Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Adidas - từ xưởng giày sau nhà thành công ty hàng đầu thế giới
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Adidas - từ xưởng giày sau nhà thành công ty hàng đầu thế giới

Adolf Dassler bỏ học làm bánh để mở xưởng giày, lèo lái Adidas qua nhiều thăng trầm của kinh tế Đức sau chiến tranh.

Adidas là thương hiệu đồ thể thao hàng đầu thế giới, với những đôi giày thuộc hàng đắt đỏ nhất hành tinh. Theo hãng nghiên cứu Macro Trends, giá trị của Adidas tính đến tháng 1/2023 là 30 tỷ USD. Tuy nhiên, trước khi trở thành công ty tỷ USD như ngày nay, hãng này chỉ là một cửa hàng giày nhỏ trong phòng giặt của gia đình.

Adidas được sáng lập bởi Adolf Dassler. Adolf sinh năm 1900 tại thị trấn Herzogenaurach (Đức), trong một gia đình nghèo có 4 người con, với cha là thợ đóng giày và mẹ làm giặt là. Sau khi học xong trung học, ông học làm bánh theo mong muốn của cha. Tuy nhiên, đây không phải là đam mê của ông. Vì thế, Adolf lại quay về học đóng giày.

Ngoài công việc, Adolf cũng thích thể thao. Ông tham gia nhiều môn, từ bóng đá, boxing đến trượt tuyết. Nhờ đó, ông nhận ra một điều sau này đã giúp Adidas thành công: Tất cả vận động viên khi đó đều đi cùng một loại giày. Adolf cho rằng nếu có thể thiết kế những loại giày khác nhau cho từng môn thể thao, người đi chúng sẽ có lợi thế lớn.

Năm 1919, Đức trải qua suy thoái kinh tế tồi tệ sau Đại chiến Thế giới I. Việc làm ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, Adolf không muốn bỏ qua giấc mơ của mình. Ông cải tạo khu giặt giũ sau nhà của mình để thành nơi đóng giày. Với kỹ năng học được, Adolf kiếm tiền nhờ sửa giày cho người dân trong vùng.

Việc này giúp ông có thời gian và nguồn lực tạo ra những đôi giày thể thao chuyên dụng đầu tiên. Một trong những sáng tạo đầu tiên của Adolf là giày chạy dùng trong sân vận động - ý tưởng mới mẻ với lĩnh vực thể thao thời đó.

Adolf cũng rất sáng tạo trong quá trình sản xuất. Ví dụ, khi nguồn điện không ổn định, ông nối máy móc với xe đạp và nhờ một nhân viên đạp để tạo ra điện.

Adolf Dassler tại xưởng giày của hai anh em. Ảnh: Adidas

Adolf Dassler tại xưởng giày của hai anh em. Ảnh: Adidas

Năm 1924, anh trai của Adolf là Rudolf cùng tham gia với ông. Họ mở công ty, đặt tên là Dassler Brothers Shoe Factory (Xưởng giày của anh em Dassler). Đây là sự kết hợp mang tính bổ sung, vì Adolf rất giỏi đóng giày, còn Rudolf có năng khiếu bán hàng và quảng cáo. Khi kinh tế Đức dần phục hồi, việc kinh doanh cũng nhanh chóng bùng nổ.

Năm 1926, cả hai đủ tiền chuyển xưởng đóng giày sang địa điểm mới. Ở đây, họ có thể làm hàng trăm đôi giày mỗi ngày. Quy mô công ty nhanh chóng tăng lên và Adolf quyết định mở rộng sản xuất ra ngoài địa phương. Ông tham dự gần như mọi sự kiện thể thao lớn và nói chuyện với các vận động viên, thuyết phục họ thử giày của mình.

 

Những nỗ lực và quyết tâm của ông đã có kết quả. Nhiều vận động viên hàng đầu của Đức đã dùng giày của họ tại Olympics Amsterdam năm 1928. Adolf luôn điều chỉnh giày đi thử theo phản hồi của từng vận động viên, để đảm bảo họ có sản phẩm tốt nhất.

Ông cũng tạo quan hệ với đội tuyển điền kinh Đức, thông qua huấn luyện viên Josef Waitzer. Sự hợp tác này không chỉ giúp Adolf có những phản hồi quý giá về sản phẩm, mà còn giúp giày của hai anh em được nhiều vận động viên sử dụng hơn trong Olympic. Ở thời điểm các vận động viên chưa có nhà tài trợ chuyên nghiệp, đây là chiến lược marketing đột phá của anh em nhà Dassler.

Đến Olympic Berlin 1936, Adolf quyết định tài trợ cho các vận động viên hàng đầu. Ông thậm chí thuyết phục vận động viên điền kinh nổi tiếng của Mỹ khi đó là Jesse Owens đi giày của họ và đã được đồng ý. Owens sau đó giành được tới 4 huy chương vàng tại Olympic Berlin, phá vỡ nhiều kỷ lục, khiến giày của anh em nhà Dassler càng nổi tiếng. Công ty của họ bắt đầu hiện diện quốc tế nhiều hơn.

Vài năm sau đó, Đại chiến Thế giới II nổ ra, khiến việc kinh doanh bị gián đoạn vì thiếu thốn nguyên vật liệu và nhân lực. Adolf và Rudolf lần lượt phải nhập ngũ, khiến công ty càng gặp khó. Những bất đồng về cách duy trì công ty trong chiến tranh và các hiểu lầm sau đó khiến hai anh em Adolf và Rudolf quyết định không làm việc với nhau nữa.

Năm 1949, Rudolf nhận nửa công ty và nhân viên, thành lập thương hiệu riêng với tên Ruda. Sau này, ông đổi tên thành Puma, vì Ruda không mang tính thể thao. Cùng năm đó, Adolf thành lập Adidas, tạo ra từ chính tên mình - Adolf (Adi) Dassler (das).

Những năm sau chiến tranh rất khó khăn với Adidas, khi kinh tế Đức lại rơi vào khủng hoảng. Adolf phải dựa vào sự sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp để vượt qua. Ông tận dụng nhiều mối quan hệ để có nguồn nguyên liệu dư thừa từ chiến tranh. Ông phải làm giày từ lớp lót bình nhiên liệu trên máy bay, bè cao su và vải lều.

Sau khi ngừng hợp tác với anh trai, Adolf cũng muốn sản phẩm của mình có thiết kế độc đáo, dễ nhận ra dù là đi dưới chân. Ông đã thử nghiệm nhiều thiết kế và cuối cùng cho ra đời logo 3 vạch kẻ song song như hiện tại.

Khi kinh tế Đức dần phục hồi, Adofl và vợ Käthe đã lèo lái Adidas tăng trưởng mạnh. Käthe tham gia vào việc bán hàng, quản lý nhân lực, giúp Adolf tập trung vào việc ông làm tốt nhất. Đến thập niên 60, Adidas đã có hơn 500 nhân viên và là hãng sản xuất giày thể thao lớn nhất thế giới.

Adolf được mô tả là người tận tụy với công việc. Ông nghiên cứu rất kỹ chuyển động của các vận động viên để có ý tưởng cho sản phẩm mới, đặc biệt là khi các môn thể thao bắt đầu được phát trên TV. Năm 50 tuổi, Adolf vẫn chơi nhiều môn thể thao để bám sát quá trình phát triển sản phẩm.

Năm 1986, nhóm nhạc Mỹ Run-DMC sáng tác ca khúc My Adidas để thể hiện sự yêu thích của mình với sản phẩm của hãng này. Người hâm mộ của nhóm sau đó đã đổ xô mua giày Adidas. Ấn tượng với việc này, Adidas đã ký thỏa thuận trị giá 1,6 triệu USD với Run-DMC, tạo nên một trong những vụ hợp tác đáng nhớ nhất lĩnh vực giày thể thao.

Adidas sau đó tích cực liên kết với giới nghệ sĩ để quảng bá thương hiệu. Hãng này nổi tiếng với việc hợp tác với các vận động viên và rapper. Cầu thủ bóng đá David Beckham và huyền thoại boxing Muhammad Ali cũng từng hợp tác với Adidas.

Adolf qua đời năm 1978. Käthe sau đó tiếp tục điều hành công ty cùng con trai Horst cho đến khi bà mất năm 1984.

Hiện tại, Adidas là một trong những thương hiệu trang phục thể thao hàng đầu thế giới, bên cạnh Nike hay Puma. Doanh thu năm 2021 của công ty này là 25 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2020. Lợi nhuận hoạt động là 2,3 tỷ USD.

Hà Thu (theo The Richest, Game Plan A)

https://vnexpress.net/adidas-tu-xuong-giay-sau-nha-thanh-cong-ty-hang-dau-the-gioi-4571460.html

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Cuộc chiến “kẻ sọc” giữa Adidas và Thom Browne vì sao dai dẳng không dứt?

Minh Nguyệt -

Adidas đã đâm đơn yêu cầu Thom Browne bồi thường hơn 860.000 USD. Ngoài ra, nhãn hàng thể thao đòi thêm 7 triệu USD - tương đương với lợi nhuận nhà mốt Mỹ kiếm được từ việc kinh doanh các sản phẩm có gắn họa tiết kẻ sọc…

Dòng sản phẩm thể thao mới ra mắt của Thom Browne. Ảnh: The Business of Fashion

Dòng sản phẩm thể thao mới ra mắt của Thom Browne. Ảnh: The Business of Fashion

Theo Business Insider, đại diện thương hiệu hai thương hiệu đã gặp nhau tại tòa án ở New York hôm 3/1. Vụ việc xảy ra sau khi thương hiệu thể thao cáo buộc Thom Browne sử dụng họa tiết kẻ 3 sọc trong các sản phẩm, dẫn đến gây nhầm lẫn cho khách hàng. Thương hiệu Đức bắt đầu đệ đơn kiện nhà mốt xa xỉ vào tháng 6/2021. Khi đó luật sư của Thom Browne cho rằng thương hiệu của mình đã sử dụng họa tiết 3 đường kẻ sọc trong các thiết kế từ năm 2007, tuy nhiên, sau khi Adidas lên tiếng phản đối, Thom Browne đã đồng ý thêm đường kẻ thứ 4 để tránh cuộc chiến pháp lý.

MỖI BÊN MỘT LÝ LẼ RIÊNG

Luật sư của Adidas chỉ ra họa tiết kẻ sọc từ 2 thương hiệu giống nhau đến mức người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Thom Browne mở rộng sang kinh doanh quần áo thể thao. Adidas cho rằng Thom Browne vi phạm bản quyền, cạnh tranh không lành mạnh: "Thom Browne đã cạnh tranh trực tiếp với Adidas bằng cách sản xuất các sản phẩm quần áo thể thao có kiểu dáng giống Adidas một cách khó hiểu".

Ngoài ra, theo Adidas, Thom Browne còn "lấn sân" vào các thị trường cốt lõi của thương hiệu, đơn cử như bóng đá. Thom Browne đã ký hợp đồng hợp tác với câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng Barcelona vào mùa giải 2018 - 2019 và kéo dài cho đến năm 2021. Thậm chí, họ còn sử dụng hình ảnh của các cầu thủ bóng đá được Adidas tài trợ, trong đó nổi bật nhất là Lionel Messi.

Thậm chí, Thom Browne đăng ký nhãn hiệu tại Liên minh Châu Âu và Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (U.S. Patent and Trademark Office). Bên cạnh đó, Adidas cũng cho biết, cố vấn nội bộ của Adidas đã cố gắng thương lượng giải pháp với luật sư của Thom Browne vào mùa hè năm 2018 nhưng không mang lại kết quả.

Đến tháng 12/2020, Adidas đã đệ đơn phản đối lên Hội đồng Xét xử và Khiếu nại về nhãn hiệu của Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ yêu cầu họ từ chối cho Thom Browne đăng ký nhãn hiệu. Lý do Adidas đưa ra là hai nhãn hiệu quá giống nhau và nhãn hiệu của Adidas đã tồn tại rất lâu trước đó. Hai bên đã đồng ý gia hạn thời gian để có thể giải quyết vấn đề một cách hòa nhã nhưng không mang lại kết quả như ý muốn.

Do đó, Adidas đã đâm đơn kiện ngay lập tức, đưa ra các khiếu nại về việc vi phạm nhãn hiệu, cạnh tranh không lành mạnh và tìm cách cấm Thom Browne phân phối, tiếp thị và bán các sản phẩm quần áo, giày dép có sử dụng họa tiết tương tự Adidas.

Cuộc chiến “kẻ sọc” giữa Adidas và Thom Browne vì sao dai dẳng không dứt? - Ảnh 1Họa tiết 4 đường kẻ sọc trên sản phẩm của Thom Browne liệu có gây nhầm lẫn với 3 đường kẻ đặc trưng của Adidas?
Họa tiết 4 đường kẻ sọc trên sản phẩm của Thom Browne liệu có gây nhầm lẫn với 3 đường kẻ đặc trưng của Adidas?

Theo Vogue Business, phía Luật sư phía Thom Browne thì lập luận rằng hai công ty không có cùng đối tượng khách hàng, hơn nữa họ là một thương hiệu thời trang cao cấp lâu đời, nên không có nhu cầu “làm giả” sản phẩm của một thương hiệu khác. Adidas là thương hiệu thể thao, trong khi Thom Browne phát triển theo hướng nhà mốt cao cấp, xa xỉ. Thom Browne bán lẻ một đôi tất kẻ sọc với giá 120 USD, sản phẩm tương tự của Adidas có giá khoảng 16 USD cho ba đôi. "Ngoài ra, chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp khách hàng nào nhầm lẫn về hai họa tiết", công ty Thom Browne cho biết.

Trong khi những đường kẻ sọc trở thành yếu tố đặc trưng trên giày, quần áo thể thao của Adidas, họa tiết này được Thom Browne sử dụng để tạo điểm nhấn cho các bộ suit, áo phông, áo phao... Jeff Trexler, phó giám đốc tại Viện Luật Thời trang, chỉ ra rằng: "Theo cách bên phía Adidas giải thích, sau khi Thom Browne đồng ý không sử dụng chi tiết 3 sọc, thương hiệu Đức không lường trước được việc nhà mốt Mỹ sẽ chuyển sang 4 đường kẻ". Sau đó, sự phủ sóng của dòng sản phẩm đồ thể thao từ Thom Browne đã dẫn đến vụ kiện.

 

ADIDAS KHÔNG NẮM CHẮC PHẦN THẮNG

Adidas vốn có lịch sử tranh tụng lâu đời khi bàn luận đến họa tiết 3 đường kẻ sọc. Vào năm 2017, Bloomberg cho biết công ty Đức đã nộp gần 50 vụ kiện để bảo vệ nhãn hiệu của mình. Năm 1949, Adidas lần đầu sử dụng họa tiết 3 sọc trên một đôi giày chạy bộ. Đến năm 1952, nhãn hàng Đức sử dụng độc quyền chi tiết kẻ sọc trên giày dép, và trên quần áo vào năm 1967. Từ đó đến nay, hãng đã giải quyết tranh chấp liên quan đến họa tiết này với Skechers, Juicy Couture và Marc Jacobs.

Logo 3 sọc song song của Adidas được coi là một trong những dấu hiệu nhận diện thương hiệu phổ biến và có giá trị thương mại cao nhất trên toàn cầu hiện nay. 

Tuy nhiên, ít người biết rằng Adidas hiện chỉ được bảo hộ nhãn hiệu 3 sọc song song với chiều nghiêng từ phải qua trái trên các sản phẩm giày của mình. Vì vậy, năm 2019, Adidas đã tìm cách thiết lập một nhãn hiệu rộng hơn cho "ba sọc tương đương song song có chiều rộng bằng nhau được áp dụng cho sản phẩm theo bất kỳ hướng nào”. Việc làm này được coi là nỗ lực của Adidas trong việc ngăn chặn các thương hiệu khác sử dụng logo và kiểu dáng tương tự.

Thế nhưng, Tòa sơ thẩm của EU đã từ chối việc đăng kí và khẳng định sự vô hiệu của nhãn hiệu Adidas EU, bao gồm ba sọc song song được áp dụng theo bất kỳ hướng nào. Tòa nêu rõ họa tiết này không phải là hoa văn mà là hình ảnh bình thường, không liên quan đến đặc thù sử dụng và không có màu sắc. Do đó, tòa tuyên bố giữ nguyên quyết định của Văn phòng Tài sản trí tuệ châu Âu (EUIPO) năm 2016, cũng như hủy phán quyết trước đó về việc chấp nhận nhãn hiệu này. Tuy nhiên, Adidas vẫn kháng cáo quyết định lên Tòa án Tư pháp châu Âu.

Adidas mong muốn được bảo hộ bản quyền cho ba sọc tương đương song song có chiều rộng bằng nhau được áp dụng cho sản phẩm theo bất kỳ hướng nào.
Adidas mong muốn được bảo hộ bản quyền cho ba sọc tương đương song song có chiều rộng bằng nhau được áp dụng cho sản phẩm theo bất kỳ hướng nào.

Trước đó, vào năm 2014, Adidas cũng đã nỗ lực nộp đơn xin mở rộng phạm vi bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu 3 sọc theo bất kì chiều nào trên các sản phẩm quần áo, giày dép. Tuy nhiên, đơn đăng ký của Adidas đã vấp phải sự phản đối từ Shoe Branding Europe - một công ty sản xuất giày có trụ sở tại Bỉ. Năm 2016, Văn phòng Sở hữu trí tuệ châu Âu EUIPO cũng quyết định không cấp bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu 3 sọc theo bất kì hướng nào của Adidas.

Ngay lập tức, Adidas đã khiếu nại quyết định này với tòa án sơ thẩm Châu Âu với lập luận mới. Theo đó, phía luật sư của Adidas đã cố gắng đưa ra các bằng chứng về việc bất kì sản phẩm nào có nhãn hiệu 3 sọc đều được người tiêu dùng cho là sản phẩm của Adidas. Tuy nhiên, số lượng bằng chứng đưa ra không đủ để chứng minh cho lập luận này.

Do đó, các luật sư cho rằng việc Adidas tiếp cận Thom Browne về vấn đề sử dụng họa tiết 3 sọc lần này cũng sẽ không giúp ích gì nhiều trong vụ kiện, do thương hiệu đến từ Mỹ thường sử dụng ba sọc theo chiều thẳng đứng hoặc ngang, chứ không phải chiều nghiêng. "Hơn nữa, Thom Browne là nhà thiết kế lâu đời trong lĩnh vực sang trọng, không phải là thương hiệu thời trang nhanh hay một công ty chuyên gia công hàng may mặc đại trà, và cũng chưa vướng những tranh chấp bản quyền tương tự trước đây”, ông Trexler khẳng định. “Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến phán quyết”.

https://vneconomy.vn/cuoc-chien-ke-soc-giua-adidas-va-thom-browne-vi-sao-dai-dang-khong-dut.htm

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Giám đốc điều hành của Puma chính thức trở thành CEO Adidas

Băng Hảo -

Ngày 9/11, Adidas thông báo đã bổ nhiệm ông Bjørn Gulden làm Giám đốc điều hành mới, bắt đầu nhận nhiệm vụ từ ngày 1/1/2023. Ông Bjørn Gulden sẽ thế chỗ của Kasper Rørsted, người đã tuyên bố từ chức hồi tháng 8 năm nay…

Ảnh: BlommbergẢnh: Blommberg

“Chúng tôi rất vui mừng chào đón ông Bjørn Gulden trở lại Adidas. Ông Bjørn Gulden có gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành hàng thể thao và giày dép. Cho nên ông hiểu rất rõ về ngành công nghiệp này và thu hút được một mạng lưới phong phú trong lĩnh vực bán lẻ và thể thao. Ông Bjørn Gulden cũng từng làm việc rất thành công 7 năm tại Adidas trong những năm 1990”, ông Thomas Rabe, Chủ tịch Ban Giám sát của Adidas AG, chia sẻ.

“Với tư cách là Giám đốc điều hành của Puma, ông Bjørn Gulden đã tái tạo sức sống cho thương hiệu và dẫn dắt công ty đạt được những kết quả kỷ lục. Ban giám sát của Adidas AG có niềm tin, rằng ông Bjørn Gulden sẽ dẫn dắt Adidas bước vào một kỷ nguyên sức mạnh mới”, ông Thomas Rabe nói thêm và cho biết tạm thời, Harm Ohlmeyer, Giám đốc Tài chính của Adidas AG, sẽ lãnh đạo công ty cho đến ngày 31/12/2022. Ở một diễn biến khác, Puma cho biết Giám đốc thương mại của hãng này là Arne Freundt sẽ tiếp quản vị trí Giám đốc điều hành mà ông Gulden để lại.

Trước đó vài ngày, đã có tin đồn về việc Giám đốc điều hành hiện tại của Puma sẽ được bổ nhiệm vào vị trí tân CEO Adidas. Các nguồn tin cho rằng, Adidas đã liên hệ với ông Bjørn Gulden để thương lượng về việc ông có thể chuyển sang thương hiệu này chỉ vài tuần sau khi ông Kasper Rørsted thông báo kế hoạch từ chức CEO mà ông đã đảm nhiệm tại Adidas từ năm 2016. Ông Gulden cũng được ghi nhận là ứng cử viên duy nhất còn lại sau cuộc tìm kiếm người kế nhiệm cho hãng thời trang thể thao hàng đầu thế giới.

Ông Bjørn Gulden và ông Kasper Rørsted từng giao lưu với nhau nhiều lần trong những sự kiện của ngành thời trang thể thao.Ông Bjørn Gulden và ông Kasper Rørsted từng giao lưu với nhau nhiều lần trong những sự kiện của ngành thời trang thể thao.

Tân CEO của Adidas 57 tuổi, người Na Uy. Ông từng là một cầu thủ bóng đá và bóng ném chuyên nghiệp. Trước đây, Gulden cũng có giai đoạn từng làm việc tại Adidas với cương vị Phó Chủ tịch cấp cao về quần áo và phụ kiện từ năm 1992 đến 1999. Ông Bjørn Gulden cũng từng là CEO của thương hiệu trang sức Đan Mạch Pandora, CEO của đơn vị bán lẻ giày dép Deichmann, chủ tịch của Rack Room Shoes, chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn bán lẻ thực phẩm Đan Mạch Salling…

Vụ việc này lại một lần nữa nhắc cho ta nhớ “mối thù truyền kiếp “giữa Puma và Adidas, khi mà Adolf và người em trai Rudolf Dassler của ông đường ai nấy đi vào năm 1920. Adolf sau đó xây dựng nên Adidas, còn Rudolf Dassler cũng không kém cạnh gì khi lèo lái con thuyền của PUMA, biến nó thành một trong những đối trọng hàng đầu của Adidas trên thương trường. 

Với động thái Giám đốc điều hành của Puma trở thành CEO Adidas, giới chuyên môn cho rằng “đế chế ba sọc” muốn thúc đẩy hơn nữa mục tiêu bền vững của mình. Bởi theo bảng xếp hạng hồi tháng 6 của trang web thời trang Business of Fashion, tập đoàn thời trang thể thao Puma (Đức) được đánh giá là thương hiệu bền vững nhất trong ngành này trong năm 2022.

 

Puma được chấm nhiều điểm nhất trong cả ba tiêu chí như mức độ sử dụng nước và hóa chất trong sản xuất, quyền lợi người lao động, sự minh bạch. Bên cạnh đó, PUMA đã cải thiện đáng kể lượng khí phát thải trong hoạt động so với năm trước đó. Về tổng thể, PUMA nhận được 49 trên thang điểm 100 của các chuyên gia, cao hơn so với điểm trung bình là 28 điểm.

Ông Bjørn Gulden trở thành Giám đốc điều hành của Puma vào năm 2013 còn ông Kasper Rørsted đảm nhiệm vị trí CEO tại Adidas từ năm 2016.Ông Bjørn Gulden trở thành Giám đốc điều hành của Puma vào năm 2013 còn ông Kasper Rørsted đảm nhiệm vị trí CEO tại Adidas từ năm 2016.

Giám đốc điều hành Puma Bjørn Gulden khi đó cho biết trong giai đoạn 2017-2021, hãng đã giảm được tới 88% lượng khí phát thải trong hoạt động chung và 12% trong chuỗi cung ứng, trong khi vẫn đạt tăng trưởng doanh thu mạnh trong thời gian này. Để đạt được kết quả này, Puma đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo, chuyển đổi toàn bộ ô tô của công ty từ chạy bằng xăng sang điện, tăng cường sử dụng vật liệu bền vững và tăng năng suất của các nhà máy.

Trong khi đó, những năm gần đây, Adidas cũng đã đạt được bước tiến lớn để tạo ra những sản phẩm bền vững, bao gồm sử dụng nhựa đại dương để sản xuất giày và cam kết 9/10 sản phẩm tung ra thị trường vào năm 2025 là sản phẩm bền vững. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tiến bộ toàn cầu do kênh truyền hình CNBC tổ chức, cựu Giám đốc điều hành Adidas Kasper Rørsted từng chia sẻ rằng người tiêu dùng đang nhìn thời trang với sự xem xét kỹ lưỡng hơn, qua đó buộc ngành công nghiệp này phải thay đổi.

Theo ông Kasper Rørsted, truyền thông xã hội giúp người tiêu dùng dễ dàng yêu cầu các công ty và CEO phải chịu trách nhiệm về hành động của họ và đây là một điều tốt khi đem lại sự minh bạch cũng như thúc đẩy sự thay đổi làm ngành thời trang, vốn tạo ra 8 - 10% lượng khí thải carbon toàn cầu hàng năm, phải thân thiện hơn với môi trường.

https://vneconomy.vn/giam-doc-dieu-hanh-cua-puma-chinh-thuc-tro-thanh-ceo-adidas.htm

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới

Minh Nguyệt -

Gã khổng lồ trong ngành trang phục thể thao đến từ Đức dự kiến sẽ ra mắt nhãn hiệu mới đầu tiên sau 50 năm, tập trung vào trang phục hàng ngày và nhắm đến người tiêu dùng Gen Z…

Ảnh: AdidasẢnh: Adidas

Adidas là công ty đồ thể thao nổi tiếng thế giới với những bộ quần áo và đôi giày chất lượng. Theo Macro Trends, giá trị của công ty tính đến tháng 1/2023 là 30 tỷ USD. Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì Adidas có những sản phẩm mà ngay cả giới tỷ phú và những người nổi tiếng cũng thích sưu tập.

Tuy nhiên, “đế chế” thời trang thể thao đã có một năm 2022 khá khó khăn. Theo tờ Financial Times, những giám đốc cấp cao của Adidas đã thở phào nhẹ nhõm khi công ty chấm dứt hợp tác với Kanye West và thương hiệu giày Yeezy cũng như nhãn hàng thời trang Ye. “Đằng sau sự chấm dứt này là cả một cuộc khủng hoảng với chính Adidas”, một cựu giám đốc Adidas nói. “Việc thương hiệu này đổ tiền của vào Yeezy và Ye đã làm bay màu một nửa doanh thu năm 2022 của Adidas, qua đó khiến kết quả lợi nhuận trở nên đáng báo động”.

Thêm vào đó, doanh số suy giảm ở Trung Quốc cũng như quyết định rút khỏi Nga, vốn là một thị trường cực kỳ quan trọng của Adidas, lại càng khiến tình hình trở nên khó khăn hơn. Hãng đã phải hạ mức dự báo lợi nhuận tới 3 lần trong năm ngoái. Nhiều nhân viên Adidas trở nên kém nhiệt huyết và đổ lỗi cho những quyết định sai lầm của các cấp lãnh đạo cũng như văn hóa điều hành độc đoán. Sau khi thông tin vị CEO mới Gulden lên thay thế người tiền nhiệm, giá cổ phiếu của Adidas đã bật tăng 20%. Tuy nhiên kể cả như vậy thì cổ phiếu này vẫn ở mức thấp nhất 6 năm qua, thậm chí còn thấp hơn cả thời kỳ đại dịch Covid-19.

“Việc cải tổ toàn bộ thương hiệu Adidas là điều cần thiết”, chuyên gia phân tích Thomas Chauvet của Citi nhấn mạnh. Tại thời điểm này, nhiều người đã hy vọng vào việc Adidas trở lại đường đua với Nike, và bản thân thương hiệu cũng đã bộc lộ nhiều tham vọng trong năm nay. Để bắt đầu, mới đây, Adidas vừa công bố ra mắt dòng sản phẩm hoàn toàn mới gọi là Sportswear kết hợp hoàn hảo giữa dòng trang phục chuyên dụng cho thể thao và các sản phẩm thời trang Original.

Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 1
Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 2
 
Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 3
Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 4
 
Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 5
Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 6
 

Tập trung vào những khoảnh khắc hàng ngày, dòng sản phẩm mới đem đến một diện mạo mới cho khách hàng bằng cách sử dụng công nghệ mới nhất mà trước đây chỉ các vận động viên mới được sử dụng. Hướng đến nhu cầu và xu hướng định hình thế hệ thời trang tiếp theo, sự ra đời của Sportswear dựa trên nhu cầu ngày càng tăng về trang phục và giày dép dễ mặc, chú trọng sự thoải mái và có thể sử dụng trong nhiều dịp khác nhau. Hơn 70% thế hệ Gen Z ưu tiên cho sự thoải mái thường ngày và cảm thấy tự tin hơn khi mặc trang phục thoải mái, theo thông tin từ Adidas.

Adidas Sportswear sẽ sớm được ra mắt trên toàn thế giới vào ngày 9/2 tại các cửa hàng và trên trang web. Người dùng đã có thể truy cập sớm thông qua ứng dụng từ ngày 2/2. Jasmin Bynoe, nhà thiết kế cấp cao của Adidas Sportswear tại Adidas, cho biết: “Đây là một sự kết hợp chuyên nghiệp giữa thể thao với sự đổi mới trong thời đại này, Adidas Sportswear tập hợp các công nghệ hiệu suất mới nhất của Adidas và vẻ ngoài thoải mái để nâng tầm người mặc”. 

 

Dành cho mùa Xuân - Hè 2023, bộ sưu tập đầu tiên của dòng Sportswear sở hữu những đường cắt đơn giản, thiết kế theo phong cách hình khối màu sắc và lược bỏ các chi tiết trên mỗi phần trước khi ghép phối thành trang phục hoàn chỉnh. Trọng tâm của lần ra mắt này là sự kết hợp giữa giày Avryn và dòng trang phục cải tiến Tiro, với tính thẩm mỹ tối giản. Ngoài ra, bộ sưu tập còn có trang phục Express Dress có chất liệu giống như lụa lấy cảm hứng từ bóng đá, áo Express Jersey vừa vặn thoải mái và áo khoác Express Coach ngoại cỡ…

Aimee Arana, Tổng giám đốc phụ trách Sportswear & Training của Adidas, chia sẻ: “Các xu hướng, thói quen và mong muốn của người tiêu dùng thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là thế hệ trẻ. Mặc dù có nhiều thương hiệu thời trang cũng đang mở rộng thị trường của mình ở mảng trang phục thể thao, nhưng Adidas mang đến sự khác biệt hoàn toàn. Tương lai đang rộng mở, và chúng tôi rất hào hứng khi chính thức ra mắt dòng sản phẩm mới Adidas Sportswear đã được phát triển trong nhiều năm”.

Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 7
Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 8
 
Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 9
Adidas muốn vượt qua khủng hoảng bằng một nhãn hiệu mới - Ảnh 10
 

Bàn về lí do tại sao Jenna Ortega – ngôi sao đang lên nhờ vào loạt phim ‘Wednesday’ của Netflix – lại được hãng “chọn mặt gửi vàng” cho chiến dịch ra mắt lần này, Adidas tuyên bố rằng Ortega là “sự phản ánh chân thực và là nhà vô địch của chủ nghĩa cá nhân và tính linh hoạt, đồng thời hoàn toàn phù hợp với hình ảnh và định hướng của Adidas Sportswear”.  Song song với Ortega, chiến dịch ra mắt dòng sản phẩm mới mang tên “All That You Are” (Tất cả những gì thuộc về bạn),  còn có sự góp mặt của các đại sứ khác của Adidas như ngôi sao bóng đá Hàn Quốc Son Heung-min, cầu thủ bóng rổ Trae Young, cầu thủ bóng đá nữ Mary Fowler và game thủ Carolina Voltan.

Được biết, Adidas đã định hình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho Sportswear, với những sản phẩm mới đã được lên kế hoạch ra mắt trong thời gian sắp tới. Cùng với đó là những sản phẩm và sự hợp tác với các đối tác để tiếp tục nâng tầm thương hiệu đứng đầu trong sự đổi mới với các sản phẩm như Boost, Bounce, 4d, Aeroready và Cloudfoam. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng sẽ gia tăng hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số và ra mắt các chương trình ưu đãi dành cho các thành viên.

Trước đó, Adidas cũng đã tiết lộ một chiến lược mới tập trung vào hoạt động kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng (DTC) trong vòng 5 năm tới. cho biết hoạt động kinh doanh DTC của họ dự kiến chiếm khoảng một nửa tổng doanh thu thuần của công ty vào năm 2025 và tạo ra hơn 80% mức tăng trưởng doanh thu mục tiêu. Đồng thời họ cũng đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số thương mại điện tử vào năm 2025 và hướng tới các sản phẩm bền vững hơn như một phần của kế hoạch chiến lược 5 năm nhằm nâng cao lợi nhuận tiến gần hơn với đối thủ Nike.

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Shein 'đáng sợ' như thế nào: Doanh số 45 tỷ USD, lợi nhuận hàng năm 2 tỷ USD, có thời điểm hơn 5.000 nhà máy cùng tập trung xử lý đơn hàng Duong Tan Huy gửi lúc 19-09-2024 11:10:48

Nhãn hiệu thời trang Witchery gây xôn xao khi loại bỏ size lớn nhất Duong Tan Huy gửi lúc 17-09-2024 16:59:51

Mỹ muốn siết lượng hàng nhập khẩu miễn thuế của Shein và Temu Duong Tan Huy gửi lúc 15-09-2024 07:46:26

Thần tượng K-pop trở thành đại sứ các thương hiệu thời trang nổi tiếng Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 13:31:51

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 117
Day: 44
Week: 1260
Visitors: 864963