Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Tỷ phú giàu nhất ngành thời trang: Sở hữu 75 thương hiệu đình đám, tài sản gần gấp đôi Warren Buffett
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Tỷ phú giàu nhất ngành thời trang: Sở hữu 75 thương hiệu đình đám, tài sản gần gấp đôi Warren Buffett


Tỷ phú với biệt danh “sói già mặc cashmere”

Nhắc đến Bernard Arnault, Chủ tịch và CEO của LVMH, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một doanh nhân đầy tham vọng và quyết liệt. Arnault luôn tìm mọi cách để đạt được mục tiêu và sẵn sàng sa thải các nhân sự cao cấp. Những thương vụ thâu tóm đình đám trong ngành thời trang khiến tên tuổi của vị tỷ phú này trở thành nỗi sợ hãi của nhiều đối thủ kinh doanh. Ông thậm chí được biết tới với biệt danh “sói già mặc cashmere” (cashmere là loại vải dành cho giới thượng lưu).

Bernard Arnault sinh năm 1949 tại thành phố Roubaix, Pháp. Cha của ông là một doanh nhân và ngay từ nhỏ Arnault đã tỏ ra rất hứng thú với công việc kinh doanh.

Sau khi tốt nghiệp bằng kỹ sư tại ngôi trường danh tiếng Ecole Polytechnique nước Pháp năm 1971, ông theo cha quản lý công ty xây dựng dân dụng của gia đình ở tuổi 25. Chỉ trong một thời gian ngắn, Arnault đã giúp cha tạo ra những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp này. Tuy nhiên, sau đó ông thuyết phục cha bán công ty và tập trung hoàn toàn vào bất động sản.

ty-phu-4-1622335464-9791-1628035038.jpg

Bernard Arnault, Chủ tịch và CEO của LVMH nổi tiếng với hàng loạt thương vụ thâu tóm đình đám. Ảnh: Bloomberg

Vào năm 1984, khi Chính phủ Pháp tìm kiếm người mua lại Boussac, công ty sản xuất tã giấy và dệt đã bị phá sản, Arnault nhận thấy ngay đó là một cơ hội vàng. Boussac không có giá trị, điều mà ông thèm muốn là nhãn hàng thời trang và trang sức Christian Dior mà Boussac sở hữu cổ phần.

Bernard Arnault hiểu rằng nhãn hiệu Christian Dior rất được coi trọng trên thế giới và bởi thế ông quyết định sử dụng lợi thế đó để chuyển sang kinh doanh các mặt hàng cao cấp. Arnault bỏ ra 15 triệu USD tiền túi và thuyết phục được hãng đầu tư của Pháp Lazard Frères rót thêm 80 triệu USD để tài trợ cho vụ thâu tóm Boussac.

Tiếp đó, ông dùng 400 triệu USD thu được từ việc bán các tài sản của Boussac, cùng với số vốn vay từ Lazard để thực hiện mục tiêu tiếp theo - thâu tóm cổ phiếu của LVMH .

Lợi dụng lúc nội bộ lãnh đạo LVMH tranh giành quyền lực, ông đã đứng về phía Henri Racamier, Chủ tịch Louis Vuitton và mượn tay ông này loại bỏ Alain Chevalier, đứng đầu Moet-Hennessy. Sau đó, ông thông qua hàng loạt vụ tranh chấp tại tòa án để sửa đổi luật pháp địa phương nhằm mở đường thâu tóm LVMH. Cuối cùng, Arnault thâu tóm thành công LVMH vào năm 1990.

Quá trình nuốt chửng LVMH của Arnault được xem là một trong những thương vụ thâu tóm cam go nhất trong lịch sử doanh nghiệp Pháp và khiến cho Arnault trở nên nổi tiếng vì sự quyết liệt và không khoan nhượng của mình. Giới kinh doanh càng kính sợ ông sau hàng loạt vụ sa thải các nhà điều hành cấp cao tại LVMH, kể từ khi ông lên nắm quyền.

Sau khi tiếp quản công ty, Arnault đã giúp LVMH "lột xác" với lối thiết kế sáng tạo, phá cách, trái với hình ảnh già cỗi và vô vị của 20 năm về trước.

Để bành trướng LVMH, ông cũng tìm mọi cách thâu tóm những thương hiệu nổi tiếng khác. Trong suốt thập niên 1990, Arnault bỏ ra hàng tỷ USD để mua lại các nhãn hàng thời trang cao cấp như Fendi, Kenzo và Thomas Pink; các nhà sản xuất đồng hồ và trang sức Chaumet, Zenith và TAG Heuer; các chuỗi bán lẻ như DFS và Sephora...

Đến nay, đế chế LVMH của Arnault đã trở thành tập đoàn số 1 thế giới về đồ xa xỉ, với 75 thương hiệu thuộc 6 lĩnh vực: Rượu, đồ uống có cồn; Nước hoa, mỹ phẩm; Thời trang, đồ da; Đồng hồ, trang sức; Một số lĩnh vực bán lẻ và các hoạt động khác.

Thất bại trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Gucci

Thành công trong rất nhiều thương vụ thâu tóm không đồng nghĩa với việc Bernard Arnault chưa từng thất bại. Một trong những thất bại tốn nhiều giấy mực báo chí nhất của ông là cuộc chiến giành quyền kiểm soát Gucci với tỷ phú đồng hương Francois Pinault.

Francois Pinault là ông chủ Tập đoàn Kering – sở hữu những thương hiệu đình đám như Alexander McQueen, Yves Saint Laurent... Tỷ phú này hiện là người giàu thứ ba nước Pháp với khối tài sản trị giá 58 tỷ USD, theo Forbes.

Câu chuyện bắt đầu từ tháng 1/1999, khi Domenico De Sole, CEO của Gucci, đang trên đường từ New York đến London thì nhận được một cuộc điện thoại. Yves Carcelle, người bạn lâu năm của De Sole và là một giám đốc của Louis Vuitton gọi điện để thông báo cho ông biết rằng LVMH đã mua 5% cổ phần của Gucci.

Thông tin này khiến De Sole - doanh nhân nổi tiếng và từng theo học trường luật của Harvard “choáng váng”. Ngay ngày hôm sau, tin tức Carcelle chia sẻ với De Sole được tiết lộ cho công chúng: LVMH đã âm thầm mua 5% cổ phần của Gucci.

Các thành viên trong hội đồng quản trị của Gucci gần như có mặt ngay lập tức. Họ đưa ra 2 trường hợp có thể xảy ra: Thứ nhất là LVMH sẽ mua lại toàn bộ Gucci và thứ hai là tập đoàn này sẽ mua dần cổ phần của công ty cho đến khi họ giành quyền kiểm soát.

Gucci hiểu rằng LVMH sẽ chọn cách thứ 2 và họ không mất nhiều thời gian để chứng minh điều này. Chỉ trong vài ngày, Bernard Arnault đã mua lại 9,5% cổ phần của Gucci từ Patrizio Bertelli, Chủ tịch Prada và không ngừng tìm cách để nắm thêm cổ phần của thương hiệu Italia. Kết quả LVMH đã có trong tay 34,4% cổ phiếu của Gucci.

5c76aaca2628981222482e2b-4179-1229-4643-

Tỷ phú Francois Pinault, ông chủ Tập đoàn Kering. Ảnh: Reuters

Để tránh việc bị LVMH thâu tóm, ban lãnh đạo Gucci quyết định phát hành 37 triệu cổ phiếu mới cho Pinault-Printemps-Redoute (PPR, tên gọi trước đây của Kering). Thỏa thuận này giúp cho Gucci có thêm 3 tỷ USD để thực hiện một số vụ thâu tóm - bao gồm thương hiệu thời trang Yves Saint Laurent - và giảm tỷ lệ cổ phần của LVMH xuống mức 20%. Trong khi đó PPR nắm giữ 42% cổ phần của công ty.

Tuy nhiên, điều này không làm tập đoàn của Bernard Arnault lùi bước. Sau 2 lần trả giá không thành công để mua lại 100% Gucci (bao gồm cả cổ phần của PPR), LVMH quyết định khởi kiện để chặn liên minh giữa PPR và Gucci.

LVMH cáo buộc Gucci đã phát hành cổ phiếu “thuốc độc” (poison pill). Đây là chiến lược được sử dụng bởi các các doanh nghiệp nhằm chống lại âm mưu thâu tóm của công ty đối thủ, thường thông qua việc phát hành cổ phiếu ưu đãi mới để làm cho cổ phiếu của doanh nghiệp ít hấp dẫn hơn đối với công ty sáp nhập.

Theo LVMH, Gucci đã sử dụng "mánh khóe" để tước quyền biểu quyết của tập đoàn này. “Thương hiệu Italia cần phải chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái này ngay lập tức”, luật sư của LVMH nói.

Hàng loạt vụ kiện giữa LVMH và PPR/Gucci tiếp tục diễn ra sau đó. Tháng 3/2001, một tòa án Hà Lan (nơi Gucci đăng ký) đã ra lệnh điều tra chi tiết về thỏa thuận Gucci-PPR, cũng như việc phát hành cổ phiếu ưu đãi của công ty. Cuối cùng tòa án tuyên bố việc phát hành cổ phiếu này là hợp pháp.

Sau cuộc chiến pháp lý kéo dài 2,5 năm, đến 10/9/2001, các bên đã chấp nhận đàm phán để giải quyết tranh chấp bên ngoài tòa án. Cuộc đàm phán căng thẳng đến mức 2 bên chỉ có thể ký thỏa thuận vào lúc 3h sáng ngày 11/9/2001.

Theo thỏa thuận này, PPR sẽ mua lại 8,6 triệu cổ phiếu Gucci mà LVMH nắm giữ với giá 94 USD/cổ phiếu, tổng trị giá là 806 triệu USD. Nhờ đó, tỷ lệ cổ phần của PPR trong Gucci tăng từ 42% lên 53,2%.

Hiện nay Gucci chính là một trong những thương hiệu đình đám nhất của Tập đoàn Kering.

Tài sản tăng mạnh bất chấp đại dịch

Bất chấp khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, tài sản của Bernard Arnault vẫn tăng mạnh trong thời gian qua. Theo thống kê của Forbes, ông chủ LVMH đang sở hữu khối tài sản 199,1 tỷ USD và là người giàu nhất thế giới. Trong khi đó, Jeff Bezos – nhà sáng lập Amazon xếp thứ hai với 194,6 tỷ USD.

Trong bảng xếp hạng tỷ phú giàu nhất thế giới được Forbes công bố vào tháng 4 năm ngoái, tài sản của Arnault là 76 tỷ USD. Như vậy, sau hơn một năm, tỷ phú Pháp này đã bỏ túi hơn 123 tỷ USD. Giá trị tài sản của Bernard Arnault thậm chí gần gấp đôi nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett – người đang nắm giữ 101,8 tỷ USD. Phần lớn tài sản của Arnault và gia đình đến từ cổ phần tại LVMH. 

ty-phu-3-16223354648-2174-1628035038.jpg

Bất chấp đại dịch Covid-19, ông chủ LVMH ngày càng giàu có. Ảnh: Bloomberg

Trong nửa đầu năm 2021, LVMH ghi nhận doanh thu 33,9 tỷ USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2020. Phần lớn sự tăng trưởng được thúc đẩy bởi hàng thời trang và đồ da. Hai mảng kinh doanh này đã tăng 120% trong quý II so với năm 2020 và 40% so với cùng kỳ năm 2019. Theo LVMH, doanh số bán hàng ở Mỹ và châu Á tăng mạnh kể từ đầu năm. Tại khu vực châu Âu, sự phục hồi có nét chuyển biến "dần dần" sau đại dịch.

Mới đây, tập đoàn của tỷ phú Arnault cũng công bố việc mua 60% cổ phần của Off-White được sáng lập bởi Virgil Abloh - người phụ trách thiết kế quần áo nam tại Louis Vuitton.


https://ndh.vn/lam-giau/ty-phu-giau-nhat-nganh-thoi-trang-so-huu-75-thuong-hieu-dinh-dam-tai-san-gan-gap-doi-warren-buffett-1296734.html?fbclid=IwAR366SJqrbaFOcWalQHmiKargY7qCCHDR0YbHzxBVdLza0k_S3rifOrEjf4

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

'Đời sợi' - lịch sử 30.000 năm vải vóc Duong Tan Huy gửi lúc 16-01-2025 14:02:43

Nguồn gốc sự ra đời của chiếc máy may hay còn gọi là máy khâu gia đình. Duong Tan Huy gửi lúc 08-01-2025 19:06:49

‘Ngôi sao mới nổi’ khiến TikTok Shop nguy cơ mất vị thế: Mới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào 'chiến trường' TMĐT 150 tỷ USD tại Đông Nam Á Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:26:21

Hơn 7.300 siêu thị Mỹ đóng cửa năm 2024: Cuộc đại khủng hoảng của ngành bán lẻ khi số cửa hàng ngừng hoạt động cao nhất 4 năm Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:12:40

Miễn phí trả hàng mua online tác động tiêu cực tới môi trường thế nào Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:52:56

Kiếm triệu USD từ tân trang quần áo giảm phát thải môi trường Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:49:03

Công ty Mỹ tìm cách làm quần áo giá bình dân Duong Tan Huy gửi lúc 01-01-2025 14:15:56

Malcom McLean - Làm đảo lộn nền thương mại thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 31-12-2024 08:56:03

Nỗi đau của H&M: Khách hàng nói 'không yêu cũng chẳng ghét', đang tìm đủ mọi cách để giúp thương hiệu 'ngầu' trở lại Duong Tan Huy gửi lúc 25-12-2024 09:55:39

Những thiết kế thời trang bán chạy năm 2024 Duong Tan Huy gửi lúc 22-12-2024 13:30:36

Giảm doanh số 3 quý liên tiếp, Nike hạ giá thấp hơn đối tác bán buôn để dọn hàng tồn kho: Chiến lược ‘uống thuốc độc để giải khát’ Duong Tan Huy gửi lúc 21-12-2024 14:42:39

Tại sao người Hàn Quốc thích áo phao dài? Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 11:12:14

Campuchia kỳ vọng đơn hàng giày dép và sản phẩm du lịch sẽ tăng 30% vào năm 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 07:58:44

Ông chủ hãng thời trang danh tiếng Mango đột ngột qua đời Duong Tan Huy gửi lúc 15-12-2024 13:04:21

Hành trình của một thanh niên lông bông tới tỉ phú giàu nhất Nhật Bản, chủ đế chế thời trang Uniqlo: 7 nguyên tắc xuyên thời gian! Duong Tan Huy gửi lúc 02-12-2024 09:31:10

Nổi tiếng nhờ vị founder yêu từ thiện, hãng thời trang 50 năm tuổi khủng hoảng vì doanh số không tăng, nhân viên vỡ mộng Duong Tan Huy gửi lúc 29-11-2024 13:44:12

Áp lực kế nghiệp gia đình của Gen Z Duong Tan Huy gửi lúc 28-11-2024 17:44:25

CEO công ty mẹ Uniqlo: ‘Chúng tôi sẽ không chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc’ Duong Tan Huy gửi lúc 26-11-2024 09:45:06

Prada tham gia thiết kế trang phục cho các phi hành gia đi bộ trên Mặt Trăng Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:47:59

Nước mắt của Bernard Arnault: Từ người giàu nhất thế giới đến tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm, bốc hơi 37 tỷ USD chỉ vì Trung Quốc, liệu hàng xa xỉ có hết thời? Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:08:16

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 65
Day: 234
Week: 1580
Visitors: 1222004