Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Nike - hãng giày ra đời từ bài luận trong trường đại học
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Nike - hãng giày ra đời từ bài luận trong trường đại học

Phil Knight nảy ra ý tưởng về Nike nhờ tham gia đội tuyển điền kinh của trường và trải nghiệm trong các lớp học về kinh doanh.

Hành trình của Nike bắt đầu vào năm 1962. Khi đó, đồng sáng lập Phil Knight vừa hoàn thành chương trình MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Đại học Stanford. Trước đó, ông đã tốt nghiệp cử nhân tại Đại học Oregon. Theo The Street, đây được coi là hai trải nghiệm quan trọng định hình cho sự nghiệp của Knight sau này.

Ở trường Oregon, ông tham gia vào đội tuyển điền kinh của huấn luyện viên Bill Bowerman – đồng sáng lập Nike sau này. Bowerman luôn quan tâm đến việc tối ưu hóa giày cho học trò. Ông thường xuyên sửa giày cho họ sau khi học hỏi từ một thợ giày địa phương. Chính điều này đã khiến Knight ấn tượng.

Trong cuốn tự truyện "Shoe Dog" sau này, Phil Knight tiết lộ ông nảy ra ý tưởng về Nike nhờ "các đường chạy tại Oregon và các lớp học ở Stanford". Tại Stanford, Knight còn từng viết một bài luận về lý do giày chạy nên dời địa điểm sản xuất truyền thống từ Đức sang Nhật Bản – nơi có giá nhân công rẻ hơn. Ý tưởng này được coi là điên rồ ở thời điểm đó.

Nhưng sau khi tốt nghiệp, Knight đã có cơ hội thử nghiệm điều này. Luôn muốn làm doanh nhân, năm 1962, ông bay đến Nhật Bản, tìm một thương hiệu giày đủ tốt để hiện thực hóa ước mơ của mình. Tại Kobe, ông cuối cùng cũng tìm được hãng giày Onitsuka (hiện là Asics). Hai bên ký hợp đồng, và Knight bắt đầu nhập khẩu giày Tiger của họ để bán sang Mỹ với quy mô nhỏ.

Bowerman ủng hộ việc kinh doanh của Knight và góp vốn 50% vào công ty mới của cả hai - Blue Ribbon Sports (BRS). BRS thành lập năm 1964 với số vốn chỉ 1.000 USD. Knight thậm chí đã phải vay tiền từ cha mình.

Bill Bowerman (trái) và Phil Knight năm 1999. Ảnh: Nike

Bill Bowerman (trái) và Phil Knight năm 1999. Ảnh: Nike

Ban đầu, Knight bán giày trên xe hơi với quy mô nhỏ để thử nghiệm. Rất nhanh sau đó, họ nhận ra người dùng có nhu cầu mua giày rẻ hơn mà vẫn có chất lượng cao, thay thế cho giày Adidas và Puma vốn đang thống trị thị trường. Cả hai sau đó liên tục tăng đặt hàng, cho đến khi phải thuê thêm người để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, CNBC cho biết.

Năm 1965, Bowerman đề xuất thiết kế giày mới cho Onitsuka, nhằm hỗ trợ người chạy tối đa. Thiết kế này nhanh chóng đem đến thành công, nhưng cũng là nguồn cơn gây rạn nứt mối quan hệ giữa BRS và nhà cung cấp Nhật Bản. Mẫu giày này được đặt tên Tiger Cortez, ra mắt năm 1967 và được ưa chuộng nhờ sự thoải mái, thiết kế thời trang.

Tuy nhiên, việc này cũng khiến quan hệ hai bên đi xuống. Knight cho rằng công ty Nhật Bản đang tìm cách phá bỏ hợp đồng độc quyền với BRS. Bên cạnh đó, việc giao hàng không phải lúc nào cũng đúng hạn.

Knight còn gặp nhiều rắc rối tài chính. Dù doanh thu liên tục tăng gấp đôi, các ngân hàng vẫn lưỡng lự khi cho ông vay.

 

Năm 1971, BRS và Onitsuka Tiger chấm dứt hợp tác. BRS gần như phải bắt đầu lại mọi thứ. Knight, Bowerman và 45 nhân viên khi đó phải tìm nhà máy mới để sản xuất giày. Họ thậm chí còn phải tìm tên mới cho công ty.

Trong hồi ký, Knight cho biết ban đầu, ông định đặt tên công ty là Dimension 6. Nhưng sau đó, "Khi Jeff Johnson nghĩ ra tên Nike, tôi cũng không biết mình có thích không nữa. Nhưng dù sao nó cũng hay hơn các tên khác", ông nhớ lại. Johnson là nhân viên đầu tiên của Nike. Ông nghĩ ra từ Nike sau khi nhìn thấy tên nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp.

Họ cũng phải thiết kế logo mới. Vì thế, Knight đến gặp Carolyn Davis – sinh viên thiết kế tại Trường đại học Portland gần đó. Davis lấy giá 35 USD cho hình swoosh – dấu phẩy hướng lên trên.

Việc kinh doanh của Nike sau đó khá thành công, nhờ giày Cortez và Waffle Trainer. Bowerman lấy ý tưởng sản phẩm từ chiếc bánh waffle (bánh tổ ong) của vợ mình.

Nike sau đó liên tục phát triển, một phần nhờ các chiến dịch quảng cáo thông minh, nổi tiếng nhất là Just Do It năm 1988. Việc hợp tác với người nổi tiếng cũng góp phần đáng kể vào thành công của họ. Nike đã ký hợp đồng với nhiều vận động viên như Tiger Woods, Kobe Bryant và Lebron James trong giai đoạn đầu sự nghiệp của họ.

Sự hợp tác được đánh giá thành công nhất là với Michael Jordan. Nike ký hợp đồng trước cả khi Jordan trở thành ngôi sao. Dòng sản phẩm hợp tác mang tên Air Jordan cũng đem về 100 triệu USD doanh thu cho Nike cuối năm 1985. Đến nay, Air Jordan vẫn là con gà đẻ trứng vàng cho hãng này.

Sự đồng hành của Knight và Bowerman là ví dụ kinh điển cho sự hợp tác giữa tinh thần khởi nghiệp và khả năng sáng tạo. Bowerman nổi tiếng với những thiết kế giày mang tính đột phá. Còn Knight có những ý tưởng marketing hiệu quả, như thông báo "4 trên 7 người về đích đầu tiên" trong môn marathon tại đợt tuyển chọn vận động viên Olympic Mỹ 1972 là đi giày Nike.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2017 tại Trường Kinh doanh Stanford, được đăng tải trên website trường này, Knight kể lại rằng Bowerman không chỉ dạy ông cách chạy, mà còn tạo ra nền tảng giúp ông biết cách đáp trả sự cạnh tranh. "Ông ấy muốn người trẻ biết rằng họ cần chuẩn bị cho sự cạnh tranh suốt đời, chứ không chỉ là 4 năm trong đội tuyển trường đại học", Knight nhớ lại.

Năm 1980, Nike làm IPO. Knight lập tức trở thành triệu phú với số cổ phiếu trị giá 178 triệu USD. Hiện tại, Knight sở hữu 45,3 tỷ USD, theo Forbes, và là người giàu thứ 17 tại Mỹ. Năm 2016, ông rời Nike, nhường vị trí chủ tịch cho Mark Parker sau 52 năm gắn bó với công ty. Bowerman thì đã qua đời năm 1999 ở tuổi 88.

Nike hiện tại là thương hiệu đồ thể thao hàng đầu thế giới, cùng với Adidas và Puma. Năm 2022, họ có gần 80.000 nhân viên trên toàn cầu. Doanh thu tài khóa 2022 đạt 46,7 tỷ USD, tăng 2 tỷ USD so với năm trước đó.

Cũng trong cuộc phỏng vấn năm 2017 tại Stanford, Knight đã đề cao giá trị của việc học đại học. "Bill Gates và Steve Jobs bỏ học sau một năm và khởi nghiệp rất thành công. Nhưng trường hợp của tôi thì ngược lại. Tôi viết ra kế hoạch về công ty sau này trở thành Nike trong một lớp học ở Stanford", ông nói.

Và khi được hỏi lời khuyên cho doanh nhân khởi nghiệp, Knight cho biết họ cần chuẩn bị đối mặt với nhiều khó khăn và những bước lùi không ngờ tới. "Với các doanh nhân, mỗi ngày đều là một cuộc khủng hoảng", ông kết luận.

Hà Thu

https://vnexpress.net/nike-hang-giay-ra-doi-tu-bai-luan-trong-truong-dai-hoc-4574888.html

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Màn kết hợp “huyền thoại” giữa Tiffany & Co. và Nike vì sao gây thất vọng?

Minh Nguyệt -

Vài năm gần đây, khá nhiều lần “bắt tay” giữa hai thương hiệu thời trang cao cấp đã tạo nên những thành công vang dội về mặt doanh thu lẫn truyền thông. Đơn cử như Gucci x Adidas hoặc Nike x Louis Vuitton…

Ảnh: SCMPẢnh: SCMP

Mới đây, Tiffany & Co đã công bố hợp tác với Nike để phát hành giày thể thao Nike x Tiffany & Co Air Force 1 “1837” và một loạt phụ kiện bạc sterling phiên bản giới hạn. Các thương hiệu cho biết sự hợp tác này là sự tiếp nối của lễ kỷ niệm 40 năm ra mắt đôi giày Air Force 1  và sự hợp tác đầu tiên của các doanh nghiệp có giá trị về mặt lịch sử. Màn hợp tác với Nike năm 2023 cũng đánh dấu lần đầu tiên Tiffany & Co. thử nghiệm một dự án thuộc lĩnh vực sản phẩm giày thể thao.

Đôi giày thể thao sẽ có mặt trên thị trường vào ngày 7/3 tới, được làm bằng da lộn màu đen cao cấp, logo đặc trưng của Nike lồng màu xanh Tiffany và các chi tiết làm từ bạc và đồng  trên mỗi gót giày. Nike x Tiffany & Co Air Force 1 “1837” sẽ có kích cỡ dành cho nam và nữ, với giá bán lẻ là 356,98 USD. Bạn có thể tìm thấy giày thể thao này ở các cửa hàng Tiffany & Co cũng như trên toàn cầu thông qua ứng dụng SNKRS của Nike và một số cửa hàng bán lẻ đối tác của Nike ở Bắc Mỹ.

Đôi giày này có mu giày bằng da lộn xám đen, đế giày bằng cao su cùng màu. Chi tiết logo Swoosh ở hai bên phủ sắc xanh Tiffany còn con số “1837” là để trích dẫn năm thương hiệu Tiffany & Co. ra đời. Gót giày trang trí với miếng bạc sterling có ghi khẩu hiệu quen thuộc của thương hiệu kim hoàn Mỹ, “Tiffany & Co. New York S925”, đại diện cho chất liệu bạc 925 mà Tiffany & Co đã giúp biến thành chất liệu chế tác trang sức cao cấp. Sản phẩm cũng được đặt trong bao bì bao phủ trong sắc xanh đặc trưng của Tiffany, nổi bật với logo Swoosh hình thiên thần, biểu tượng của Nike nằm chính giữa.

Màn kết hợp “huyền thoại” giữa Tiffany & Co. và Nike vì sao gây thất vọng? - Ảnh 1
Màn kết hợp “huyền thoại” giữa Tiffany & Co. và Nike vì sao gây thất vọng? - Ảnh 2
 

Đi cùng màn hợp tác này, Tiffany & Co. và Nike quyết định chơi lớn bằng cách ra mắt hàng loạt phụ kiện chăm sóc giày dép đi kèm. Có thể kể đến cọ chà giày có cán bạc, sừng xỏ giày (shoe horn), dây giày có khóa bạc, và tấm trang trí bạc để gắn lên mu giày... Tất cả đều làm từ bạc sterling 925, có thành phần bạc nguyên chất đến 92,5% và đều được bán tách biệt khỏi đôi giày chính, có mức giá dao động từ 250 đến 400 USD.

Tự gọi màn kết hợp này là “huyền thoại”, với những hình ảnh quảng bá ban đầu, những ai yêu thích giày thể thao đã mong đợi đây sẽ là “một bom tấn thời trang” mở đầu năm 2023. Mới nhất, trong một video quảng bá trên Instagram, Nike đã công bố hình ảnh siêu sao bóng rổ LeBron James đang dạo bước tại Madison Square Garden, tập trung vào đôi giày Tiffany & Co. x Air Force 1 mà anh đang mang dưới chân. Mặc dù ngôi sao của giải NBA rất được yêu mến và bộ đồ anh mặc trên người vô cùng “chất”, nhiều cư dân mạng vẫn tỏ ra thất vọng. 

Siêu sao bóng rổ LeBron James dạo bước tại Madison Square Garden cùng đôi giày Nike x Tiffany & Co Air Force 1 “1837”.


Siêu sao bóng rổ LeBron James dạo bước tại Madison Square Garden cùng đôi giày Nike x Tiffany & Co Air Force 1 “1837”.

Phần đông người yêu thời trang cho rằng phối màu đen cùng dấu swoosh màu xanh Tiffany quá nhàm chán và tẻ nhạt. Không những vậy, thiết kế và chất liệu của đôi giày cũng trông không khác một đôi Air Force 1 bình thường thay vì toát lên sự sang trọng. Nhiều người đã bình luận dưới video giới thiệu rằng họ mong chờ một đôi giày Nike được cải tiến về thiết kế và có màu xanh Tiffany đặc trưng của thương hiệu trang sức bậc nhất toàn cầu thay vì “một vài đốm xanh thưa thớt và cũ kỹ”.

 

Mục đích của việc hợp tác lần này hướng thương hiệu trang sức cao cấp đến với thị trường đại chúng và cộng đồng tiêu dùng trẻ tuổi hơn – đối tượng khách hàng của Nike. Mục tiêu, giống như nhiều lần hợp tác trước đó, là thổi sức sống mới vào một thương hiệu di sản. Tuy nhiên, cây bút Joyce Philippe của bản tin ABC News bình luận: “Tôi muốn biết ai đã thiết kế cái phiên bản collab giữa Tiffany và Nike này? Một thương vụ hợp tác rất tiềm năng, thế nhưng thất bại về mặt biểu tượng”.

Phóng viên Alice Cary của tờ Vogue Anh cũng nhận xét: “Tiffany không muốn giữ bản sắc thương hiệu nữa sao? Sự hợp tác này được thực hiện kém đến mức khiến người khác phải hoài nghi đây là một sự nỗ lực đem lại doanh thu ở mảng thời trang đường phố…” 

Màn kết hợp “huyền thoại” giữa Tiffany & Co. và Nike vì sao gây thất vọng? - Ảnh 3
Màn kết hợp “huyền thoại” giữa Tiffany & Co. và Nike vì sao gây thất vọng? - Ảnh 4
 
Màn kết hợp “huyền thoại” giữa Tiffany & Co. và Nike vì sao gây thất vọng? - Ảnh 5
Màn kết hợp “huyền thoại” giữa Tiffany & Co. và Nike vì sao gây thất vọng? - Ảnh 6
 

Tuy nhiên, một số khách hàng ưa chuộng sự tối giản thì “bênh vực” rằng sản phẩm đã thể hiện được tay nghề thủ công tỉ mỉ và sự chỉn chu trên từng đường kim mũi chỉ, đặc biệt là cách sử dụng chất liệu da lộn sắc đen để bật lên dấu Swoosh màu xanh. Các biên tập viên thời trang cũng cho rằng, sau khi thiết kế chính thức được bày bán, nó vẫn sẽ trở thành “cơn sốt” trên toàn cầu, nhanh chóng hết hàng trong thời gian ngắn nhờ sức hút đến từ hai thương hiệu.

Air Force 1 Low là một trong những đôi giày bán chạy nhất mọi thời đại. Nhà phân tích thời trang thể thao Matt Powell nói với New York Times rằng số lượng đôi giày này đã bán được bán ra ước tính khoảng 12 triệu đôi chỉ trong năm 2005, sau hơn hai thập kỷ kể từ khi ra mắt. Cho tới thời điểm hiện tại thì đây cũng là một trong những đôi giày sở hữu nhiều phiên bản nhất thế giới. Lên đến 2.000 bản phối khác nhau, đây là kết quả tất yếu từ doanh số bán ra luôn tăng trưởng ổn định qua từng năm. Và phản ứng nhiệt tình của giới mộ điệu trong mỗi lần Nike ra mắt phiên bản Air Force 1 mới đã chứng minh sự yêu thích của công chúng với đôi giày huyền thoại này chưa bao giờ hạ nhiệt.

https://vneconomy.vn/man-ket-hop-huyen-thoai-giua-tiffany-co-va-nike-vi-sao-gay-that-vong.htm

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Shein 'đáng sợ' như thế nào: Doanh số 45 tỷ USD, lợi nhuận hàng năm 2 tỷ USD, có thời điểm hơn 5.000 nhà máy cùng tập trung xử lý đơn hàng Duong Tan Huy gửi lúc 19-09-2024 11:10:48

Nhãn hiệu thời trang Witchery gây xôn xao khi loại bỏ size lớn nhất Duong Tan Huy gửi lúc 17-09-2024 16:59:51

Mỹ muốn siết lượng hàng nhập khẩu miễn thuế của Shein và Temu Duong Tan Huy gửi lúc 15-09-2024 07:46:26

Thần tượng K-pop trở thành đại sứ các thương hiệu thời trang nổi tiếng Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 13:31:51

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 171
Day: 116
Week: 1313
Visitors: 865123