Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Ralph Lauren: Nhân viên bán cà vạt thành huyền thoại thiết kế
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Ralph Lauren: Nhân viên bán cà vạt thành huyền thoại thiết kế

Khi còn là cậu bé gốc Do Thái nhập cư Mỹ, Ralph Lauren thích thú trước vẻ sành điệu của những đứa trẻ giàu có New York.

Ralph Lauren gây chú ý gần đây, sau khi HBO ra mắt bộ phim tài liệu kỷ niệm hơn 50 năm sự nghiệp của ông. Phim tái hiện hình ảnh một thanh niên thế hệ hai thuộc gia đình nhập cư Do Thái, trở thành huyền thoại thời trang thế giới như một hiện thân của giấc mơ Mỹ thành hiện thực.

Sinh ra ở bang Bronx (New York), khi còn bé Ralph thường bị bạn bè trêu chọc bởi họ Lifshitz khó đọc của mình. Năm 16 tuổi, ông và anh trai đổi sang họ Lauren để tránh những trò đùa ác ý ở trường.

Ralph mê đắm thời trang từ khi còn nhỏ, ông thích thú tìm hiểu và sáng tạo vải vóc, trang phục, những cách phối đồ khác nhau. Đầu những năm 1960, Ralph Lauren làm việc cho thương hiệu Brooks Brothers một thời gian và sau đó là nhân viên bán hàng của công ty cà vạt Beau Brummell. Chàng thanh niên hơn 20 tuổi, chưa học qua bất kỳ lớp học nào về thiết kế, thường xuyên đề nghị ông chủ làm những chiếc cà vạt rộng hơn bình thường nhưng "thế giới chưa sẵn sàng cho Ralph Lauren", người chủ cửa hàng nói (theo Haarets).

Nhà thiết kế Ralph Lauren. Ảnh: Elle.

Nhà thiết kế Ralph Lauren. Ảnh: Elle.

Năm 1967, Ralph rời đi và thành lập công ty của riêng mình - Polo Ralph Lauren, cái tên nổi tiếng khắp nước Mỹ chỉ sau vài năm nữa. Polo là một môn thể thao cưỡi ngựa dành cho quý tộc có nguồn gốc từ Trung Á, Ralph yêu thích môn thể thao này, với ông polo mang hàm nghĩa là cả một lối sống. "Kiểu người nào sẽ chơi polo? Giàu có, hào hoa và sang trọng. Từ tên gọi, tôi muốn tạo ra một định hướng", Ralph chia sẻ trên tạp chí Hello.

Những chiếc cà vạt đầu tiên được thiết kế rộng tới 4 inch ( khoảng 10 cm) thay vì 2,5 inch ( khoảng 6,3 cm) như bình thường. Ngay sau đó, ông nhận được đơn đặt hàng 100 chiếc từ chuỗi cửa hàng bách hóa xa xỉ Neiman Marcus, tiếp đến là chuỗi cửa hàng Bloomingdale. Bloomingdale từng yêu cầu Ralph hạ độ rộng cà vạt xuống 1/4inch (gần 0,6 cm) và thay thế nhãn Polo thành tên cửa hàng, Ralph từ chối. Nửa năm sau, Bloomingdale quay lại và đồng ý giữ nguyên tất cả.

Cuối những năm 1960, Ralph bắt đầu cho ra mắt những bộ sưu tập (BST) vest, áo phông phù hợp với cà vạt. The Guardian trích dẫn một cuộc phỏng vấn của ông năm 2014: "Khoảng thời gian đó, những công ty áo phông chỉ sản xuất áo, tương tự những công ty sản xuất vest và cà vạt. Nhưng tôi làm tất cả. Đó là một bước tiến".

Năm 1971, nhà thiết kế - khi đó 32 tuổi - lần đầu ra mắt BST dành riêng cho phụ nữ. Một năm sau, ông giới thiệu mẫu áo cotton, ngắn tay và có cổ với 24 màu khác nhau tạo nên bước đột phá cho thương hiệu Polo Ralph Lauren cũng như lịch sử thời trang thế giới. Ralph học tập mẫu áo này từ huyền thoại quần vợt Pháp Jean Rene Lacoste và làm nó trở nên phổ biến trong tủ đồ của hàng triệu người trên thế giới, trở thành biểu tượng của sự thanh lịch, quyền lực và khát vọng. Ngày nay, polo đã vượt ra khỏi phạm vi một xu hướng thời trang và trở thành món đồ đại chúng.

Những năm tiếp theo, thành công liên tục kéo đến. Năm 1974, thiết kế của Ralph xuất hiện trong bộ phim The great Gatsby – phim giành giải Oscar "Thiết kế phục trang xuất sắc". Bốn năm sau, Ralph tiếp tục thiết kế cho bộ phim Oscar nổi tiếng Annie Hall. Năm 1999, nữ diễn viên Gwyneth Paltrow mặc chiếc váy hồng do nhà thiết kế tặng riêng cô để nhận giải Oscar "Nữ diễn viên xuất sắc" trong phim Shakespeare in Love (1998).

Nữ diễn viên Gwyneth Paltrow trong chiếc váy hồng của Ralph Lauren nhận giải Oscar. Ảnh: AFP.

Nữ diễn viên Gwyneth Paltrow trong chiếc váy hồng của Ralph Lauren nhận giải Oscar. Ảnh: AFP.

Hiện tại, Ralph Lauren đã trở thành cái tên huyền thoại trong làng mốt thế giới. Từ một người bán cà vạt, trải qua hơn 50 năm, nhờ óc sáng tạo và đam mê thời trang, Ralph Lauren vươn lên thành tỷ phú giàu thứ 100 của Mỹ năm nay (theo Forbes).

Phong cách thời trang kết hợp giữa sang trọng và đại chúng

Trong bộ phim tài liệu đầu tiên và mới nhất về mình, Ralph nói ông không lùng sục hay chạy theo những xu hướng mới, thay đổi BST qua mỗi mùa hay tạo nên những mốt gây sốc trong thời đại (như Dior, Chanel, Jean Paul Gautier...). Ông tạo nên những thiết kế sang trọng, đẳng cấp, nhưng phổ thông – đó chính là cách khiến thương hiệu Lauren trường tồn.

Dấu ấn Mỹ trở đi trở lại trong những thiết kế của Ralph, thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho ông: "Tôi khám phá ra một nước Mỹ vượt thời gian, tự do và tự nhiên như Trái đất. Những vẻ đẹp đó chạm tới tâm hồn tôi, trở thành một phần những gì tôi sáng tạo". Từ năm 1978 – 1981, nhà mốt cho ra đời hai BST: Polo Western và Santa Fe, với nguồn cảm hứng trải dài từ váy bò, thắt lưng da, áo vest viền gấu của những người chăn bò Bắc Mỹ tới họa tiết đậm màu sắc thổ dân da đỏ vùng Tây Nam Mỹ. Việc đi sâu vào văn hóa làm những mẫu thiết kế của nhà mốt tiếp cận gần hơn với người dân Mỹ, phổ biến khắp đất nước và cả thế giới.

Cảm hứng Mỹ kết hợp thời trang cao cấp tạo nên dấu ấn của Ralph Lauren, như chính ông mô tả về những bộ vest, sơ mi và áo polo của mình: "Kiểu dáng Mỹ gốc Anh với đường cắt may kiểu Pháp". Hứng thú của Lauren trong môn thể thao dành cho giới quý tộc, vẻ sành điệu của đứa trẻ nhà giàu ở New York hay thời trang trong những bộ phim Hollywood ông xem hồi bé thể hiện trên trang phục, như bộ vest hồng dành riêng nam diễn viên Robert Redford (phim The great Gastby), bộ váy ở Oscar 1999 và những chiếc áo polo giá 70 bảng (khoảng 2 triệu đồng).

 

Thương hiệu Ralph Lauren sang trọng nhưng không xa lạ, như nhà phê bình thời trang Colin McDowell nhận xét trên The Guardian: "Lauren giúp những người nghèo khổ và bất hạnh cảm thấy họ có thể bước vào và là một phần của những điều kỳ diệu".

Biên tập viên của tạp chí Vanity Fair, Paul Goldberger, nhận xét về thành công của Ralph trong bài American dreamer: "Tôi thường tự hỏi tại sao khu quần áo nam của Armani, Zegna và Canali ở đại lộ Saks Fifth đều sắc nét với nội thất hiện đại, trong khi khu vực của thương hiệu Polo Ralph Lauren thì giống một câu lạc bộ tiếng Anh. Có lẽ bởi những sản phẩm của Lauren mang đến nhiều hứa hẹn hơn là niềm vui sở hữu một món đồ sang trọng. Cho dù là căn hộ mùa hè cạnh bãi biển, khu trượt tuyết mùa đông, trang trại phía Tây hay trên phòng áp mái, mọi khoảnh khắc trong cuộc sống đều có sự góp mặt những sản phẩm của Lauren. Mọi người yêu thích chúng".

MC Oprah Winfrey từng nhận xét trong một bài phỏng vấn với nhà mốt 80 tuổi: "Ralph Lauren bán không chỉ thời trang. Ông ấy bán cuộc sống mà bạn khát khao chạm tới. Sở hữu thiết kế của Ralph cũng đồng nghĩa bạn đang cùng tận hưởng hương vị của giấc mơ Mỹ".

Nhà thiết kế chia sẻ trong lễ kỷ niệm 50 năm sự nghiệp của mình: "50 năm trước, tôi bắt đầu với một ý tưởng và một giấc mơ. Đối với tôi, giấc mơ đó chưa bao giờ là về thời trang, nó sẽ nói về một phong cách vĩnh cửu và những điều thân thuộc, thân yêu".

*******************************************************

Ralph Lauren sinh năm 1939 tại quận Bronx (New York). Bên cạnh lĩnh vực thời trang, ông còn là một doanh nhân giàu có và một nhà từ thiện hào phóng. Lauren đứng ở vị trí 100 trong 400 người giàu nhất nước Mỹ do Forbes bình chọn với khối tài sản ròng là 6,3 tỷ USD. Đồng thời, Ralph là một nhà từ thiện chống căn bệnh ung thư vú với nhiều hoạt động tích cực.

*******************************************************

https://vnexpress.net/ralph-lauren-nhan-vien-ban-ca-vat-thanh-huyen-thoai-thiet-ke-4011464.html

_______________________________________________________________________

 

Ricky - nàng thơ trọn đời của Ralph Lauren

Ricky được Ralph Lauren cầu hôn ngay buổi hẹn đầu tiên, là nguồn cảm hứng suốt gần 60 năm sự nghiệp của nhà thiết kế.

Nhà thiết kế Ralph Lauren đón sinh nhật tuổi 82 ngày 14/10 bên vợ và các con trong ngôi nhà ở Mỹ. Trên con đường ông trở thành biểu tượng văn hóa thời trang, vợ ông - Ricky Lauren - giữ vai trò quan trọng, là động lực và nguồn cảm hứng lớn.

Trong cuốn hồi ký Ralph Lauren (2007), nhà thiết kế người Mỹ viết: "Tôi không thích những cô gái trang điểm và đi giày cao gót. Tôi thích cô gái mặc quần jeans, sơ mi xắn tay và áo khoác boyfriend. Người con gái như vậy thu hút tôi, và là người tôi đã cưới - Ricky".

Phong cách thời trang đồng điệu của Ricky và Ralph Lauren. Ảnh: Ralph Lauren

Phong cách thời trang đồng điệu của Ricky và Ralph Lauren. Ảnh: Ralph Lauren

Với Ralph, Ricky vừa là bạn đời, vừa là nàng thơ cho nhiều sáng tạo thời trang. Khi mới thành lập riêng hiệu năm 1967, Ralph định hướng trang phục nam với cà vạt rộng bản, áo thun polo và đồ thể thao. Đến năm 1972, nhà thiết kế lần đầu phát hành dòng đồ nữ lấy cảm hứng từ vợ. Bộ sưu tập gồm áo vest, quần ống đứng, sơ mi, suit ba mảnh. Theo Vogue, những mẫu jacket và áo choàng nữ đầu tiên của ông vào top sản phẩm bán chạy nhất năm. Sau đó, hàng loạt thiết kế như áo polo nữ, quần jean, yếm bò, váy suông được tung ra thị trường. Nhiều mẫu mang phong cách riêng của Ricky, với phom dáng thoải mái, thuận tiện cho vận động, không nhiều chi tiết trang trí.

Hiện tại, trong nhiều quảng cáo và sàn diễn của nhà mốt Polo Ralph Lauren vẫn thường xuất hiện hình ảnh người phụ nữ có làn da rám nắng, thân hình săn chắc khỏe mạnh, mái tóc vàng, nụ cười rạng rỡ và gương mặt trang điểm nhẹ nhàng. Tất cả đều lấy cảm hứng từ Ricky ngoài đời

Năm 1980, Ralph tung ra dòng túi Ricky dựa trên phong cách thời trang thể thao, nam tính của vợ ông, lấy cảm hứng từ sở thích đua ngựa của hai người. Túi Ricky thường xuyên vào danh sách yêu thích của nhiều sao và cũng là mẫu túi nổi bật nhất của nhà mốt Ralph Lauren. Hiện nay, chúng vẫn tiếp tục được sản xuất với màu sắc, kích thước đa dạng và thêm nhiều chức năng hiện đại. Trong một cuộc phỏng vấn với Vogue, nhà thiết kế người Mỹ khẳng định: "Tôi nghĩ về cô ấy (Ricky) khi thiết kế".

Ricky Lauren cầm túi xách Ricky khi chụp ảnh cùng chồng cạnh tháp Eiffel. Phiên bản da cá sấu này hiện có giá 22.000 USD. Mẫu túi đặc trưng bởi phần khóa có dạng số tám được khắc chữ Ralph Lauren và đai phụ kiện hai bên. Ảnh: Ralph Lauren

Ricky Lauren cầm túi xách Ricky khi chụp ảnh cùng chồng cạnh tháp Eiffel. Phiên bản da cá sấu này hiện có giá 22.000 USD. Mẫu túi đặc trưng bởi phần khóa có dạng số tám được khắc chữ "Ralph Lauren" và đai phụ kiện hai bên. Ảnh: Ralph Lauren

Ricky Lauren lựa chọn lối sống kín tiếng, luôn ủng hộ, tận tâm chăm sóc gia đình để làm hậu phương cho chồng. Tờ New York Time gọi bà là đối tác thầm lặng ủng hộ sự nghiệp bạn đời. Ralph và Ricky đều xuất thân từ những gia đình nhập cư châu Âu sang Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Ralph là người gốc Do Thái trong khi gia đình Ricky xuất thân từ Austria. Họ sinh ra và lớn lên trong điều kiện thiếu thốn, được cha mẹ dạy dỗ về lối sống tiết kiệm, chăm chỉ để thành công.

Năm 1964, Ricky tình cờ gặp Ralph khi anh đến một phòng khám mắt tư - nơi bà làm lễ tân bán thời gian. Hai người bắt chuyện và cảm mến ngay lần đầu gặp gỡ. Kết thúc buổi khám bệnh, Ralph ngỏ lời mời Ricky hẹn hò, bà đồng ý. Buổi hẹn đầu tiên, Ralph đón cô gái mới quen bằng chiếc xe thể thao màu xanh lá cây và đưa tới tiệm bánh kếp ở ngoại ô New York. Theo Port Magazine, Ralph ấn tượng sâu sắc và cầu hôn Ricky ngay hôm đó. Họ cưới sáu tháng sau và bên nhau 57 năm qua.

Vợ chồng Ralph Lauren và ba con gồm David (hàng trên), Andrew (hàng dưới, trái) và Dylan tại Montauk, New York, năm 1976. Ảnh: Bruce Weber

Vợ chồng Ralph Lauren và ba con gồm David (hàng trên), Andrew (hàng dưới, trái) và Dylan tại Montauk, New York, năm 1976. Ảnh: Bruce Weber

Thuở mới cưới, cả hai sống tằn tiện. Ricky là sinh viên ngôn ngữ Anh của Cao đẳng Hunter còn Ralph làm nhân viên bán cà vạt tại Brooks Brothers. Khi mới thành lập công ty riêng, Ralph khó khăn tìm hướng kinh doanh, đối tác tài chính và bạn hàng. Ricky luôn khích lệ, động viên chồng không lùi bước. Họ ở nhà thuê trong thời gian dài. Vài năm sau, thương hiệu Polo Ralph Lauren thành công nối tiếp thành công. Các thiết kế hướng tới phong cách sống năng động, sang trọng - nhận nhiều đánh giá tích cực từ giới phê bình và người yêu thời trang.

Khi Ralph Lauren trở thành tỷ phú, họ vẫn giữ lối sống kín đáo, không khoa trương. Cả hai hiếm khi trả lời phỏng vấn hay mời giới truyền thông, nhiếp ảnh gia tới nhà. Vợ chồng ông sinh ba người con - con trai David, Andrew và con gái Dylan. Họ thống nhất nuôi dạy con biết chăm chỉ lao động, không cho con thừa hưởng cuộc sống vật chất sung túc.

Ricky yêu thích và hài lòng với công việc nội trợ. Ngoài ra, bà tập trung cho sở thích riêng như viết sách, chụp ảnh hay công việc tâm lý trị liệu. Bà dạy các con làm việc nhà, cùng đi nhổ khoai tây, yêu cầu mọi người cùng đi siêu thị, nấu và ăn cùng nhau. Ralph nói với Harber’s Bazaar: "Thức ăn của Ricky, cách cô ấy sáng tạo khi trang trí bàn ăn, cách xếp đầy giỏ đồ cho chuyến dã ngoại luôn là món quà với gia đình tôi".

Khoảnh khắc vợ chồng Ralph Lauren vừa ăn vừa đi dạo trên bãi cỏ xuất hiện trong cuốn sách The Hamptons: Food, Family and History. Ảnh: Susan Wood

Khoảnh khắc vợ chồng Ralph Lauren vừa ăn vừa đi dạo trên bãi cỏ xuất hiện trong cuốn sách "The Hamptons: Food, Family and History". Ảnh: Susan Wood

Năm 2012, Ricky Lauren xuất bản cuốn sách The Hamptons: Food, Family and History (Hamptons: Thức ăn, Gia đình và Lịch sử) tặng bạn đời. Sách giới thiệu 130 công thức nấu ăn và những bữa ăn riêng tư của gia đình. Hamptons là nơi gia đình Lauren ở trong suốt những năm 1970 và gắn bó với tuổi thơ ba con của họ. Giai đoạn này nhà mốt bắt đầu có tiếng trên thị trường. Trong sách, Ricky hồi tưởng khoảnh khắc chồng dắt tay con bước những bước đầu tiên, gia đình mặc đồ denim đi dạo trên bãi biển, đạp xe lúc chạng vạng, chơi bóng trên bãi cỏ hay quây quần quanh bàn ăn.

Khi được hỏi bà có cảm thấy lép vế trước thành công quá lớn của chồng, Ricky trả lời Elle: "Tôi tự hào vì Ralph là chồng tôi. Anh ấy là một thuyền trưởng tuyệt vời và tôi thích anh ở vị trí chỉ huy. Chúng tôi thật may mắn khi được ở bên nhau, chia sẻ và trở thành một phần giấc mơ của anh ấy".

https://vnexpress.net/ricky-nang-tho-tron-doi-cua-ralph-lauren-4373888.html

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Shein 'đáng sợ' như thế nào: Doanh số 45 tỷ USD, lợi nhuận hàng năm 2 tỷ USD, có thời điểm hơn 5.000 nhà máy cùng tập trung xử lý đơn hàng Duong Tan Huy gửi lúc 19-09-2024 11:10:48

Nhãn hiệu thời trang Witchery gây xôn xao khi loại bỏ size lớn nhất Duong Tan Huy gửi lúc 17-09-2024 16:59:51

Mỹ muốn siết lượng hàng nhập khẩu miễn thuế của Shein và Temu Duong Tan Huy gửi lúc 15-09-2024 07:46:26

Thần tượng K-pop trở thành đại sứ các thương hiệu thời trang nổi tiếng Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 13:31:51

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 88
Day: 455
Week: 1233
Visitors: 864855