỉ thị” trực quan cho thời trang những năm 1990: the slip dress. Gợi cảm và cực kỳ gợi cảm. Những chiếc slip dress lấy cảm hứng từ các mẫu lingerie cổ điển, từ phòng ngủ của các quý cô bước lên sàn diễn thời trang một cách kiêu hãnh và tự do. Khoảnh khắc đáng nhớ nhất phải nhắc đến chiếc bias slip dress màu xanh navy được mặc bởi công chúa Diana vào năm 1996 khi tham gia Met Costume Institute Ball tôn vinh Christian Dior, chính thức khởi động cho sự nghiệp huy hoàng của John Galliano tại nhà Dior.


John Galliano vẫn luôn là một “tín đồ” trung thành của bias-cut ngay cả khi những tính chất quan trọng của kỹ thuật cắt may này không nhất thiết phải gắn bó và đồng nhất với phong cách riêng của “nhà vua”. Giống như Charles Kleibacker, Galliano là một người rất ngưỡng mộ Madeleine Vionnet vì tài năng của bà, đến mức tính ảnh hưởng đó có thể nhận ra ở hầu hết mọi BST đặc sắc mà John Galliano đã thực hiện, dù là khi ở nhà Dior, cho thương hiệu mang tên mình hay tại Maison Margiele.

Kỹ thuật bias-cut đã sớm trở thành nguồn cảm hứng và niềm vui thích của John Galliano từ những năm 1990. Galliano mô tả rằng “giống như làm việc với dầu lỏng hay thủy ngân”. Bias-cut đã xuất hiện bằng những cách hết sức ấn tượng trong hầu hết những BST ấn tượng nhất của John Galliano. Từ chiếc gown metallic ôm khít lấy cơ thể, được cấu tạo bằng những mảnh vải xéo cắt rời và ghép lại để hở một mảng cut-out hình ngôi sao 7 cánh ở bên hông phải trong BST Circus Spring Summer 1997. Cho đến những chiếc bias-cut gown trong BST Maison Margiela Artisanal Spring Summer 2018 – bắt đầu là những mẫu thiết kế có phản ứng âm bản bởi ánh đèn flash từ camera điện thoại, tạo thành lăng kính cầu vòng công nghệ cao; nối tiếp sau đó là sự xuất hiện của những chiếc gown tuôn chảy sóng sánh theo nhịp chuyển động của cơ thể, đem lại một trải nghiệm thị giác kép, phản ánh tốc độ dồn dập và sự hỗn loạn của lối sống hiện đại ngày nay.

Và ngày nay, khi The House of Vionnet đã được hồi sinh bởi vị doanh nhân trẻ tuổi Arnaud de Lummen. Từ năm 2014, nhà thiết kế Hussein Chalayan (sinh năm 1970 – 47 tuổi) bắt đầu cộng tác với Goga Ashkenazi – chủ sở hữu đồng thời là giám đốc sáng tạo hiện tại của thương hiệu Vionnet. Hussein Chalayan trực tiếp thiết kế dòng Demi-couture – tập trung phần lớn vào trang phục dành cho buổi tối, ngoài ra còn đóng góp cho tầm nhìn và quỹ đạo tăng trưởng của thương hiệu. Cùng với Goga Ashkenazi, nhà thiết kế Hussein Chalayan phải đặt mình vào vị trí thừa kế di sản của Vionnet, trên tinh thần bảo tồn ngôi nhà thời trang lịch sử và kết nối Madeleine Vionnet với khao khát thời trang của phụ nữ hiện đại. Giờ đây, một cách trực tiếp nhất, chúng ta có thể nhìn vào thương hiệu Vionnet qua mỗi mùa thời trang tại Milan để tự cảm nhận rằng Madeleine Vionnet đã mang “the art of dressmaking” đi xa đến đâu.

Chú thích:

(1*) Bianchini-Ferier: một nhà máy sản xuất vải được thành lập vào năm 1888 tại Lyon, thành phố lớn thứ 3 ở Pháp, là thủ phủ của vùng Rhone-Alpes và vùng Rhône. Có truyền thống và danh tiếng lâu đời, Bianchini-Ferier đã hợp tác với nhiều tên tuổi lớn trong ngành thời trang cao cấp như Charles Frederick Worth, Paul Poiret, Jacques Doucet, Madeleine Vionnet, Lanvin, Chanel, Dior, Yves Saint Laurent, Nina Ricci,  Christian Lacroix, Jean Paul Gaultier, Hussein Chalayan, Dries Van Noten,…

(2*) Betty Kirle: một nhà thiết kế thời trang và phục chế trang phục, phụ trách tại viện trang phục của bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Costume Institute of the Metropolitan Museum of Art), New York. Bà Betty Kirle đã có hai lần tiếp xúc trực tiếp với Madeleine Vionnet và thực hiện quyển sách “Madeleine Vionnet” – xuất bản vào năm 1991, một sản phẩm nghiên cứu tổng quan về cuộc đời, sự nghiệp và công trình sáng tạo với bias-cut của Vionnet.

(3*) Pamela Golbin: giám đốc phụ trách tại bảo tàng Nghệ Thuật Trang Trí (Museé des Arts Décoratifs), Paris. Là tác giả của quyển “Madeleine Vionnet” xuất bản vào năm 2009 và quyển “Valentino: Themes and Variations” xuất bản vào năm 2008.

(4*) Arnaud de Lummen: người đã hồi sinh thương hiệu Madeleine Vionnet từ năm 2006, sang tay qua nhiều chủ sở hữu và trở thành một doanh nhân chuyên “thức tỉnh” các thương hiệu di sản bị lãng quên.

 

Thực hiện bài viết: Xu

 

Cutting the Bias: Madeleine Vionnet

 

October 7, 2016

 
 

“When a woman smiles, then her dress should smile too” - Madeleine Vionnet, Vionnet Website. 

 

After the drop-waist, raised hem, sequin dresses of the 1920's appeared, fashion dictated that by 1930, the look would disappear. As one trend is born another must die. A big misrepresentation of history, is that all women during the 1920's had a cloche hat, bobbed hair, and wore 'flapper' dresses throughout their years as emancipated women. This is not true. Of course, these styles did appear, but they were often dominated by the upper-classes until fashions were disseminated down to the working-classes, appropriately adapted for correct social circumstance and income. Not every trend seen to personify an era, is adopted by all. 

 

1974.261a–c. Madeleine Vionnet wedding ensemble. Silk. c1929. The Metropolitan Museum of Art, New York. 

 

The 1920's brought about enormous social change for women. However, the 1930's were also a key turning point for women's fashions. The Wall Street Crash of 1929 ended the parties of the 20's years. After shorter styles were previously all the rage, the 1930's were dominated by a return to a sleek, elongated, romantic style, now synonymous with this era. Glamour and femininity, after years of masculine silhouettes and sporty fashions, were back. 

 

Madeleine Vionnet, Dress, c1935, Image Credit: The Red List


C.I.52.18.4. Madeleine Vionnet gowns. Rayon. c1938. The Metropolitan Museum of Art, New York. 

 

The 'Golden Era' of film had already started, with actresses such as Greta Garbo, Marlene Dietrich, and Rita Hayworth appearing on screen in long head-turning ensembles. Dresses were floor length, usually complimenting the curves of the female form. Fabrics were fluid, not tight to the body, waistlines normally started below the ribcage, with the waist and hips tight and small. Cowl necks, and small bolero capes were also popular. 

 

2009.300.3888. Madeleine Vionnet evening shawl. Silk. c1925. The Metropolitan Museum of Art, New York.

 

 

2009.300.2583a–c. Madeleine Vionnet gown. Silk. c1936. The Metropolitan Museum of Art, New York. 

 

One designer, known often as, the 'Architect of Fashion,' excelled during this period. Madeleine Vionnet, a French couturier who had trained at Kate Reilly, Callot Soeurs and  Jacques Doucet, reopened her fashion house in 1919, after previously closing before the start of World War One. 

 

 

C.I.52.18.3. Madeleine Vionnet gown. Silk, glass, metal. c1930-31. The Metropolitan Museum of Art, New York. 

 

Like Grès, (who you can read about here) Vionnet believed that fabric could only release its' full potential if it moved and flowed with the actions of the body. She was inspired by Grecian gowns, beginning to use the bias cut to shape the silhouettes of her dresses. 

 

Irene Castle in Madeleine Vionnet Dress, c1922, Image Credit: The Red List

 

Marion Morehouse and unidentified model in Madeleine Vionnet Dresses, photographed by Edward Steichen, c1930, Image Credit: The Red List

 

What is the Bias Cut? 

 

Vionnet used a dressmaking technique which at first startled her counterparts. It was ingenious; using a cutting technique previously used in creating collars. Bias cuts involve the diagonal cutting of fabric against the grain. This created the figure-hugging, draped, yet comfortable silhouette Vionnet became renowned for. Vionnet focused on seam arrangements and the cut of panels, working continuously with materials in order to gain the style and fit she envisaged. 

 

1982.422.8. Madeleine Vionnet. Silk. c1932. The Metropolitan Museum of Art, New York. 

PH.240-1985. Model wearing Vionnet evening gown with 'Brouette' by Oscar Dominguez. Man Ray. c1937. The Victoria and Albert, London. 

 

The orientation of the weft and warp threads is known as the grain. The bias grain is 45 degrees to the warp and weft threads. When we refer to something as being "cut on the bias," it means that the fabric's warp and weft threads are positioned at 45 degrees to the major seam lines of the garment. 

 

C.I.52.18.4. Madeleine Vionnet dress. Rayon. c1938. The Metropolitan Museum of Art, New York. 

 

 Vionnet was an innovative cutter who used miniature mannequins to pin fabric together to create her designs. To compliment her feminine silhouettes, Vionnet preferred to avoid complicated and busy textile prints, focusing on soft colours, beading, fringing, and application of subtle sequins and floral details. 

 

Vintage Fashion & Couture: From Poiret to McQueenAs Kerry Taylor writes in her text, , 'Vionnet liked to use chiffons, gauzes (crepe romaine, crepe marocain), satins, lace and velvets, that when cut on the cross, increased the stretch, but were also light and easy to wear and helped clothes to accentuate body lines.' (Taylor: 2013, 55)

Madeleine Vionnet gown, Crepe Romain Pajamas, photographed by George Hoyningen-Huene, c1931, Image Credit: The Red List.

Model wearing Madeleine Vionnet, c1927, Image Credit: The Red List

 

As well as becoming a successful couturier, Vionnet was also a responsible employer. By 1926 she had a workforce of 1200 people, providing free healthcare, dentistry, maternity-leave, and paid holidays for her workers. Throughout her life, she fought copyright battles, protecting the rights of the designer, signing her work, an action followed by several other couturiers. 

 

 

C.I.52.24.2a, b. Madeleine Vionnet gown. Cotton and metalics. c1939. The Metropolitan Museum of Art, New York. 

 

Vionnet was a shy woman who steered clear of the limelight. She was a mysterious yet enigmatic designer, who preferred to her designs do all of the talking. After various legal struggles, Vionnet's house went into liquidation and closed due to the onset of World War Two. 

 

Madeleine Vionnet with a toile, draping, c1923, Image Credit: The Red List 

 

Vionnet has inspired some of the greatest designers of the past twentieth century. She remains as a revolutionary designer who transformed the silhouette of the 1930's. Rather than following the trends, Vionnet stayed on her own path, sticking to her own company ethos and couture vision. Due to her reserved nature, she may not have obtained the same attention as some of her rivals, but this can never discredit both the importance and relevance of Vionnet's work. 

 

Photograph of Madeleine Vionnet, working at her Studio Avenue Montaigne, c1930, Image Credit: The Red List.

 

6 nguyên tắc trong kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet


 

Nhà may cao cấp của Madeleine Vionnet chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn giữa hai cuộc đại chiến thế giới (1919 – 1939), tuy nhiên di sản trí tuệ của bà là một công trình đồ sộ, làm thay đổi silhouette thời trang của thập niên 20 – 30 và đưa Vionnet trở thành nhà Couturier có tầm ảnh hưởng sâu sắc mang tính nền tảng cho nhiều thế hệ sau. Dù vậy, Madeleine Vionnet thường cho rằng mình chỉ là một thợ may, hoặc kỹ thuật viên thay vì là một nhà thiết kế thời trang.

 

Sau thời của Vionnet, rất nhiều nhà Couturier danh tiếng đã thừa hưởng thành quả sáng tạo của bà và biến chúng thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ mang dấu ấn riêng trong suốt sự nghiệp. Một số khác, những nhà nghiên cứu, trong suốt quá trình khám phá và phân tích kỹ thuật bias-cut của vị “Nữ hoàng”, đã cho ra đời nhiều chương trình thuyết giảng và tài liệu tham khảo có sức tác động lớn. Mặc dù vậy, không phải tất cả bí ẩn tạo nên nhữnng bộ trang phục vượt thời đại của Vionnet đều đã được giải mã.

“6 nguyên tắc Elegant Cutting của Vionnet” (1*)

Sandra Ericsion (2*), bằng quá trình nghiên cứu đầy tâm huyết của mình về Madeleine Vionnet, đã tổng hợp và phân chia thành 6 nguyên tắc Elegent Cutting (“6 Principles of Elegant Cutting”) để truyền đạt cho các học viên trên khắp thế giới của mình một cách bao quát và tường tận hơn về kỹ thuật bias-cut của Vionnet.

Nguyên tắc 1 – Cắt hình học

Vionnet cắt vải theo hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật và đặc biệt: 1/4 hình tròn. Một số trang phục thời kỳ đầu của Vionnet được cắt thẳng và thực hiện đường may trên các hạt thẳng (straight grain), sau đó được mặc theo chiều xéo (on the bias). Điển hình như mẫu handkerchief gown dưới đây, được tạo thành từ 4 mảnh hình chữ nhật giống nhau cắt theo chiều vải thẳng và mặc theo chiều hình thoi để tận dụng đặc tính buông rũ và mềm mại của bias.

Các mẫu gown có ảnh hưởng nhất của Vionnet được thực hiện bằng một mảnh vải 1/4 hình tròn, tạo cổ đổ, cổ chữ V hay ống tay áo. Một số khác chỉ xoay sở đơn giản với phần góc tam giác, tạo thành kiểu cổ yếm hoặc hai dây. Sau đó kết thúc bằng một đường may nối duy nhất như hình ảnh dưới đây:

Nhiều mẫu thiết kế được Vionnet tạo ra trong những năm 1930 được định hình bằng cách kết hợp từ các mảnh pattern hình học, mà chủ yếu là hình tam giác và hình thoi, để đạt được hiệu quả ôm nhẹ vào cơ thể của bias cut. Phương pháp này của Vionnet đã xây dựng nền tảng cho kỹ thuật bias cut hiện đại ngày nay, ứng dụng nhiều nhất trong các thiết kế thời trang cưới, dự tiệc, resort và cả những kiểu đầm váy ngày thường.

Nguyên tắc 2 – Trọng lượng

Trang phục của Vionnet sẽ không được mặc đúng như nó đã nếu không có đủ trọng lượng để kéo rũ chiều xéo của vải dọc theo cơ thể. Nguyên tắc trọng lượng vải thường được áp dụng trên một chiếc gown đủ dài (full-length gown). Một chiếc váy dài đến gối (knee-length dress) sẽ không đủ độ trì và căng để vải bám giữ vào cơ thể, trừ khi có những giải pháp làm tăng trọng lượng cho các loại vải nhẹ. Vionnet đã làm tăng độ kéo và nặng của vải bằng cách tích hợp các chi tiết làm tăng trọng lượng vào những thiết kế của mình.

Vionnet đã sử dụng nhiều ý tưởng khác nhau để áp dụng cho nguyên tắc trọng lượng và chưa bao giờ chỉ là trang trí đơn thuần như: xếp nếp, hoặc đính trang sức, hạt đá, lông thú, tua rua ở lai váy, phần chân váy và các rìa vải.

Nguyên tắc 3 – Bất kỳ vị trí nào cũng có thể kéo dài

Kéo dài – để xoắn, buột, quấn, xoáy. Hãy hình dung đến một chiếc váy yếm (halter dress) được tạo ra từ một mảnh vải dài, bao phủ toàn bộ thân trên bằng cách quấn và xoắn lại với một nút thắt trước ngực, sau đó vòng ra sau lưng và quay trở lại phía trước, như các kiểu twist dress phổ biến ngày nay. Các nếp gấp, xoắn và cách quấn đan chéo trông như một kiểu trang trí, nhưng thật ra là kết cấu quan trọng của cả mẫu thiết kế.

Nguyên tắc 4 – Thiết kế tích hợp closure

Closure là các chi tiết “đóng”, như nắp túi, nẹp cổ áo hay nẹp cửa quần. Với Vionnet, bà thích các chi tiết closure trở thành một phần gắn liền của thiết kế hơn là may nối vào sau đó. Thường, Vionnet mở rộng pattern thân trên để sử dụng như một cổ áo, choàng qua vai như một chiếc khăn choàng hay áo choàng.



Nguyên tắc 5 – Chi tiết trang trí đóng vai trò tạo silhouette

Nguyên tắc này áp dụng theo chiều vải thẳng. Như một thiết kế dưới đây, các đường xếp nếp đan chéo từ hai bên hông ngực gặp nhau tại một khu vực, tạo thành một mảng trang trí, vừa làm tăng trọng lượng, thu hẹp diện tích mở rộng của chân váy và định hình silhouette hình chữ nhật cho thiết kế T-shape dress này. Ý tưởng xếp nếp thành các hàng đều tăm tắp, được thực hiện trên mảnh vải thẳng và may cố định bằng các đường chạy dọc, tuy nhiên được mặc trên người theo chiều xéo của cơ thể và là một phần cấu trúc của bộ váy.

Vionnet cũng sử dụng kỹ thuật viền nổi hoặc thêu fagoting (may ghép các mảnh vải bằng phương pháp thêu/khâu mở) để ráp nối các mảnh pattern cắt vuông theo chiều vải thẳng, tuy nhiên áp dụng trên thiết kế theo chiều hình thoi (chiều vải xéo) để xây dựng kết cấu của bộ váy.


Nguyên tắc 6 – Chèn hoặc ghép mảnh để tạo ra một hình dáng riêng

Nguyên tắc này được áp dụng rất nhiều trong các mẫu thiết kế của Vionnet, cũng như ảnh hưởng đến phong cách thời trang của thập niên 30. Mảnh pattern với các góc cạnh hình học được kết hợp vào thân váy, cạnh được cắt theo chiều thẳng nhưng sử dụng theo chiều xéo (chiều bias), khiến chiếc váy này vừa vặn với phần eo hông mà không hề sử dụng các đường pen (darts) mà chúng ta thường biết ngày nay.

Có thể nhớ lại những bộ evening gown của thập niên 30 mà bất cứ ai trong lĩnh vực thời trang cũng từng biết đến qua các tài liệu phim, ảnh, tranh, sách. Các chi tiết ghép mảnh hình tam giác, hình thoi hay các dạng hình kỷ hà được áp dụng theo nguyên tắc này của Vionnet mà trong thế kỷ XXI, các thế hệ sau vẫn tiếp tục sử dụng nhưng đã lãng quên hoặc không hề biết đến ý nghĩa ban đầu của nó. Vấn đề này có thể gọi tên theo nhiều cách khác nhau từ ‘sao chép vô thức’ cho đến những cảm hứng từ ‘kỹ thuật cơ bản’. Nói chung, kỹ thuật cắt may và tư duy sáng tạo của Vionnet đã trở thành một nền tảng kiến thức hiển nhiên.

Ngoài 6 nguyên tắc trên, Sandra Ericson cũng giải thích và gợi ý một danh sách tên các loại vải cùng các tính chất phù hợp để có thể áp dụng tốt nhất cho kỹ thuật cắt của Vionnet như: những loại vải có số lượng sợi cân bằng, loại vải dệt thưa (thường không phải là loại tổng hợp), vải sợi xoắn, các loại chất liệu ít ma sát, độ ổn định thấp (các loại vải không giữ được cấu trúc dệt thoi quá tốt) và các loại chất liệu mềm nhẹ như rayon, lụa, len, crepe chiffon, crepe georgette (sợi xoắn cao), twills (vải dệt sọc chéo),lưới,…

Một điều khác cần lưu ý khi tìm hiểu và học hỏi phong cách thiết kế của Vionnet chính là: kiến thức về giải phẫu cơ thể người và Style Lines – có nghĩa là nơi thực hiện các đường nối, nên trùng với các hướng cơ để mang đến sự “giao tiếp” linh hoạt hơn giữa bộ trang phục và cơ thể. Trong tư duy sáng tạo của mình, Madeleine Vionnet nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc hình học ở cơ thể người từ đó áp dụng Style Lines để sáng tạo ra những mẫu thiết kế được ví như làn da thứ hai.

Các nguồn sách nghiên cứu về Madeleine Vionnet

Để tìm hiểu thêm những điều tuyệt vời về kỹ thuật bias-cut cũng như một số câu chuyện về sự nghiệp và phong cách cá nhân của Madeleine Vionnet, có hai quyển sách cùng tên, đặc biệt được Sandra Ericson cũng như giới chuyên môn gợi ý và đánh giá cao. Style Republik xin chia sẻ các thông tin cần thiết về sách, và bao gồm một vài chi tiết xoay quanh hai tác giả như sau:

Madeleine Vionnet by Pamela Golbin

Quyển sách “Madeleine Vionnet” chính thức ra mắt vào ngày 8/9/2009 bởi nhà xuất bản Rizzoli, được biên tập và một số phần được viết bởi Pamela Golbin – Giám Đốc Phụ Trách (Chief Curator) tại bảo tàng Thời Trang & Dệt May (3*) tại Paris. Đây là một quyển sách ảnh được chụp riêng bởi nhiếp ảnh gia Patrick Gries, giới thiệu những thiết kế độc đáo và bản vẽ phác thảo gốc của Madeleine Vionnet. Quyển sách minh họa về cuộc đời và sự nghiệp của Madeleine Vionnet theo niên đại, cùng với những bức ảnh được đặc biệt lưu giữ bởi Madeleine Vionnet và chưa từng được biết đến trước đây. Trong sách, Pamela Golbin còn trình bày những bức được chụp bởi nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng của những năm 1920 – 1930 như Baron George Hoyningen – Huene (1900 – 1968) và Horst Paul Albert Bohrmann (1906 – 1999).


Pamela Golbin cũng chính là tác giả của quyển sách Valentino: Themes and Variations – xuất bản vào 9/9/2008. Không chỉ nổi tiếng trong ngành công nghiệp thời trang, Pamele Golbin còn là chuyên gia hàng đầu trong thời trang đương đại, với kiến thức lịch sử rộng lớn về các lĩnh vực văn hóa và thiết kế, đã tổ chức nhiều sự kiện triển lãm mang tính bước ngoặt. Ngoài xuất bản sách và làm việc tại bảo tàng, Pamele Golbin còn thường xuyên được mời thuyết trình ở khắp nơi trên thế giới.

Madeleine Vionnet by Betty Kirke

Quyển “Madeleine Vionnet” xuất hiện lần đầu tiên từ năm 1991 bởi nhà xuất bản Chronicle Books, được thực hiện bởi Betty Kirke – một nhà thiết kế thời trang và phục chế trang phục, cựu nhân viên phụ trách tại Costume Institute của bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art), New York.

“Madeleine Vionnet” by Betty Kirke có lợi tựa được viết bởi nhà thiết kế Issey Miyake. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, gồm hơn 400 bức ảnh, bản phác thảo nét và màu nước, cùng 38 patterns mà tác giả Betty Kirke đã tái tạo lại trong suốt quá trình nghiên cứu tỉ mỉ các thiết kế gốc của Vionnet. Betty Kirke bắt đầu ngưỡng mộ Madeleine Vionnet khi lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc evening gown mà Vionnet đã thực hiện vào năm 1917, trong lúc đang làm việc ở phòng trưng bày, tại sự kiện triển lãm mang tên “Inventive Clothing, 1909-1939”, tổ chức bởi bảo tàng nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art) vào năm 1973.

Betty Kirke đã có hai lần gặp gỡ và trò chuyện với Madeleine Vionnet, lúc bà đã 97 tuổi. Vionnet khi đó trao cho Betty Kirke một số trang phục, nhiều trong số đó lấy cảm hứng từ những chiếc bình cổ của Hy Lạp và những chiếc đầm gown được sáng tạo bằng các kỹ thuật quấn, xoáy, xoắn và thắt buột. Từ những bộ trang phục mượn được từ Vionnet, bà Betty Kirke đã tạo ra những mẫu thử bằng vải muslin, ngày nay thường gọi là toiles.


Theo Betty Kirke, trên thực tế, không dễ dàng tìm ra cách để mặc được ngay một vài thiết kế của Vionnet. Phải mất một khoảng thời gian để khám phá nguyên lý “đóng mở” và khoác bộ váy vào người sao cho đúng cách. Bà Kirke đã cống hiến 30 năm để giải mã những bí ẩn trong kỹ thuật thiết kế của Madeleine Vionnet. Theo Betty Kirke, thứ cảm giác tuôn chảy và nhẹ nhàng ôm ấp lấy cơ thể đó. Lúc đương thời, không ai may trang phục như Vionnet và ngày nay, không ai thực sự tạo ra được những mẫu quần áo như Vionnet đã làm.

Quyển “Madeleine Vionnet” là nghiên cứu cuối cùng của Betty Kirke. Bà mất vào tháng 2/2016. Hiện nay, mọi câu hỏi hoặc đề nghị liên quan đến quyển sách “Madeleine Vionnet” của Betty Kirke, cần liên hệ đến địa chỉ email của Anne Bissonnette:  anne.bissonnette@ualberta.ca

Chú thích:

(1*) Phần nội dung “6 nguyên tắc Elegant Cutting của Vionnet” trong bài viết này được trích lược, chuyển ngữ và biên tập lại từ hai bài blog của witness2fashion, được tác giả thực hiện sau khi tham dự buổi thuyết giảng vào tháng 11/2010 của Sandra Ericson – người sáng lập Center for Pattern Design (bang Oregon, Mỹ), về kỹ thuật bias-cut của Madeleine Vionnet. Theo tác giả của Witness2fashion, bài thuyết giảng của Sandra Ericson cung cấp một nguồn kiến thức tốt nhất, được minh họa một cách sinh động và bao gồm các bản sao từ mẫu thiết kế của Vionnet (thực hiện bởi chính Sandra Ericson) để các học viên hình dung và hiểu rõ hơn về tài năng tuyệt vời của Vionnet.

Chân thành biết ơn Witness2fashion đã chia sẻ và trình bày thật chi tiết về những gì tác giả tích lũy được qua bài giảng của Sandra Ericson. Mọi sai sót xảy ra đều do người viết bài này đã không đủ kỹ năng diễn đạt và dịch thuật, mong bạn đọc lượng thứ.

(2*) Sandra Ericson đã dạy thiết kế thời trang, thiết kế pattern và các khóa học dệt tại trường cao đẳng thành phố San Francisco – City College of San Francisco (CCSF) trong 31 năm. Năm 2006, bà đã thành lập  Center for Pattern Design (CFPD) với các khóa học nâng cao về cắt, draping, pattern, textile và dựng cấu trúc (construction).

(3*) Bảo tàng Thời Trang & Dệt May (Fashion and Textiles Museum) thuộc khu bảo tàng Louvre – hệ thống bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới và là một tượng đài lịch sử của Paris, Pháp. Bảo tàng này hiện lưu giữ bộ sưu tập bias-cut lớn nhất của Vionnet trên toàn thế giới.

Nguồn tham khảo:

Biased in favor of vionnet part 1 & 2 – witness2fashion

Pamela Golbin talks Chanel rival Vionnet – miaminewtimes

Bias cut technique – heroine

Bettykirke.com

Ảnh bìa:

The House of Vionnet 1918 – Một căn phòng được tái hiện lại trong sự kiện triển lãm “Décor de la vie en 1900-1925” tại bảo tàng Nghệ Thuật Trang Trí & Thiết Kế (Musée des Arts Décoratifs) vào năm 1937 – Nguồn ảnh: Musée des Arts Décoratifs, Paris

Thực hiện bài viết: Xu


Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

'Đời sợi' - lịch sử 30.000 năm vải vóc Duong Tan Huy gửi lúc 16-01-2025 14:02:43

Nguồn gốc sự ra đời của chiếc máy may hay còn gọi là máy khâu gia đình. Duong Tan Huy gửi lúc 08-01-2025 19:06:49

‘Ngôi sao mới nổi’ khiến TikTok Shop nguy cơ mất vị thế: Mới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào 'chiến trường' TMĐT 150 tỷ USD tại Đông Nam Á Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:26:21

Hơn 7.300 siêu thị Mỹ đóng cửa năm 2024: Cuộc đại khủng hoảng của ngành bán lẻ khi số cửa hàng ngừng hoạt động cao nhất 4 năm Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:12:40

Miễn phí trả hàng mua online tác động tiêu cực tới môi trường thế nào Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:52:56

Kiếm triệu USD từ tân trang quần áo giảm phát thải môi trường Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:49:03

Công ty Mỹ tìm cách làm quần áo giá bình dân Duong Tan Huy gửi lúc 01-01-2025 14:15:56

Malcom McLean - Làm đảo lộn nền thương mại thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 31-12-2024 08:56:03

Nỗi đau của H&M: Khách hàng nói 'không yêu cũng chẳng ghét', đang tìm đủ mọi cách để giúp thương hiệu 'ngầu' trở lại Duong Tan Huy gửi lúc 25-12-2024 09:55:39

Những thiết kế thời trang bán chạy năm 2024 Duong Tan Huy gửi lúc 22-12-2024 13:30:36

Giảm doanh số 3 quý liên tiếp, Nike hạ giá thấp hơn đối tác bán buôn để dọn hàng tồn kho: Chiến lược ‘uống thuốc độc để giải khát’ Duong Tan Huy gửi lúc 21-12-2024 14:42:39

Tại sao người Hàn Quốc thích áo phao dài? Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 11:12:14

Campuchia kỳ vọng đơn hàng giày dép và sản phẩm du lịch sẽ tăng 30% vào năm 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 07:58:44

Ông chủ hãng thời trang danh tiếng Mango đột ngột qua đời Duong Tan Huy gửi lúc 15-12-2024 13:04:21

Hành trình của một thanh niên lông bông tới tỉ phú giàu nhất Nhật Bản, chủ đế chế thời trang Uniqlo: 7 nguyên tắc xuyên thời gian! Duong Tan Huy gửi lúc 02-12-2024 09:31:10

Nổi tiếng nhờ vị founder yêu từ thiện, hãng thời trang 50 năm tuổi khủng hoảng vì doanh số không tăng, nhân viên vỡ mộng Duong Tan Huy gửi lúc 29-11-2024 13:44:12

Áp lực kế nghiệp gia đình của Gen Z Duong Tan Huy gửi lúc 28-11-2024 17:44:25

CEO công ty mẹ Uniqlo: ‘Chúng tôi sẽ không chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc’ Duong Tan Huy gửi lúc 26-11-2024 09:45:06

Prada tham gia thiết kế trang phục cho các phi hành gia đi bộ trên Mặt Trăng Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:47:59

Nước mắt của Bernard Arnault: Từ người giàu nhất thế giới đến tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm, bốc hơi 37 tỷ USD chỉ vì Trung Quốc, liệu hàng xa xỉ có hết thời? Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:08:16

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 21
Day: 159
Week: 1510
Visitors: 1221768