Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Đường đến ngôi giàu nhất thế giới của ông chủ LVMH
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Đường đến ngôi giàu nhất thế giới của ông chủ LVMH

Bernard Arnault gần đây vượt Elon Musk để giàu nhất thế giới, trở thành người châu Âu đầu tiên nắm giữ vị trí này.

Arnault hiện (Thứ tư, 14/12/2022) sở hữu 170,8 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index, và 188,6 tỷ USD, theo Forbes. Tuần trước, ông đã vượt CEO Tesla Elon Musk để dẫn đầu danh sách của Forbes. Đến hôm qua, tỷ phú tiếp tục vượt lên trong bảng xếp hạng của Bloomberg.

Đây là lần đầu tiên ông chủ đế chế kinh doanh hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH giữ vị trí này. Dù việc thị trường chứng khoán đi xuống khiến tài sản của Arnault ảnh hưởng phần nào, ông chỉ mất khoảng 7,2 tỷ USD năm nay. Con số này thấp hơn nhiều so với các tỷ phú công nghệ khác trong top đầu danh sách người giàu. Nguyên nhân là nhu cầu hàng xa xỉ vẫn mạnh kể cả khi đại dịch đã hạ nhiệt.

Bernard Arnault trong một sự kiện của Louis Vuitton năm nay. Ảnh: Bloomberg

Bernard Arnault trong một sự kiện của Louis Vuitton năm nay. Ảnh: Bloomberg

LVMH sở hữu 75 thương hiệu, từ Dom Perignon đến Christian Dior và Tiffany & Co. Năm ngoái, họ ghi nhận 64 tỷ euro (68 tỷ USD) doanh thu. Đây là mức tăng mạnh so với mức đáy thời đại dịch năm 2020. Arnault và gia đình sở hữu gần 48% cổ phần công ty, với 64% quyền biểu quyết, theo báo cáo thường niên.

Arnault sinh ra tại Roubaix ở miền bắc nước Pháp năm 1949. Ông tốt nghiệp Polytechnique - một trường đại học danh tiếng về kỹ thuật, sau đó về làm việc cho công ty gia đình - Ferret Savinel. Công ty này tập trung vào xây dựng. Năm 1981, ông chuyển đến Mỹ, tham gia phát triển bất động sản.

Đến năm 1984, ông quay về Pháp và bắt đầu kinh doanh hàng xa xỉ. Khi ông tiếp quản Boussac Saint-Freres, tập đoàn dệt may đã phá sản này đang sở hữu thương hiệu Christian Dior. Ông đã tách riêng hầu hết các mảng kinh doanh khác của công ty này và dùng số tiền thu được để mua cổ phần kiểm soát trong LVMH. LVMH được thành lập từ việc sáp nhập nhập hai doanh nghiệp Louis Vuitton và Moet Hennessy năm 1987.

Trong 3 thập kỷ sau đó, ông biến LVMH thành đế chế hàng xa xỉ kinh doanh đủ mặt hàng, từ rượu, thời trang, đồ da, đồng hồ, trang sức, khách sạn, nước hoa, mỹ phẩm. LVMH hiện có hơn 5.500 cửa hàng trên toàn cầu. Ông cũng rất nhạy bén khi nhận định Trung Quốc sẽ là thị trường chủ chốt, và mở cửa hàng đầu tiên của Louis Vuitton tại Bắc Kinh năm 1992.

 

LVMH hiện có vốn hóa 365,7 tỷ euro - lớn nhất châu Âu. Đầu năm nay, công ty này nâng giới hạn tuổi cho CEO. Việc này cho phép Arnault tại nhiệm đến năm 80 tuổi. Đây là tín hiệu ông muốn nắm quyền điều hành lâu hơn nữa.

Dù gây dựng LVMH bằng hàng loạt thương vụ thâu tóm thành công, Arnault cũng có nhiều thất bại để đời. Ông từng thua tỷ phú Francois Pinault (Pháp) trong việc mua Gucci. Hiện thương hiệu này thuộc Kering. Ông cũng thất bại khi muốn mua Hermes International - hãng sản xuất túi xách Birkin nổi tiếng. Một thành viên trong gia đình Hermes từng gọi ông là "sói già mặc cashmere" vì cách tiếp cận theo hướng "nuốt chửng" của tỷ phú.

LVMH là đế chế kinh doanh đồ xa xỉ lớn nhất thế giới, nhưng Arnault lại rất kín tiếng. Tỷ phú 73 tuổi nằm trong danh sách người giàu từ lâu, nhưng không như Musk và nhiều người khác, ông ít khi xuất hiện trước công chúng và không tích cực hoạt động trên mạng xã hội.

Để tránh gây sự chú ý, Arnault hồi tháng 10 thông báo LVMH đã bán máy bay riêng của hãng này. Nguyên nhân là các tài khoản Twitter theo dấu máy bay của các tỷ phú lên án việc chúng tạo ra khí thải carbon. Chủ đề này nhanh chóng được chú ý tại Pháp, khiến nhiều chính trị gia đề xuất cấm hoặc đánh thuế máy bay riêng.

"Tập đoàn có máy bay và chúng tôi đã bán nó rồi", Arnault cho biết trên Radio Classique - cũng thuộc sở hữu của LVMH, "Giờ sẽ chẳng ai xem được tôi đi đâu vì tôi sẽ thuê máy bay".

Tỷ phú có chế độ ăn kiêng nghiêm khắc và chơi tennis thường xuyên. Ông còn thích sưu tầm nghệ thuật và tham gia khai trương bảo tàng văn hóa - nghệ thuật Fondation Louis Vuitton tại Paris năm 2014.

Arnault cũng gây dựng đế chế riêng trong LVMH. Ông có 5 người con qua 2 cuộc hôn nhân. Tất cả họ đều đang làm việc cho LVMH hoặc các thương hiệu con của tập đoàn.

Theo Bloomberg Billionaires Index, phần lớn tài sản của Arnault đến từ 97,5% cổ phần trong Christian Dior. Công ty này kiểm soát 41% cổ phần LVMH. Gia đình Arnault cũng nắm thêm 6% cổ phần của LVMH nữa.

Hà Thu (theo Bloomberg)

https://vnexpress.net/duong-den-ngoi-giau-nhat-the-gioi-cua-ong-chu-lvmh-4548023.html

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Tỷ phú Bernard Arnault: Giàu nhất thế giới vẫn chưa đủ

Băng Sơn -

Bảng xếp hạng tỷ phú trong tháng đầu tiên của năm mới 2023 vẫn ghi nhận tên ông trùm thời trang của tập đoàn LVMH. Theo Forbes thì giá trị tài sản ròng của người giàu nhất thế giới là 191 tỷ đô la, trong khi Bloomberg đưa ra ước tính thận trọng hơn, khoảng 172 tỷ đô la…

Ảnh: CNN

Ảnh: CNN

Việc một tỷ phú thời trang vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng rơi vào đúng thời điểm xảy ra sự bốc hơi nhanh chóng của một lượng tài sản khổng lồ từ các tỷ phú công nghệ. Sau một năm đầy biến động đối với những người giàu nhất thế giới, Elon Musk trở thành người đầu tiên trong lịch sử mất đến hơn 200 tỷ đô la tài sản ròng, và vì thế mất đi vị trí số 1.

SAO ĐÃ ĐỔI NGÔI

Bernard Arnault là đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành của LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ nổi tiếng với hàng loạt các thương hiệu mang tính biểu tượng như Louis Vuitton, Tiffany và Christian Dior... Hiện tại, LVMH đang nắm giữ hơn 75 thương hiệu lớn nhỏ với xấp xỉ 5.500 cửa hàng trên toàn cầu. Trong năm qua, bộ phận kinh doanh chính của LVMH, Thời trang & Đồ da, đã chứng kiến mức tăng trưởng 20% lên 42 tỷ USD, một kỷ lục, vượt xa mức tăng trưởng chung của tập đoàn là 17%. Louis Vuitton, thương hiệu thời trang hàng đầu của công ty, lần đầu tiên chứng kiến doanh thu vượt mốc 20 tỷ euro (21,8 tỷ USD).

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu hỗn loạn, tài sản của ông Arnault vẫn khá ổn định trong những tháng gần đây. Phần lớn tài sản này gắn liền với cổ phiếu của LVMH và kể từ năm 2020, giá cổ phiếu của công ty đã tăng gần 65%. Khi các biện pháp kích thích kinh tế trong đại dịch đẩy các cổ phiếu công nghệ và vốn hóa của nhiều startup tăng phi mã, Forbes cho rằng giờ đây, mọi thứ đã trở về mặt đất.

Theo Forbes, sau khi bỏ túi hàng nghìn tỷ USD vào năm 2020 và 2021, những tỷ phú giàu nhất thế giới đã có một năm không mấy suôn sẻ. Trong sự rung lắc của thị trường chứng khoán, 1.900 tỷ USD đã mất chủ yếu do giá cổ phiếu lao dốc, 300 tỷ phú công nghệ chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Năm ngoái, vốn hóa Meta từng có thời điểm cán mốc 1.000 tỷ USD tuy nhiên hiện chỉ còn hơn 400 tỷ USD. Mark Zuckerberg cũng là một trong những tỷ phú có tài sản giảm mạnh nhất từ đầu năm 2022. Từng có mặt trong câu lạc bộ tài sản trên 100 tỷ USD nhưng CEO 38 tuổi hiện không còn nằm trong Top 10 người giàu nhất thế giới. Giống như nhiều tỷ phú công nghệ khác, Larry Page – đồng sáng lập Google cũng không tránh khỏi ảnh hưởng khi cổ phiếu ngành này lao dốc. Larry Page rời khỏi Top tỷ phú có tài sản 100 tỷ USD.

Tháng đầu năm 2023 đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong bảng xếp hạng các tỷ phú giàu nhất thế giới. Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani cũng vừa đánh mất vị trí người giàu nhất châu Á.

Tháng đầu năm 2023 đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong bảng xếp hạng các tỷ phú giàu nhất thế giới. Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani cũng vừa đánh mất vị trí người giàu nhất châu Á.

Trong khi đó, từ khi thành lập, giá thị trường của LVMH đã tăng lên ít nhất 15 lần, doanh thu và lợi nhuận tăng lên 500%. Nguyên lý kinh doanh của tỷ phú Bernard Arnault là các thương hiệu thuộc tập toàn sau khi được thâu tóm vẫn hoạt động như doanh nghiệp độc lập, theo văn hoá và bản sắc lịch sử riêng. Vai trò của tập toàn là hỗ trợ lợi ích chung cho các thương hiệu. Phương thức táo bạo và dứt khoát này giúp sức sống của các thương hiệu thuộc LVMH phát triển bền vững và giữ được truyền thống trong bối cảnh kinh tế đầy rẫy biến động.

Trong các năm qua, LVMH tiếp tục thâu tóm Zenith, Tag Heuer và Hublot. Tên của tỷ phú người Pháp đã rất quen thuộc với nhiều người. Ông là nhân vật cố định gần đầu bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới trong nhiều năm, thậm chí còn giành được vị trí hàng đầu từ Jeff Bezos của Amazon vào năm 2021 trước khi nhường chỗ cho Elon Musk.

Bernard Arnault được gọi với cái tên “ông trùm hàng hiệu” hay “sói già mặc cashmere”. Những thương vụ M&A đình đám trong ngành thời trang đã khiến tên tuổi Arnault được nhắc nhiều như "nỗi sợ hãi của các đối thủ kinh doanh”.  

Kể từ khi thành lập đến nay, đế chế thời trang này đã nổi tiếng với việc mua lại, sáp nhập các thương hiệu lớn rồi biến chúng thành một hãng kinh doanh lợi nhuận. Arnault được biết đến là một CEO quyết liệt, sẵn sàng sa thải các nhân sự cao cấp. Con gái cả 44 tuổi Delphine Arnault nói về cha mình: “Ông ấy làm việc 24 giờ/ngày. Kể cả khi ngủ, cha tôi vẫn mơ về những ý tưởng mới”.

 

“SÓI GIÀ” VẪN CHƯA DỪNG LẠI

Không chỉ gói gọn trong địa hạt thời trang, đế chế của Bernard còn đầu tư vào dịch vụ công nghệ và mỹ phẩm. Năm 2017, LVMH đã cộng tác cùng ngôi sao nhạc pop Rihanna và tung ra thị trường dòng mỹ phẩm Fenty Beauty. Năm 2019, LVMH đầu tư gần 3,2 tỷ USD cho tập đoàn khách sạn sang trọng, Belmond. Tập đoàn này sở hữu 46 khách sạn, xe lửa và nhiều du thuyền trên sông. Arnault thích đi kiểm tra các địa điểm bán lẻ của các thương hiệu LVMH và các đối thủ cạnh tranh của họ, theo báo cáo, có ngày ông đã ghé thăm tới 25 địa điểm. Ông cũng công khai tự hào về việc duy trì và phát triển một số thương hiệu và thiết kế mang tính biểu tượng nhất của Pháp.

Tờ Financial Times mới đây đã có bài bình luận về sự khác biệt giữa ông Arnault với Elon Musk. Theo đó, ngay sau khi hoàn thành thương vụ mùa lại Tiffany&Co. vào tháng 1/2021, ông chủ mới Arnault đã cho sa thải toàn bộ giám đốc cấp cao của Tiffany, sau đó đưa người của mình vào ban lãnh đạo, bao gồm người con trai Alexandre lên làm phó chủ tịch. Tuy nhiên Arnault lại không đuổi việc lao động hàng loạt như Elon Musk đã làm sau này với Twitter mà vẫn giữ 14.000 nhân viên như cũ. Vị tỷ phú ngành thời trang này thừa hiểu tầm quan trọng của sự ổn định và cái gì thì nên thay đổi bởi chính bản thân ông cũng dựng nghiệp trong mảng hàng xa xỉ.

Thương vụ Tiffany đã chứng tỏ là một bước đi đúng đắn của ông Arnault khi thị trường hàng xa xỉ bùng nổ bất chấp hậu dịch cũng như lo lắng suy thoái kinh tế. Với kinh nghiệm điều hành của Arnault trong ngành xa xỉ cũng như nguồn lực của LVMH, hoạt động kinh doanh của Tiffany đã phục hồi nhanh chóng sau giai đoạn khó khăn. Trong buổi họp thường niên 2022 của LVMH, chính ông chủ Arnault đã phải thừa nhận việc mua lại Tiffany là “điểm sáng nhất của năm” nhờ lợi nhuận và kết quả kinh doanh cực tốt. Thậm chí tỷ phú Arnault còn nói đùa rằng nếu Tiffany vẫn còn là một công ty đại chúng thì giá cổ phiếu của hãng đã gấp đôi so với thời điểm LVMH mua lại.

Ông Bernard Arnault được cho là sẽ đầu tư vào Lotus, một hãng xe chủ yếu hoạt động trên thị trường ngách của xe điện, nhắm đến ô tô điện hạng sang.

Ông Bernard Arnault được cho là sẽ đầu tư vào Lotus, một hãng xe chủ yếu hoạt động trên thị trường ngách của xe điện, nhắm đến ô tô điện hạng sang.

Theo tờ Fortune, người giàu nhất thế giới hiện nay thậm chí đã quyết định đối đầu trực tiếp với người giàu thứ 2 là Elon Musk trong mảng xe điện.Cụ thể, ông Arnault sẽ giúp startup Lotus, một hãng xe của Anh hiện đang bị nắm giữ bởi Trung Quốc, lên sàn chứng khoán thông qua hoạt động mua lại với mục đích đặc biệt (SPAC Deal) vào nửa cuối năm nay.

Trong thông cáo báo chí được phát ra ngày 31/1/2023, quỹ đầu tư của Arnault là L Catterton Asia Acquisition Corp (LCAA) cho biết họ đã đồng ý sát nhập với bộ phận xe thể thao của Lotus Technology dưới dạng SPAC Deal. Công ty hợp nhất sẽ có tổng giá trị vào khoảng 5,4 tỷ USD. Cổ đông chiến lược của Lotus, hãng Zhejiang Geely Holding cùng những doanh nghiệp khác như Nio Capital, Etika Automotive của Malaysia sẽ năm 89,7% cổ phần của công ty hợp nhất.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo trong năm nay triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn u ám trong khi rủi ro suy thoái không ngừng tăng lên, kinh tế thế giới có thể mất 4.000 tỷ USD từ nay tới năm 2026. Nhưng với ngành hàng xa xỉ thì ngược lại, doanh số vẫn trên đà tăng trưởng. Bernard Arnault đã đứng trên đỉnh cao danh vọng và tiền tài nhưng bản năng chinh phục của “sói già” vẫn chưa dừng lại ở đó. Vị tỷ phú 74 tuổi được dự đoán vẫn sẽ tiếp tục những “nước cờ” táo bạo nhằm giữ vững ngôi vị số 1 vừa giành được của mình.

https://vneconomy.vn/ty-phu-bernard-arnault-giau-nhat-the-gioi-van-chua-du.htm

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Thấy gì qua những cuộc “đổi ngôi” ở đế chế xa xỉ của tỷ phú Bernard Arnault?

Minh Nguyệt -

LVMH đã bổ nhiệm các CEO mới tại hai hãng thời trang lớn nhất của mình, Louis Vuitton và Christian Dior Couture. Thông báo này vừa được đưa ra mới đây, báo hiệu một đợt chuyển giao lớn đang xảy ra bên trong tập đoàn xa xỉ lớn mạnh nhất thế giới...

Ảnh: The Motley Fool
Ảnh: The Motley Fool

Tập đoàn xa xỉ LVMH đã đăng một tuyên bố rằng Giám đốc điều hành của Christian Dior Couture – Pietro Beccari – sẽ kế nhiệm Michael Burke với tư cách là Giám đốc điều hành của Louis Vuitton. Trong khi đó, Delphine Arnault – người con cả của chủ tịch LVMH và là Phó Chủ tịch điều hành sản phẩm của Louis Vuitton từ năm 2013 – sẽ thay thế Beccari làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Dior. 

Theo Bloomberg, Louis Vuitton và Dior là hai thương hiệu cầm trịch trong các cuộc đua của những thương hiệu hàng đầu, và là hai “chiến mã” tốt nhất đóng góp hàng tỷ đô la vào doanh thu của LVMH mỗi năm. Là một phần của kế hoạch cải tổ quản lý, công ty cũng đưa Tiffany vào mảng đồng hồ và trang sức, dưới sự quản lý của Stephane Bianchi. Những thay đổi nhân sự này cho thấy sức mạnh cải tổ trong nội bộ của LVMH, với những cái tên sáng giá sẵn sàng để chuyển đổi công ty, tiếp nhận vị trí mới và đưa các thương hiệu đến nhiều cột mốc ngoạn mục hơn nữa trong tương lai.

Thay đổi này sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2023. Việc Bernard Arnault để con gái Delphine tiếp quản quyền quản lý Christian Dior Couture diễn ra trong bối cảnh vị tỷ phú của giới xa xỉ phẩm đang dần đưa các con lên những vị trí chủ chốt trong đế chế LVMH. Tháng trước, vị tỷ phú này cũng giao cho con trai Antoine vai trò lớn hơn trong đế chế kinh doanh của gia đình. Antoine Arnault đã thay thế vị trí Sidney Toledano làm Giám đốc kiêm Phó chủ tịch Christian Dior SE - công ty con của LVMH.

Từ trài qua phải: ông Pietro Beccari, cô Delphine Arnault và ông Michael Burke.


Từ trài qua phải: ông Pietro Beccari, cô Delphine Arnault và ông Michael Burke.

Những người trong nội bộ LVMH từ lâu đã coi Beccari là người kế nhiệm tiềm năng cho Burke –  người đã lãnh đạo Louis Vuitton từ năm 2012. Những đóng góp của nhà điều hành người Ý đã được công nhận từ các nỗ lực tiếp thị của Vuitton năm 2006 đến 2012 trước khi trở thành ngôi sao “sáng” trong làng thời trang với tư cách là Giám đốc điều hành của hai thương hiệu Fendi và Dior. Kể từ khi Beccari gia nhập Dior vào năm 2018, doanh số bán hàng của thương hiệu đã tăng gần gấp bốn lần. Chúng có thể lên gần 9 tỷ euro vào năm 2022, theo ước tính của HSBC. Tỷ phú Arnault cho biết Beccari đã “vẽ ra một câu chuyện mới” cho Dior. 

Vị giám đốc điều hành này có năng khiếu đặc biệt trong việc tạo ra các trung tâm thương hiệu sống động kết hợp giữa thời trang, ẩm thực, khách sạn, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn nghề thủ công, cũng như dàn dựng các màn Marketing đáng nhớ, chẳng hạn như buổi trình diễn “haute couture” năm 2016 của Fendi tại đài phun nước Trevi hay tái hiện lại buổi chụp hình mang tính biểu tượng của Dior năm 2021 tại Acropolis, Athens.

Trong khi đó, Luca Solca, một nhà phân tích tại Sanford C. Bernstein, cho biết việc thăng chức sẽ giúp Delphine Arnault "tiếp xúc nhiều hơn với tiền tuyến tại Dior".

Sau thông tin Delphine được bổ nhiệm quyền quản lý tại Dior, cổ phiếu LVMH tăng tới 2,2% lên mức kỷ lục trong phiên giao dịch ngày 11/1 tại Paris, đưa định giá tập đoàn xa xỉ lên mốc 388 tỷ euro (417 tỷ USD).

Delphine, 47 tuổi, là con cả trong số 5 con của tỷ phú Arnault. Cô đảm nhận vị trí Phó chủ tịch điều hành của Louis Vuitton trong thập kỷ qua, phụ trách giám sát tất cả hoạt động liên quan đến sản phẩm của thương hiệu. Trong vai trò mới tại Dior, Delphine sẽ hợp tác chặt chẽ với CEO Dior Charles Delapalme để đưa thương hiệu này phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Trong số 5 người của Arnault, Delphine tham gia nhiều nhất vào lĩnh vực thời trang, với tư cách người đứng đầu giải thưởng dành cho các nhà thiết kế thuộc LVMH.

 

Việc cải tổ diễn ra vào thời điểm cả Dior và Louis Vuitton đều đang phát triển mạnh. Dù LVMH không chia nhỏ các con số tài chính theo thương hiệu, sự tăng trưởng của mảng thời trang và đồ da do Dior dẫn đầu trong quý thứ ba. Tập đoàn này cũng sở hữu các thương hiệu đình đám khác như Louis Vuitton, Fendi, Celine... Giới quan sát nhận định đây là bước đi thể hiện rõ mong muốn duy trì tương quan giữa nhóm người ngoài và người nhà Arnault trong đội ngũ lãnh đạo cốt cán của tập đoàn LVMH. Những thay đổi trên đều được đánh giá là thông tin tích cực với cả 2 nhãn hàng chủ lực của LVMH, là tín hiệu rõ ràng về quá trình chuyển giao quyền lực trong gia đình Arnault.

Thomas Chauvet, nhà phân tích của Citi, cho biết: “Việc lên kế hoạch kế nhiệm ở những vai trò chiến lược là yếu tố mang lại thành công cho các thương hiệu chủ chốt của LVMH trong 20 năm qua, do đó những động thái mới đây rất có ý nghĩa”. Việc gia đình Arnault siết chặt quyền kiểm soát đế chế của mình diễn ra trong bối cảnh các công ty thời trang khác ở châu Âu, bao gồm cả Prada và Inditex, chủ sở hữu của Zara, cũng đều đang trong quá trình chuyển giao quyền lực.

Tỷ phú Bernard Arnault và con gái cả Delphine và con trai lớn Antoine Arnault.


Tỷ phú Bernard Arnault và con gái cả Delphine và con trai lớn Antoine Arnault.

Trong số năm người con của ông Arnault, ngoài Delpine và Antoine Arnault, thì còn có Alexandre, 30 tuổi, phụ trách sản phẩm và truyền thông tại Tiffany; trong khi Frederic, 28 tuổi, là CEO của thương hiệu TAG Heuer cũng thuộc tập đoàn. Người con út, Jean, 24 tuổi, đứng đầu bộ phận tiếp thị và phát triển sản phẩm cho bộ phận đồng hồ của Louis Vuitton.

Những động thái giao cho con cái những trách nhiệm lớn hơn trong đế chế kinh doanh của tỷ phú Arnault đã làm dấy lên câu hỏi về việc kế vị tại tập đoàn giá trị nhất châu Âu. Tuy nhiên, ngoài những vị trí mới cho các con, ông Bernard Arnault, 74 tuổi, không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ sớm từ chức, đặc biệt là khi công ty năm ngoái đã nâng độ tuổi tối đa của CEO từ 75 lên 80.

LVMH sở hữu tới hơn 75 nhãn hàng, trong đó có cả công ty thời trang Kenzo và nhà sản xuất champagne Moet&Chandon. Tập đoàn báo cáo lợi nhuận ròng 6,5 tỷ euro (7 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2022, tăng 23% so với mức kỷ lục được ghi nhận cùng kỳ năm 2021. Doanh thu cũng tăng 28% lên 36,7 tỷ euro. Kết quả hoạt động cả năm 2022 sẽ được công bố trong những tuần tới nhưng được dự báo tiếp tục tăng trưởng so với mức doanh thu 64 tỷ euro của năm 2021.

https://vneconomy.vn/thay-gi-qua-nhung-cuoc-doi-ngoi-o-de-che-xa-xi-cua-ty-phu-bernard-arnault.htm

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Lý do các hãng xa xỉ vẫn kiếm bộn bất chấp rủi ro suy thoái

LVMH, Hermès International... công bố doanh thu tăng vọt bất chấp rủi ro suy thoái, nhờ trào lưu mua sắm bù cũng như hành vi của người giàu không tuân theo kinh tế học.

LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton – tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới – ghi nhận kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm vượt dự báo tại 4 trong 5 ngành hàng. Mảng lớn nhất và lãi nhất - gồm các nhà mốt như Christian Dior - tiếp tục dẫn đầu đà tăng trưởng. Nhưng cùng ngày hôm đó, IMF cảnh báo 'điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến' với kinh tế thế giới.

Trong buổi công bố báo cáo, Giám đốc Tài chính Jean-Jacques Guiony đã được hỏi về "sự chênh lệch" giữa tình hình kinh tế toàn cầu (lãi suất tăng, lạm phát tràn lan, rủi ro suy thoái) với sự sôi động của ngành xa xỉ. Ông trả lời: "Hàng xa xỉ không phải là chỉ báo cho sức khỏe nền kinh tế nói chung. Chúng tôi bán hàng cho người giàu và hành vi của họ không nhất thiết tuân theo kinh tế học".

Nói cách khác, khi các chủ hàng tạp hóa nhận thấy khách của họ bắt đầu để ý từng đồng khi lạm phát cao, Louis Vuitton vẫn có thể tăng giá mà không sợ ảnh hưởng đến nhu cầu.

Vài ngày sau đó, đến lượt một công ty kinh doanh hàng xa xỉ khác là Hermès International công bố tăng trưởng doanh thu 24% năm nay, sau khi đã loại bỏ biến động tiền tệ. Thậm chí, điều này đạt được sau khi họ đã tăng giá sản phẩm thêm trung bình 4%. Việc này khiến Hermès tự tin họ có thể tăng giá tới 10% năm tới.

Bên ngoài một cửa hàng của Louis Vuitton tại Vienna (Áo). Ảnh: Reuters

Bên ngoài một cửa hàng của Louis Vuitton tại Vienna (Áo). Ảnh: Reuters

Một số yếu tố khác cũng góp phần tạo nên điều này. Đặc biệt là các quy định hạn chế trong đại dịch được nới lỏng ở một số nước sau hơn 2 năm.

"Hậu Covid-19, hành vi mua sắm bù trở nên phổ biến. Người tiêu dùng có suy nghĩ: ‘Cuộc sống rất ngắn ngủi. Tôi sẽ tận hưởng ngày hôm nay vì chẳng biết ngày mai ra sao’", Gachoucha Kretz – Giáo sư marketing tại Trường kinh doanh HEC Paris cho biết.

 

Tâm lý này có thể lý giải cho làn sóng nhà giàu Mỹ sang châu Âu du lịch năm nay. Với việc USD lần đầu tiên đổi được hơn 1 euro trong 2 thập kỷ, người Mỹ không ngại xếp hàng mua những chiếc túi có giá 9.000 euro của Chanel tại Paris. Số khác ở tại khách sạn Cheval Blanc Paris của LVMH với giá 55.000 euro một đêm cho căn hộ có thang máy và bể bơi riêng.

Sự chi tiêu điên cuồng này còn xuất hiện ở thị trường túi xách xa xỉ đã qua sử dụng. Mặt hàng này thậm chí còn được coi là công cụ đầu tư trong dài hạn và thu hút nhiều người mua mới, theo Lucile Andreani – Giám đốc phụ trách túi xách tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi thuộc hãng đấu giá Christie’s cho biết. Bà ước tính khoảng hai phần ba khách mua túi xách tại các buổi đấu giá là phụ nữ, độ tuổi trung bình là 43.

Giá hàng xa xỉ cũng liên tiếp lập kỷ lục. Tháng 9, một chiếc túi của Hermès Kelly được bán với giá 352.800 euro tại một cuộc đấu giá của Sotheby’s. Đây là mức giá kỷ lục với nhà đấu giá này.

Kể từ năm 2007, LVMH chỉ ghi nhận 2 năm doanh thu giảm. Đó là 2009 – ngay sau khủng hoảng tài chính và 2020 – thời điểm đại dịch mới xuất hiện. Trong cả hai trường hợp, những năm sau đó đều chứng kiến doanh thu tăng mạnh.

Lần này, tình hình có lẽ hơi khác một chút. Bất chấp nguy cơ khủng hoảng vẫn đang lơ lửng, Federica Levato – nhà phân tích tại Bain & Co, cho rằng "những người nghèo và trung lưu chịu ảnh hưởng nhiều hơn, chứ không phải nhóm giàu có".

Kretz nói rằng các hãng kinh doanh hàng xa xỉ thậm chí có thể còn bán được nhiều hàng hơn so với khủng hoảng 2009, do hiện tại, mức độ toàn cầu hóa đã lớn hơn. Các thị trường đang bùng nổ có thể bù đắp cho những nơi đang suy giảm. Việc các nhãn hàng liên tục đầu tư cho sản phẩm cũng đang giúp họ gặt hái thành quả.

"Nhiều người cho rằng các sản phẩm xa xỉ cũng như bất động sản vậy", vì chúng có thể sang tay, Kretz nói và cho biết với những mặt hàng không có hạn sử dụng, người mua sẵn sàng bỏ tiền mua. Tháng 9, một chiếc đồng hồ Cartier Cheich hiếm đã được mua tại phiên đấu giá của Sotheby’s với 1 triệu euro.

Dù vậy, không phải sản phẩm nào cũng miễn nhiễm với suy thoái. Các mặt hàng từ vàng đặc biệt được ưa chuộng trong thời kỳ lạm phát. Điều này lý giải vì sao Tiffany & Co – với sản phẩm từ bạc đóng góp một phần tư hoạt động kinh doanh – lại tăng trưởng khá chậm chạp trong quý III, Guiony cho biết.

Nhu cầu đồng hồ thì mạnh hơn. "Mọi người sợ rằng giá đồng hồ có thể tăng cao. Họ sẵn sàng mua bây giờ, vì lo sau này vẫn phải mua nó với giá đắt hơn nhiều", Guiony nói.

Hà Thu (theo Bloomberg)

https://vnexpress.net/ly-do-cac-hang-xa-xi-van-kiem-bon-bat-chap-rui-ro-suy-thoai-4549394.html

 
Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

'Đời sợi' - lịch sử 30.000 năm vải vóc Duong Tan Huy gửi lúc 16-01-2025 14:02:43

Nguồn gốc sự ra đời của chiếc máy may hay còn gọi là máy khâu gia đình. Duong Tan Huy gửi lúc 08-01-2025 19:06:49

‘Ngôi sao mới nổi’ khiến TikTok Shop nguy cơ mất vị thế: Mới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào 'chiến trường' TMĐT 150 tỷ USD tại Đông Nam Á Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:26:21

Hơn 7.300 siêu thị Mỹ đóng cửa năm 2024: Cuộc đại khủng hoảng của ngành bán lẻ khi số cửa hàng ngừng hoạt động cao nhất 4 năm Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:12:40

Miễn phí trả hàng mua online tác động tiêu cực tới môi trường thế nào Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:52:56

Kiếm triệu USD từ tân trang quần áo giảm phát thải môi trường Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:49:03

Công ty Mỹ tìm cách làm quần áo giá bình dân Duong Tan Huy gửi lúc 01-01-2025 14:15:56

Malcom McLean - Làm đảo lộn nền thương mại thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 31-12-2024 08:56:03

Nỗi đau của H&M: Khách hàng nói 'không yêu cũng chẳng ghét', đang tìm đủ mọi cách để giúp thương hiệu 'ngầu' trở lại Duong Tan Huy gửi lúc 25-12-2024 09:55:39

Những thiết kế thời trang bán chạy năm 2024 Duong Tan Huy gửi lúc 22-12-2024 13:30:36

Giảm doanh số 3 quý liên tiếp, Nike hạ giá thấp hơn đối tác bán buôn để dọn hàng tồn kho: Chiến lược ‘uống thuốc độc để giải khát’ Duong Tan Huy gửi lúc 21-12-2024 14:42:39

Tại sao người Hàn Quốc thích áo phao dài? Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 11:12:14

Campuchia kỳ vọng đơn hàng giày dép và sản phẩm du lịch sẽ tăng 30% vào năm 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 07:58:44

Ông chủ hãng thời trang danh tiếng Mango đột ngột qua đời Duong Tan Huy gửi lúc 15-12-2024 13:04:21

Hành trình của một thanh niên lông bông tới tỉ phú giàu nhất Nhật Bản, chủ đế chế thời trang Uniqlo: 7 nguyên tắc xuyên thời gian! Duong Tan Huy gửi lúc 02-12-2024 09:31:10

Nổi tiếng nhờ vị founder yêu từ thiện, hãng thời trang 50 năm tuổi khủng hoảng vì doanh số không tăng, nhân viên vỡ mộng Duong Tan Huy gửi lúc 29-11-2024 13:44:12

Áp lực kế nghiệp gia đình của Gen Z Duong Tan Huy gửi lúc 28-11-2024 17:44:25

CEO công ty mẹ Uniqlo: ‘Chúng tôi sẽ không chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc’ Duong Tan Huy gửi lúc 26-11-2024 09:45:06

Prada tham gia thiết kế trang phục cho các phi hành gia đi bộ trên Mặt Trăng Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:47:59

Nước mắt của Bernard Arnault: Từ người giàu nhất thế giới đến tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm, bốc hơi 37 tỷ USD chỉ vì Trung Quốc, liệu hàng xa xỉ có hết thời? Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:08:16

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 20
Day: 414
Week: 1713
Visitors: 1223288