Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Các thương hiệu xa xỉ vẫn đặt cược vào sự trở lại của thị trường Trung Quốc
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Các thương hiệu xa xỉ vẫn đặt cược vào sự trở lại của thị trường Trung Quốc

Minh Nguyệt -

Các thương hiệu cao cấp châu Âu vẫn tiếp tục có động thái mở rộng đầu tư vào Trung Quốc, dự kiến sẽ trở thành thị trường lớn nhất của ngành vào năm 2025, bất chấp một năm đầy biến động tại đất nước tỷ dân này…

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Việc Trung Quốc chấm dứt hạn chế đi lại liên quan tới đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ giúp phục hồi nhu cầu trên thị trường bán lẻ xa xỉ phẩm toàn cầu, vốn đã “vắng bóng” du khách Trung Quốc trong ba năm qua. Giá cổ phiếu của các thương hiệu cao cấp toàn cầu đã tăng vọt vào tuần trước, sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ nới lỏng các hạn chế đi lại từ ngày 8/1, cho phép khách du lịch Trung Quốc đổ xô trở lại các trung tâm mua sắm lớn của thế giới, từ Paris đến Tokyo.

Tuy nhiên, các nhà phân tích và các thương hiệu xa xỉ cảnh báo rằng họ khó có thể chứng kiến lượng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại mạnh mẽ như trước đại dịch do các hãng hàng không vẫn chưa hoạt động bình thường hoàn toàn và giá bán tại địa phương giảm. Điều quan trọng không kém là các thương hiệu xa xỉ lớn hiện đang đầu tư nhiều hơn vào trải nghiệm mua sắm ở ngay chính Trung Quốc. 

Mới nhất, Hermes đã khai trương một cửa hàng mới quy mô tại thành phố Nam Kinh, báo hiệu niềm tin của thương hiệu này về sự trở lại mạnh mẽ của người mua sắm Trung Quốc sau ba năm hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19. Cửa hàng của Hermes tọa lạc tại trung tâm mua sắm cao cấp Deji Plaza, với nhiều lựa chọn sản phẩm trải rộng trên hai tầng, từ khăn lụa đến đồ da, cũng như đồ trang trí nhà cửa, đồ trang sức và quần áo.

Trung Quốc đại lục, nơi Hermes có 27 cửa hàng, là điểm tập trung mạnh mẽ của thị trường đồ da cao cấp. Năm ngoái, Hermes cho mở một cửa hàng lớn hơn ở Vũ Hán và thành lập cửa hàng đầu tiên ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Tương tự, các nhãn hàng “siêu sang” như Brunello Cucinelli, Stefano Ricci, Loro Piana và Icicle đang chứng kiến sự gia tăng doanh số bán hàng tại Trung Quốc, bất chấp tình hình tài chính không ổn định hiện tại. 

Thương hiệu Hermes đã khai trương một cửa hàng mới quy mô tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.


Thương hiệu Hermes đã khai trương một cửa hàng mới quy mô tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc.

Theo Bain & Co, dưới tác động của đại dịch, doanh thu bán hàng xa xỉ trong nước của Trung Quốc đã bùng nổ, tăng gấp đôi lên 471 tỷ NDT (68,25 tỷ USD) trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021. Nhiều công ty xa xỉ như LVMH - chủ sở hữu thương hiệu thời trang cao cấp Louis Vuitton và Tapestry, “cha đẻ” của thương hiệu Coach đã tăng gấp đôi số lượng cửa hàng mở tại Trung Quốc trong ba năm qua và tổ chức các buổi trình diễn thời trang lớn để tiếp cận những người tiêu dùng đại lục không thể ra nước ngoài do đại dịch.

Bên cạnh các mặt hàng xa xỉ phẩm, nhiều thương hiệu xa xỉ lớn nhất thế giới cũng đang tìm cách tiến sâu hơn vào thị trường lifestyle Trung Quốc, thu hút những người có ảnh hưởng ở các thành phố bên ngoài Bắc Kinh và Thượng Hải bằng các nhà hàng, quán cà phê và quán bar mới. Không dừng lại ở các thành phố lớn nhất, các thương hiệu xa xỉ đang đeo bám cả những người có ảnh hưởng Trung Quốc ở những vùng xa hơn. Louis Vuitton đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng này ở phía tây nam thành phố Thành Đô, trong một tòa nhà lịch sử từng là nơi gặp gỡ của các thương gia hơn một thế kỷ trước.

Louis Vuitton chỉ là một trong số nhiều thương hiệu xa xỉ làm như vậy tại đất nước tỷ dân. Ralph Lauren đã mở một quán bar cocktail vào mùa hè này - quán bar đầu tiên ở châu Á, theo báo cáo địa phương. Hermes đã thu hút đám đông giới trẻ tại một sự kiện vào tháng này, mời khách hàng thưởng thức trà và cà phê trong khi đọc tạp chí của thương hiệu. Hãng thời trang Pháp Maison Margiela cũng có một quán cà phê ở đó. Fendi trong tháng này đã mở một quán cà phê pop-up ở thành phố Nam Kinh. Burberry điều hành một quán cà phê ở Thâm Quyến…

 

Amrita Banta, Giám đốc Điều hành tại Agility Research & Strategy, nhận xét rằng kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020, những các nhân có tài sản ròng cực cao của Trung Quốc luôn kiên cường hơn về cả tâm lý và xu hướng chi tiêu cho những thứ xa xỉ. Sự giàu có tột độ đồng nghĩa với việc họ là người cuối cùng cảm nhận được ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Giá cổ phiếu của các thương hiệu cao cấp toàn cầu, trong đó có tập đoàn LVMH, đã tăng vọt sau khi Bắc Kinh tuyên bố nới lỏng các hạn chế đi lại.


Giá cổ phiếu của các thương hiệu cao cấp toàn cầu, trong đó có tập đoàn LVMH, đã tăng vọt sau khi Bắc Kinh tuyên bố nới lỏng các hạn chế đi lại.

Trên thực tế, số lượng tỷ phú ở Trung Quốc đã tiếp tục vượt qua Mỹ, có nghĩa là bối cảnh văn hóa xã hội của đất nước này đang thay đổi tương ứng.

Trong 3 năm liên tiếp, Trung Quốc đứng đầu danh sách Những cá nhân có tài sản ròng cực cao (UHNWI) của Hurun với 1.133 người (tăng 75 người so với năm trước). Mỹ xếp thứ hai với 716 người. Hai quốc gia này chiếm 55% tổng số UHNWI toàn cầu.

“UHNWI là những người tiêu dùng cốt lõi của các thương hiệu xa xỉ - những người chiếm phần lớn doanh số bán hàng. Mặc dù gần đây nhiều nhãn hàng quan tâm hơn đến việc thu hút những khách hàng Gen Z, song nhóm này vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ”, bà Banta cho biết.

Hơn nữa, giới siêu giàu Trung Quốc thậm chí còn trở nên giàu có hơn trong thời kỳ khủng hoảng và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Elisa Harca, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của công ty tiếp thị Red Ant, nhận thấy rằng hiệu ứng Matthew đang diễn ra, có nghĩa là người giàu ngày càng giàu và người nghèo ngày càng nghèo đi. “Các cá nhân có giá trị ròng cực cao tại Trung Quốc tăng 2,5%. Do đó, chúng tôi đang quan sát thấy ngày càng có nhiều người siêu giàu sẵn sàng chi tiêu mạnh tay để đáp ứng tốt hơn mong muốn của họ”, bà Harca giải thích. 

Theo Bain & Co, Trung Quốc được coi là có khả năng vượt qua thị trường xa xỉ của Mỹ vào năm 2025. Giờ đây, khi nước này không còn kiên định với chính sách “zero Covid” nữa, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đóng vai trò là nguồn tăng trưởng quan trọng trong những tháng tới khi châu Âu đối mặt với khủng hoảng năng lượng và nền kinh tế Mỹ nguội lạnh. Nhà phân tích Luca Solca của Bernstein dự báo doanh số bán hàng xa xỉ có thể tăng từ 25% đến 35% ở nước này trong năm nay trong khi ở phương Tây, họ dự kiến ​​​​khoảng 5% đến 10%.

 https://vneconomy.vn/cac-thuong-hieu-xa-xi-van-dat-cuoc-vao-su-tro-lai-cua-thi-truong-trung-quoc.htm
Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Thị trường Trung Quốc ưu tiên thời trang nhanh hay đồ hiệu để đón đầu xu hướng “mua sắm trả thù”?

Minh Nguyệt -

Để vực dậy nền kinh tế, giới chức Trung Quốc được cho là đang tìm cách thúc đẩy tiêu dùng của người dân. Trong khi đó, do chính sách "zero-Covid" chặt chẽ, người tiêu dùng Trung Quốc đã tiết kiệm được 1/3 thu nhập trong năm 2022…

Ảnh: Jing Daily
Ảnh: Jing Daily

Theo Bloomberg, trước đại dịch, các hộ gia đình ở đất nước tỷ dân chỉ tiết kiệm khoảng 17% thu nhập của họ. Nhưng trong năm vừa qua, họ gửi tổng cộng là 17,8 nghìn tỉ NDT (2,6 nghìn tỉ USD) vào tài khoản ngân hàng. Ước tính trong vòng 3 năm qua, lượng tiền tiết kiệm ở Trung Quốc đã lên tới 5,6 nghìn tỉ NDT (827 tỉ USD), theo ước tính của JPMorgan Chase & Co. Tuy nhiên, nếu như xảy ra hiện tượng “mua sắm trả thù” như đã từng diễn ra ở Mỹ, vấn đề là người tiêu dùng nước này sẽ nhắm tới phân khúc hàng hóa nào và ưu tiên sản phẩm gì?

NGÀNH THỜI TRANG NHANH CẢM THẤY KHÓ KHĂN

Ngày 27/1, công ty bán lẻ thời trang đa quốc gia H&M của Thụy Điển thông báo lợi nhuận sụt giảm mạnh trong năm 2022, với khoản lỗ bất ngờ trong quý 4 khi phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao. Theo thông báo, so với năm 2021, lợi nhuận ròng của H&M năm ngoái đã giảm gần 2,6 tỷ kronor (252 triệu USD), tương đương 68%, xuống còn gần 3,6 tỷ kronor (350 triệu USD).

Cổ phiếu của H&M cũng đã giảm tới 6% trong giao dịch sớm sau khi lợi nhuận hoạt động hàng quý giảm xuống còn 821 triệu krona (79,7 triệu USD) từ mức 6,26 tỷ chỉ một năm trước đó. Con số đó thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình là 3,67 tỷ krona trong cuộc thăm dò ý kiến ​​​​của các nhà phân tích Refinitiv.

Kết quả nêu bật thách thức đối với các nhà bán lẻ thời trang nhanh khi phải đối mặt với hóa đơn hàng dệt may, năng lượng và vận chuyển cao hơn đồng thời với việc tăng chi phí thực phẩm, năng lượng và tiền thuê nhà buộc người tiêu dùng phải kén chọn hơn về những gì họ mua, theo Reuters. Giám đốc điều hành Helena Helmersson cho biết trong một tuyên bố: "Thay vì chuyển toàn bộ chi phí cho khách hàng, chúng tôi đã chọn cách củng cố vị thế thị trường của mình hơn nữa".

Năm ngoái, H&M đã phát động chiến dịch cắt giảm chi phí 2 tỷ krona hàng năm, với khoản tiết kiệm được từ việc sa thải nhân viên và các biện pháp khác dự kiến ​​sẽ bắt đầu được thực hiện từ nửa cuối năm 2023. Hãng Superdry của Anh mới đây cũng đã quyết định cắt giảm dự báo lợi nhuận cho năm nay do hoạt động kinh doanh bán buôn của họ hoạt động kém hiệu quả. Đầu tuần này, nhà bán lẻ quần áo Primark đã cảnh báo những cơn gió ngược về kinh tế có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng trong năm nay. 

Trong khi các hãng thời trang nhanh "than khó", độ tuổi tệp khách hàng trong lĩnh vực xa xỉ phẩm tại Trung Quốc lại ngày càng mở rộng. Ảnh: Reuters


Trong khi các hãng thời trang nhanh "than khó", độ tuổi tệp khách hàng trong lĩnh vực xa xỉ phẩm tại Trung Quốc lại ngày càng mở rộng. Ảnh: Reuters

“Với giới siêu giàu, việc giảm chi tiêu từ 100.000 USD/tháng xuống 80.000 USD/tháng chẳng thay đổi gì nhiều khi nền kinh tế khó khăn. Trong khi đó người giàu thì có quá nhiều nên thị trường hàng xa xỉ vẫn có nhu cầu cao hơn so với phân khúc trung cấp và giá rẻ”, CEO Milton Pedraza của Luxury Institute nhận định.

“Ngoài ra, thế hệ Z tại Trung Quốc tiếp xúc và mua hàng xa xỉ sớm hơn 3 - 5 năm so với trước đây. Tương tự, Gen Alpha cũng được cha mẹ mua hàng xa xỉ từ bé, qua đó mở rộng độ tuổi tệp khách hàng trong lĩnh vực xa xỉ phẩm và khiến ngành hàng thời trang nhanh mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng”, bà Pedraza nói thêm.

CÁC NHÀ MỐT XA XỈ LẠI TRÀN ĐẦY HY VỌNG

 

Tỷ phú Bernard Arnault của Tập đoàn LVMH cho biết những khách hàng giàu có tại Trung Quốc đã bắt đầu tích cực mua sắm hơn khi quốc gia này chính thức mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, ông Arnault cũng bày tỏ sự lạc quan về triển vọng phát triển của tập đoàn trong tương lai. “Chúng tôi có mọi lý do để tự tin và lạc quan về Trung Quốc. Nhiều sự thay đổi ngoạn mục đã diễn ra tại Macau, nơi người dân hoàn toàn có thể đi du lịch. Các cửa hàng đều chật kín khách mua sắm”, ông Bernard Arnault nói với tờ CNBC.

Sự trở lại của các vị khách hàng giàu có tại Trung Quốc là dấu mốc quan trọng đối với ngành công nghiệp xa xỉ toàn cầu vào năm 2023. Cổ phiếu của LVMH, Richemont, Kering và các tên tuổi khác trong ngành thời trang cao cấp đã tăng vọt trong tháng 1 năm nay.

Điều này xuất phát từ việc các nhà đầu tư kỳ vọng về mức chi tiêu cho hàng xa xỉ tại Trung Quốc sẽ nhanh chóng phục hồi. Đây vốn là thị trường chiếm 1/3 tổng doanh số bán hàng cao cấp trước đại dịch. Một số nhà phân tích cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại có thể thúc đẩy doanh số bán hàng xa xỉ tại châu Âu. Nhiều chuyên gia nhận định khách du lịch tại quốc gia tỷ dân sẽ quay trở lại Paris, Milan và London vào mùa hè năm nay để mua sắm.

Công ty tư vấn Bain and Company mới đây dự đoán rằng, thị trường hàng xa xỉ của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ phục hồi trong nửa đầu đến nửa cuối năm 2023, và giá trị của ngành hàng xa xỉ cá nhân trong năm 2023 sẽ tăng từ 3% đến 5%; tính theo tỷ giá hối đoái cố định, nó nằm trong khoảng từ 6% đến 8%, và sẽ đóng góp 40% doanh số bán hàng của thị trường hàng xa xỉ toàn cầu trong năm nay. 

Tuần trước, hàng ngàn người dân đã vây kín Trung tâm thương mại miễn thuế CDF tại thành phố Tam Á của Hải Nam, để mua các mặt hàng xa xỉ trong kỳ nghỉ năm mới. "Vương quốc Anh khá xa và rất khó mua vé. Nhưng ở Tam Á, chúng tôi có thể đến và đi bất cứ khi nào chúng tôi muốn”, Yu Shunxiao, một sinh viên cho biết. Các chuyên gia cho rằng một phần ngày càng tăng trong chi tiêu xa xỉ của Trung Quốc sẽ vẫn nằm trong biên giới của đất nước dù người tiêu dùng hiện có thể tự do đi lại.

Thị trường Trung Quốc ưu tiên thời trang nhanh hay đồ hiệu để đón đầu xu hướng “mua sắm trả thù”? - Ảnh 1
Thị trường Trung Quốc ưu tiên thời trang nhanh hay đồ hiệu để đón đầu xu hướng “mua sắm trả thù”? - Ảnh 2
 
Thị trường Trung Quốc ưu tiên thời trang nhanh hay đồ hiệu để đón đầu xu hướng “mua sắm trả thù”? - Ảnh 3
Thị trường Trung Quốc ưu tiên thời trang nhanh hay đồ hiệu để đón đầu xu hướng “mua sắm trả thù”? - Ảnh 4
 

Trung tâm mua sắm SKP ở Bắc Kinh là nơi tập trung những nhãn hàng xa xỉ bậc nhất thế giới như Louis Vuitton, Chanel, Hermes, Gucci, Dior... Một người tiêu dùng cho biết vào mùng 3 Tết, cô đã phải xếp hàng gần một tiếng đồng hồ mới vào được cửa hàng LV. Cô nghe nói LV sẽ tăng giá vào tháng 2 nên định mua một chiếc túi trước khi tăng giá, nhưng những kiểu túi cô muốn mua đều đã hết, cô cảm thấy rất tiếc vì phải xếp hàng nhưng vẫn không mua được hàng.

Tại Thiên Tân, hoạt động tiêu thụ hàng xa xỉ cũng rất nhộn nhịp. Theo Văn phòng Thương mại Thành phố Thiên Tân, mức tiêu thụ hàng xa xỉ trong 7 ngày của bốn doanh nghiệp trọng điểm tại đây đã vượt quá 100 triệu Nhân dân tệ (14,8 triệu USD), tăng 55,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn theo dữ liệu của Hiệp hội các nhà bán lẻ Thành Đô, từ ngày 21 đến 27/1, lượng khách hàng của 30 doanh nghiệp thương mại và bán lẻ trọng điểm ở Thành Đô đạt 12,4651 triệu lượt người, tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Jonathan Yan, người đang làm việc cho công ty tư vấn Roland Berger ở Thượng Hải, nói với Reuters rằng khoảng thời gian 3 năm đóng cửa biên giới đã khiến người mua sắm Trung Quốc quen với việc mua hàng xa xỉ nước ngoài ở trong nước. “Một bộ phận những người tiêu dùng sẽ quay trở lại mua sắm ở nước ngoài như trước khi đại dịch diễn ra. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thị trường hàng xa xỉ nước ngoài tại địa phương cũng sẽ quan trọng đối với hầu hết thương hiệu”, ông Yan nhận định.

https://vneconomy.vn/thi-truong-trung-quoc-uu-tien-thoi-trang-nhanh-hay-do-hieu-de-don-dau-xu-huong-mua-sam-tra-thu.htm

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Nguồn gốc sự ra đời của chiếc máy may hay còn gọi là máy khâu gia đình. Duong Tan Huy gửi lúc 08-01-2025 19:06:49

‘Ngôi sao mới nổi’ khiến TikTok Shop nguy cơ mất vị thế: Mới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào 'chiến trường' TMĐT 150 tỷ USD tại Đông Nam Á Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:26:21

Hơn 7.300 siêu thị Mỹ đóng cửa năm 2024: Cuộc đại khủng hoảng của ngành bán lẻ khi số cửa hàng ngừng hoạt động cao nhất 4 năm Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:12:40

Miễn phí trả hàng mua online tác động tiêu cực tới môi trường thế nào Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:52:56

Kiếm triệu USD từ tân trang quần áo giảm phát thải môi trường Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:49:03

Công ty Mỹ tìm cách làm quần áo giá bình dân Duong Tan Huy gửi lúc 01-01-2025 14:15:56

Malcom McLean - Làm đảo lộn nền thương mại thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 31-12-2024 08:56:03

Nỗi đau của H&M: Khách hàng nói 'không yêu cũng chẳng ghét', đang tìm đủ mọi cách để giúp thương hiệu 'ngầu' trở lại Duong Tan Huy gửi lúc 25-12-2024 09:55:39

Những thiết kế thời trang bán chạy năm 2024 Duong Tan Huy gửi lúc 22-12-2024 13:30:36

Giảm doanh số 3 quý liên tiếp, Nike hạ giá thấp hơn đối tác bán buôn để dọn hàng tồn kho: Chiến lược ‘uống thuốc độc để giải khát’ Duong Tan Huy gửi lúc 21-12-2024 14:42:39

Tại sao người Hàn Quốc thích áo phao dài? Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 11:12:14

Campuchia kỳ vọng đơn hàng giày dép và sản phẩm du lịch sẽ tăng 30% vào năm 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 07:58:44

Ông chủ hãng thời trang danh tiếng Mango đột ngột qua đời Duong Tan Huy gửi lúc 15-12-2024 13:04:21

Hành trình của một thanh niên lông bông tới tỉ phú giàu nhất Nhật Bản, chủ đế chế thời trang Uniqlo: 7 nguyên tắc xuyên thời gian! Duong Tan Huy gửi lúc 02-12-2024 09:31:10

Nổi tiếng nhờ vị founder yêu từ thiện, hãng thời trang 50 năm tuổi khủng hoảng vì doanh số không tăng, nhân viên vỡ mộng Duong Tan Huy gửi lúc 29-11-2024 13:44:12

Áp lực kế nghiệp gia đình của Gen Z Duong Tan Huy gửi lúc 28-11-2024 17:44:25

CEO công ty mẹ Uniqlo: ‘Chúng tôi sẽ không chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc’ Duong Tan Huy gửi lúc 26-11-2024 09:45:06

Prada tham gia thiết kế trang phục cho các phi hành gia đi bộ trên Mặt Trăng Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:47:59

Nước mắt của Bernard Arnault: Từ người giàu nhất thế giới đến tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm, bốc hơi 37 tỷ USD chỉ vì Trung Quốc, liệu hàng xa xỉ có hết thời? Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:08:16

Dòng áo Bra Top của UNIQLO trở thành biểu tượng thời trang thiết yếu mới Duong Tan Huy gửi lúc 15-10-2024 08:11:24

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 15
Day: 128
Week: 1480
Visitors: 1216218