Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Cách tỷ phú Tadashi Yanai giúp Uniqlo vượt qua đại dịch
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Cách tỷ phú Tadashi Yanai giúp Uniqlo vượt qua đại dịch

Trong lúc đại dịch khiến nhiều thương hiệu thời trang phá sản và các đối thủ chính lên kế hoạch đóng bớt cửa hàng, Uniqlo vẫn làm ăn ổn.

Trong buổi trả lời phỏng vấn gần đây với Nikkei Asia, ông Tadashi Yanai, Chủ tịch kiêm CEO Fast Retailing, công ty mẹ của Uniqlo xuất hiện với chiếc khẩu trang. Ông mặc sơ mi trắng, bên ngoài khoác chiếc áo mỏng tối màu. Ông sải bước vào phòng họp, nơi được trang trí bằng một bản đồ thế giới phức tạp và một bức thư pháp Nhật Bản được đóng khung có nội dung "Số một thế giới".

Được Forbes xếp hạng là người giàu nhất Nhật Bản, Yanai có lẽ có thể mua những bộ quần áo đắt tiền hơn bộ ông đang mặc. Nhưng ông ấy đã làm giàu như một người truyền bá cho trang phục đời thường. Ngày nay, hầu như không thể tìm thấy bất kỳ ai ở Nhật Bản chưa từng mua sắm đồ của Uniqlo. Cùng với đó, công ty đã trụ vững qua mùa dịch khi nhiều hãng bán lẻ thời trang khác lao đao.

Ông Tadashi Yanai, Chủ tịch kiêm CEO Fast Retailing. Ảnh: Nikkei Asia.

Ông Tadashi Yanai, Chủ tịch kiêm CEO Fast Retailing. Ảnh: Nikkei Asia.

Quần áo 'thực dụng' phát huy

"Trang phục bình thường có thể mặc mọi lúc, mọi nơi, bất cứ ai, một cách tự do", ông viết trong cuốn tự truyện năm 2003. "Nếu chúng tôi có thể bán số lượng lớn quần áo bình thường cho cả nam và nữ, đó sẽ là một thành công lớn", đó là kim chỉ nam của ông từ những năm 1980, khi ông mở cửa hàng Uniqlo thứ tư.

Thương hiệu này đã có hơn 2.200 cửa hàng kể từ đó. Uniqlo đã khai thác sức mạnh của chuỗi sản xuất toàn cầu và con mắt nhìn xa trông rộng về xu hướng tiêu của người tiêu dùng để trở thành nhà bán lẻ quần áo lớn thứ ba thế giới.

"Đã qua rồi cái thời mà mọi người nỗ lực hết mình để làm giàu cho cuộc sống vật chất", ông nói, "Không giống như những lần trước, khi mọi người ăn mặc để gây ấn tượng với người khác, giờ đây mọi người muốn những bộ quần áo cho phép họ sống một lối sống chất lượng cao".

Với quan điểm này, dòng sản phẩm LifeWear của công ty hóa ra lại trở nên đặc biệt phù hợp với đại dịch năm nay: khẩu trang thoáng khí, quần thể thao thân thiện với môi trường cách ly... Công ty đang tiếp thị các sản phẩm "làm việc tại nhà" trên các trang web và quảng cáo của mình.

"Covid-19 là một cuộc khủng hoảng lớn đối với các công ty trên toàn thế giới, nhưng nó cũng là một cơ hội lớn", ông nói với Nikkei Asia. "Các công ty thành công luôn thoát khỏi khủng hoảng".

Khẩu trang AIRism là biểu tượng thành công và dễ nhận biết nhất của Uniqlo. Thực tế, ông Yanai từng quyết liệt chống lại ý tưởng đẩy mạnh mặt hàng khẩu trang. "Chúng tôi sẽ đóng góp vào cuộc chiến chống Covid-19 thông qua quần áo, thay vì khẩu trang", ông nói lúc ban đầu. Nhưng cuối cùng, vì nhu cầu quá lớn, khẩu trang trở thành sản phẩm chủ lực của dòng LifeWear.

Gây tiếng vang lớn ngay khi ra mắt vào tháng 6 tại Nhật Bản, những chiếc khẩu trang cũng đóng một vai trò trong việc thu hút khách hàng quay lại các cửa hàng của Uniqlo. Nhiều người đã xếp hàng hàng giờ để mua chúng. Cuối cùng, Yanai thừa nhận Covid-19 là trung tâm mối quan tâm của người tiêu dùng. "Các biện pháp an toàn là cách tốt nhất để thu hút khách hàng", ông nói.

Covid-19 đã không tử tế với các nhà bán lẻ quần áo. Brooks Brothers, J-Crew và J.C. Penney nằm trong số hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản.

Fast Retailing cũng đã buộc phải đóng cửa các cửa hàng trên toàn thế giới, khiến doanh số bán hàng giảm gần 40% trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 5. Doanh thu của công ty trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8 được dự báo đạt tổng cộng 1.900 tỷ yen (17,9 tỷ USD), giảm 13% so với năm trước.

Nhưng Uniqlo đã được cứu bởi những khách hàng của họ, những người kiên trì tiếp tục mua sắm, bất chấp rủi ro. "Tôi đã mua rất nhiều quần áo Uniqlo và các thương hiệu liên quan trong năm nay", Akari Ono, 27 tuổi, cho biết khi mua váy mặc nhà tại một cửa hàng Uniqlo ở Harajuku, Tokyo, vừa khai trương vào tháng 6. Các thương hiệu "có giá cả hợp lý và chúng đặc biệt hữu ích vì tôi đã không ra ngoài nhiều trong năm nay", cô nói.

Vào tháng 6, doanh số Uniqlo tại Nhật Bản, bao gồm cả thương mại điện tử, đã tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số hàng tháng tăng trưởng 10% tính đến tháng 9. Yanai vẫn tin tưởng vào các cửa hàng vật lý, bất chấp trải nghiệm khó khăn trong năm nay.

Nhưng ông vẫn thấy có chỗ để pha trộn hai mô hình. Thành công của cửa hàng tại Harajuku cũng là một phần trong kế hoạch tiếp tục mở rộng các cửa hàng vật lý kết hợp với kỹ thuật số. Cửa hàng này có hơn 200 màn hình hiển thị các gợi ý về phong cách và các sản phẩm được bán tại chỗ lẫn trực tuyến.

Nhiều thương hiệu thời trang đã bị đại dịch "thúc" phải đẩy nhanh tốc độ chuyển sang số hóa và đóng cửa các cửa hàng truyền thống, bao gồm cả các đối thủ toàn cầu của Fast Retailing là Inditex, công ty mẹ của Zara, và H&M.

Doanh thu hàng quý của Inditex đã giảm tới 44% trong năm nay, trong khi H&M giảm tới 50%. Inditex gần đây đã công bố kế hoạch giảm khoảng 700 cửa hàng. H&M cũng có kế hoạch giảm 250 cửa hàng vào năm 2021. Trong khi đó, Uniqlo vẫn chưa thông báo về việc đóng cửa. Số lượng cửa hàng của họ thực sự đã tăng kể từ giữa năm 2019.

Sức mạnh nền tảng về giá

Cuộc sống của ông Yanai chưa bao giờ rời xa ngành bán lẻ. Sau một thời gian ngắn làm việc tại Aeon sau khi tốt nghiệp, năm 1972, ông chuyển đến công ty quần áo do cha mình thành lập ở tỉnh Yamaguchi. Ông mở cửa hàng Uniqlo đầu tiên vào năm 1984, và mở cửa hàng đầu tiên ở Tokyo vào năm 1998.

Khi đó, Uniqlo chỉ đơn thuần đại diện cho quần áo giá rẻ. Nhưng chỉ có vậy cũng đủ để giúp doanh thu tăng 5 lần từ năm 1998 đến năm 2001. Takahiro Kazahaya, Nhà phân tích tại Credit Suisse Securities, cho biết kể từ những ngày đầu thành lập, thế mạnh của Fast Retailing là luôn định giá hợp lý cho các mặt hàng cơ bản.

Ông Yanai đã "đặt ra một sứ mệnh rõ ràng cho công ty là cung cấp quần áo rẻ hơn và tiện dụng hơn cho mọi người ở mọi lứa tuổi và đã, đang làm những gì cần thiết để đạt được điều đó".

Bí mật về sức mạnh định giá của Uniqlo một phần là nhờ đặt hàng số lượng lớn với ngành dệt may. Điều đó cho phép công ty làm việc với các nhà sản xuất chặt chẽ hơn, để sản xuất hàng loạt các vật liệu độc quyền với giá thấp. "Hầu hết nhà sản xuất hàng may mặc chỉ yêu cầu chúng tôi làm mọi thứ với chi phí thấp. Nhưng ông Yanai hỏi chúng tôi những gì chúng tôi cần để làm những điều ông ấy muốn", một công ty dệt may Nhật Bản nói với Nikkei.

Theo nhà phân tích Kazahaya, sự cân bằng của chất lượng và giá cả đã được người tiêu dùng đón nhận, giúp thương hiệu này gia tăng thị phần chủ yếu ở châu Á. Điều này cũng không đổi khi đại dịch diễn ra. Thậm chí, dù người tiêu dùng toàn cầu có kén chọn hơn thì Fast Retailing "vẫn có thể phát triển thành một trong những người chiến thắng".

Takahiro Saito, CEO công ty tư vấn bán lẻ thời trang Demand Works cho biết Uniqlo tạo ra một mạng lưới rộng lớn, nhắm mục tiêu đến khách hàng ở mọi lứa tuổi và phong cách sống, có nghĩa là "thị trường tiềm năng dài hạn lớn hơn đối với Uniqlo so với Zara". Cuối cùng, ông cho rằng Uniqlo sẽ có đủ khả năng để trở thành số một toàn cầu về doanh thu, nhưng vẫn kém Zara về lợi nhuận.

Công ty mẹ Zara - Inditex - đã tạo ra doanh thu 31,5 tỷ USD và lợi nhuận ròng 4 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 1/2020, trong khi Fast Retailing có doanh thu 20,7 tỷ USD và lợi nhuận ròng 1,4 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2019.

Khi ngày càng nhiều người tiêu dùng chuyển sang mua hàng trực tuyến, Uniqlo đang gặp bất lợi so với Zara trong cuộc đua tạo ra lợi nhuận. Các mặt hàng của Uniqlo rẻ hơn so với sản phẩm của Zara. Thương mại điện tử của Uniqlo chiếm 11% doanh số bán lẻ nhanh năm tài chính kết thúc vào tháng 8/2019. Đối với Inditex, thương mại điện tử chiếm 14% tổng doanh thu trong năm tài chính 2019.

Tiếp tục chuyển mình

Theo ông Yanai, sẽ có một số điều chỉnh đối với các cửa hàng thực khi phải đối mặt với đại dịch. Tại Nhật Bản, thị trường lớn nhất của Uniqlo, khoảng một phần ba trong số hơn 800 cửa hàng sẽ được "đổi mới" về thiết kế hoặc địa điểm.

"Một trong những thay đổi lớn trong lối sống của người tiêu dùng là họ mua sắm ở các khu vực lân cận", ông nhận xét và nói thêm rằng nhiều cửa hàng hơn có thể chuyển từ các trung tâm bán lẻ đến các khu dân cư nông thôn.

Fast Retailing đã khẳng định việc trở thành một "ngành bán lẻ tiêu dùng kỹ thuật số mới" trong những năm gần đây, với nỗ lực đầy tham vọng nhằm số hóa và chuyển đổi tất cả các bộ phận trong chuỗi cung ứng của mình. Những mục tiêu đó "phải tăng tốc, có hoặc không có Covid-19," Yanai thừa nhận.

Kể từ khi công ty mở một nhà kho tự động để bán hàng thương mại điện tử ở quận Ariake (Tokyo) vào năm 2018, nó đã xây nhà kho thứ hai ở Nhật Bản trong năm nay. Họ cũng đang có kế hoạch mở các kho tương tự ở các thị trường khác.

Phiên An (theo Nikkei Asia)


Vì sao công ty mẹ Uniqlo trụ vững trong Covid-19

Fast Retailing từng thiệt thòi khi phụ thuộc vào Trung Quốc và ít hiện diện tại Mỹ, nhưng trong đại dịch, đây lại là điều may mắn.

Đại dịch đang hủy hoại ngành thời trang toàn cầu, khiến các hãng mất hàng trăm tỷ USD doanh thu và đẩy nhiều tên tuổi như J.Crew vào cảnh phá sản. Dù không công ty thời trang lớn nào thoát được vòng xoáy đó, Fast Retailing (Nhật Bản) - công ty mẹ của Uniqlo lại có vị thế khá vững chắc so với các đối thủ trong cuộc khủng hoảng này.

Tất cả là nhờ những khách hàng trung thành, như Niu Ran - một nhân viên IT 25 tuổi tại Trung Quốc. Tủ đồ của anh đều là đồ cơ bản của Uniqlo, từ áo phông đến tất. Anh cũng dự định mua thêm đồ sau đại dịch. "Tôi thích đồ Uniqlo vì nó dễ kết hợp và chất lượng tốt", anh cho biết khi đang đợi thử đồ tại một cửa hàng của Uniqlo tại Wangfujing - phố mua sắm của Bắc Kinh, "Nó thỏa mãn tất cả nhu cầu của tôi, nên tôi không cần phải bỏ thời gian đi đâu nữa cả".

Khách hàng chờ thanh toán tại một cửa hàng của Uniqlo ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Khách hàng chờ thanh toán tại một cửa hàng của Uniqlo ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Trung Quốc là thị trường đầu tiên phải phong tỏa vì đại dịch. Tuy nhiên, lệnh hạn chế đi lại đã được gỡ bỏ từ tháng 3. Nền kinh tế lớn nhì thế giới được dự báo hồi phục nhanh hơn các nước khác. Các thị trường khác ở châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, cũng thành công hơn nhiều so với phương Tây về mặt kiểm soát đại dịch.

Trái lại, các đối thủ của Fast Retailing tập trung vào thị trường Mỹ như Gap, châu Âu như Inditex (công ty mẹ Zara) và H&M được dự báo kinh doanh khó khăn trong thời gian dài. GlobalData dự báo thị trường thời trang toàn cầu sẽ mất 297 tỷ USD năm nay do đại dịch. Gần một nửa số đó thuộc thị trường Mỹ.

"Châu Á hồi phục nhanh hơn khi người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu hơn. Việc này sẽ có lợi cho các công ty có hiện diện lớn ở châu Á", Honor Strachan - nhà phân tích bán lẻ tại GlobalData cho biết, "Tại các thị trường bão hòa như châu Âu, Mỹ và Canada, chúng tôi dự báo đà hồi phục sẽ lâu hơn".

Dưới sự lãnh đạo của tỷ phú giàu nhất Nhật Bản Tadashi Yanai, Fast Retailing đã tích cực mở rộng tại Trung Quốc với 750 cửa hàng Uniqlo hiện tại - gần tương đương tại Nhật Bản. Trong 2.260 cửa hàng của hãng trên toàn cầu, chỉ 51 đặt tại Mỹ. Việc ít hiện diện tại thị trường thời trang lớn nhất thế giới từ lâu được coi là gót chân Asin của hãng. Tuy nhiên, hiện tại đây lại là điều may mắn.

Châu Á đóng góp khoảng ba phần tư doanh thu hàng năm cho Uniqlo. Riêng thị trường Trung Quốc chiếm 20%.

Strachan cho biết dù H&M và Inditex cũng là một trong những tên tuổi tích cực tại thị trường này, châu Á và châu Đại dương chỉ đóng góp 15% doanh thu hàng năm cho H&M. Còn với Zara, mảng Châu Á và các thị trường còn lại đóng góp 23%.

Uniqlo nổi tiếng với nhiều sản phẩm tiện lợi, mặc được lâu, trong nhiều hoàn cảnh và giá cả phải chăng. Theo giới phân tích, điều này hợp với những người tiêu dùng mất việc làm hoặc có nguy cơ mất việc hơn là quần áo hợp thời trang của Zara và H&M. "Chất lượng đồ khá tốt và thiết kế cũng cơ bản", Jiang Xin - nhân viên một công ty Internet tại Bắc Kinh nhận xét về sản phẩm của Uniqlo.

Dù tháng 4, Fast Retailing cảnh báo lợi nhuận hoạt động có thể giảm 44% trong tài khóa này, các nhà phân tích dự báo hãng sẽ phục hồi nhanh do các thị trường chủ chốt không chịu tác động từ làn sóng lây nhiễm thứ hai. Với phần lớn sản phẩm có kiểu dáng cơ bản, Giám đốc Tài chính Takeshi Okazaki kỳ vọng "sẽ dần bán hết hàng tồn kho trong 18 tháng tới".

Tốc độ tăng trưởng nhanh đã giúp Fast Retailing tiến gần H&M - hãng bán lẻ lớn thứ nhì thế giới về doanh thu. Năm ngoái, công ty Nhật còn đạt lợi nhuận cao hơn, với 1,5 tỷ USD. Trong khi H&M đạt 1,4 tỷ USD. Dù vậy, Fast Retailing chỉ đạt doanh thu 21 tỷ USD - thấp hơn 3 tỷ USD.

Và dù doanh thu còn kém xa 31 tỷ USD của Inditex. Mục tiêu lâu dài của Yanai vẫn là đưa Fast Retailing trở thành hãng bán lẻ số một thế giới. Vài năm gần đây, mục tiêu này ngày càng khả thi.

Tuy nhiên, giới phân tích cho biết để đạt được điều này, Uniqlo vẫn cần tăng thị phần ở Mỹ. Tức là họ cần nhiều sản phẩm thời trang hơn để cạnh tranh tại đây. "Họ vẫn cần một cách để cạnh tranh tại Mỹ", Michael Allen - nhà phân tích tại Jefferies cho biết, "Cuộc khủng hoảng hiện tại không thay đổi được công thức này đâu".

Hà Thu (theo Reuters)

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

'Đời sợi' - lịch sử 30.000 năm vải vóc Duong Tan Huy gửi lúc 16-01-2025 14:02:43

Nguồn gốc sự ra đời của chiếc máy may hay còn gọi là máy khâu gia đình. Duong Tan Huy gửi lúc 08-01-2025 19:06:49

‘Ngôi sao mới nổi’ khiến TikTok Shop nguy cơ mất vị thế: Mới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào 'chiến trường' TMĐT 150 tỷ USD tại Đông Nam Á Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:26:21

Hơn 7.300 siêu thị Mỹ đóng cửa năm 2024: Cuộc đại khủng hoảng của ngành bán lẻ khi số cửa hàng ngừng hoạt động cao nhất 4 năm Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:12:40

Miễn phí trả hàng mua online tác động tiêu cực tới môi trường thế nào Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:52:56

Kiếm triệu USD từ tân trang quần áo giảm phát thải môi trường Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:49:03

Công ty Mỹ tìm cách làm quần áo giá bình dân Duong Tan Huy gửi lúc 01-01-2025 14:15:56

Malcom McLean - Làm đảo lộn nền thương mại thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 31-12-2024 08:56:03

Nỗi đau của H&M: Khách hàng nói 'không yêu cũng chẳng ghét', đang tìm đủ mọi cách để giúp thương hiệu 'ngầu' trở lại Duong Tan Huy gửi lúc 25-12-2024 09:55:39

Những thiết kế thời trang bán chạy năm 2024 Duong Tan Huy gửi lúc 22-12-2024 13:30:36

Giảm doanh số 3 quý liên tiếp, Nike hạ giá thấp hơn đối tác bán buôn để dọn hàng tồn kho: Chiến lược ‘uống thuốc độc để giải khát’ Duong Tan Huy gửi lúc 21-12-2024 14:42:39

Tại sao người Hàn Quốc thích áo phao dài? Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 11:12:14

Campuchia kỳ vọng đơn hàng giày dép và sản phẩm du lịch sẽ tăng 30% vào năm 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 07:58:44

Ông chủ hãng thời trang danh tiếng Mango đột ngột qua đời Duong Tan Huy gửi lúc 15-12-2024 13:04:21

Hành trình của một thanh niên lông bông tới tỉ phú giàu nhất Nhật Bản, chủ đế chế thời trang Uniqlo: 7 nguyên tắc xuyên thời gian! Duong Tan Huy gửi lúc 02-12-2024 09:31:10

Nổi tiếng nhờ vị founder yêu từ thiện, hãng thời trang 50 năm tuổi khủng hoảng vì doanh số không tăng, nhân viên vỡ mộng Duong Tan Huy gửi lúc 29-11-2024 13:44:12

Áp lực kế nghiệp gia đình của Gen Z Duong Tan Huy gửi lúc 28-11-2024 17:44:25

CEO công ty mẹ Uniqlo: ‘Chúng tôi sẽ không chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc’ Duong Tan Huy gửi lúc 26-11-2024 09:45:06

Prada tham gia thiết kế trang phục cho các phi hành gia đi bộ trên Mặt Trăng Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:47:59

Nước mắt của Bernard Arnault: Từ người giàu nhất thế giới đến tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm, bốc hơi 37 tỷ USD chỉ vì Trung Quốc, liệu hàng xa xỉ có hết thời? Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:08:16

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 73
Day: 243
Week: 1588
Visitors: 1222030