Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » HAIVE - TAY KÉO GIÀ HUYỀN THOẠI CỦA THỜI TRANG SÀI GÒN
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:
HAIVE - TAY KÉO GIÀ HUYỀN THOẠI CỦA THỜI TRANG SÀI GÒN

Nhắc đến ông Haive ắt hẳn người sành điệu ở Sài Gòn thập niên 70 không ai không biết đến ông. Người ta còn đặt cho ông biệt danh “Haive - Tay kéo già huyền thoại” như ngầm công nhận tài năng của Haive.
Ông Haive tên thật là Võ Văn Ve (SN 1941, Việt kiều Campuchia), có duyên với nghề may từ năm 14 tuổi, là đệ tử ruột của thợ may Năm Nhung – tay kéo nổi tiếng khắp Campuchia thời trước. Nhờ siêng năng và có tài nên ông được chủ tiệm may yêu mến, chỉ dạy tận tình và sớm trở thành tay kéo điêu luyện.
Trải qua bao thăng trầm, biến cố với nghề, tiệm may của ông Haive giờ đây tọa lạc trong một con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng. Với một người chưa từng có ý nghĩ đem nghề may để kinh doanh, thì với ông Haive bao nhiêu đây đã đủ để ông sống với nghệ thuật. Bất kỳ người nào tiếp chuyện với ông, cũng phải gật gù “Haive sinh ra là để may”.
Bằng giọng sang sảng, không vụng lời mà thẳng thắn, rành mạch, ông khiến cho người đối diện khâm phục về kiến thức, cũng như lòng đam mê của ông đối với may mặc, đặc biệt là Âu phục.
Ông Haive luôn sẵn sàng đón nhận những trào lưu thời trang qua từng thời kỳ, ông kể vanh vách về gu ăn mặc ở từng giai đoạn của người Sài Gòn. Như ngày xưa người ta thích mặc quần ống loe, áo phải dài, quần phải đứng, vai phải ngang, màu vải lịch sự, trang trọng… thì mới đẹp. Còn những bộ vest bây giờ phải ngắn, ôm người, ôm eo, mặc nhẹ, ve nhỏ,… và nhiều màu, nhiều phong cách đa dạng.

1

✂️Người mang comple Pháp vào Sài Gòn

Năm 1970, ông Haive hồi hương với hai bàn tay trắng, sẵn tài nghệ của mình, ông xin vào làm ở những tiệm may có tiếng tại Sài Gòn. Nhờ tay nghề cao, ông được trả công 25.000 đồng/tháng, hơn một lượng vàng thời kỳ đó.
Sau 8 tháng làm việc tích góp, ông xin nghỉ, rồi về đường Yên Đỗ (nay là Lý Chính Thắng) mở tiệm may với tên gọi Haive. Từ đó, tiệm của ông là địa chỉ quen thuộc đối với giới kinh doanh, dân sành điệu của Sài Gòn cũ.
Nhiều nhân vật lớn thời đó như Chánh tòa tối cao Phạm Văn Bạch - người ký tên lên đồng tiền Đông Dương ngày xưa, luật sư Mỹ James J. Taylor, đại sứ Pháp, Úc… cũng đến nhờ ông may.
Khách đến tiệm Haive, ông không cần biết họ là ai, địa vị như thế nào trong xã hội. Họ bước vào tiệm Haive, ông đón tiếp chân tình như hai kẻ đang đi tìm cái đẹp gặp nhau. Có khi quá hợp "rơ", hợp tính, ông tặng đồ luôn cho họ chứ không lấy tiền công.
Ông "dị" ở chỗ sẵn sàng tặng đồ cho người quý cái đẹp, chứ không bớt một xu cho người kỳ kèo với nghệ thuật. Bởi thế mà một đại gia đến đặt may 62 bộ comple rồi nói “tôi may nhiều ông bớt cho tôi tí nhé”, ông đáp “bác may 62 bộ, tôi thích may cho 62 người”.

2
Một vị đại gia khác thì đắt ý: “Phải nói rằng, từ trước đến giờ cái bộ đồ này, mấy người bạn tôi phải công nhận đẹp”.
Ông kể, người Sài Gòn xưa khẳng khái lắm, nói đúng họ sướng, nói sai họ bác bỏ liền. Bằng tài nghệ của mình, ông Haive chứng minh được comple Pháp mang lại sự lịch sự, sang trọng chứ không to bự như comple Ý. Nhờ thế ông dễ dàng mang phong cách comple Pháp thay thế comple Ý ở Sài Gòn lúc bấy giờ.
Với ông Haive, thời kỳ nào cũng vậy, một bộ đồ dù phong cách thế nào, thay đổi hình thức ra làm sao cũng đều là trang phục phục vụ cho việc ăn mặc. Vì vậy nó phải tôn được dáng vóc, hình thể của người mặc, làm cho họ thoải mái, nếu không, dù trị giá cả trăm cây vàng cũng là đồ vứt đi.
Ông lấy chiếc áo vest đã hơn 40 năm tuổi ra làm ví dụ: “Này nhé, một chiếc áo đẹp phải đứng áo, khi mặc vào ngực áo không nhăn, hai tay áo suông nhưng phải tạo sóng với cơ thể, phía lưng áo không nhăn nhúm. Bên trong áo, dù chỉ được giấu đi, nhưng từng đường kim, mũi chỉ cũng phải khéo léo… Chiếc áo này, 40 năm rồi cũng còn giá trị với người mặc”.
Còn với một chiếc quần, qua thời kỳ nào, phong cách ra sao không cần biết, cái quan trọng là phải tạo dáng cho đôi chân, phần dưới lai quần phải thẳng. Nó tạo dáng luôn cho đôi giày đang mang, lưng quần không gãy gập, nhất là quần kẻ sọc, sọc phải thẳng đứng, hai sọc ở hai bên quần phải trùng nhau…
Chính vì sự yêu nghề mãnh liệt, ra đường khi vô tình thấy những người dáng đẹp, nhưng bộ đồ làm họ… bị xấu lây, ông tự thấy xót xa, thấy tội cho người đó, rồi đến làm quen, ngỏ lời may đồ tặng họ. Nhiều người không biết nghĩ ông là ông lão hết thời, đang mồi chài để… kiếm ăn, ông tặc lưỡi kệ họ, chứ thấy xấu chịu không nổi.
Đa số người Sài Gòn ngày nay, họ đặt cái đẹp ở giá trị bộ đồ
Nói đoạn, ông Haive buồn xo: “Giờ tôi ít khi ra đường, chỉ đi khi tập thể dục, uống ly cà phê, hay gặp vài người bạn rồi về, chứ đi nhiều lại thấy người ta mặc đồ không đẹp, lại buồn, lại tội cho họ, lại tự khổ”.
Hỏi vì sao như thế, ông cho rằng người Sài Gòn giờ đây ưa mặc đồ mắc tiền, vào tiệm may càng lớn là được đồ đẹp thì không phải vậy. Mặc comple đưa cái bụng bia "chà bá" ra, người bự, mà mặc đồ lùm xùm thì càng… quá cỡ thợ mộc, thành ra họ tưởng họ sang nhưng mà… "quê một cục" không biết.
Ông nói không chỉ đồ thời nay mới đắt, mỗi bộ comple ông may lúc trước cũng ngang ngửa với một lượng vàng. Ông nhiều lần cầm những khúc vải giá trị đến hàng ngàn đô la Mỹ mà đại gia, ông lớn đem xe con đến nhờ may. Nhưng nếu vải không hợp với người mặc, ông cũng thẳng thừng trả lại chứ không nhận.
Không chỉ ngày xưa, mà hiện nay nhiều nhân vật như ông Đào Hồng Tuyển ("chúa đảo Tuần Châu"), Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn,… cũng may đồ nơi ông.

3
Ông cho rằng hầu hết người Sài Gòn bây giờ, không chỉ sai lầm về cách chọn đồ, mà tính cách họ cũng dần khác đi. Người Sài Gòn xưa trọng cái đẹp, nên thường rủ nhau đi làm đẹp.
Ông Haive công nhận muốn phát triển cần phải đánh đổi, ngay cả con đường Yên Đỗ thơ mộng ngày xưa - nơi ông theo nghề hơn 40 năm, cũng có nhiều thay đổi. Nó trở nên hiện đại hơn, nhiều ngôi nhà mọc lên, đường xá mở rộng cũng đẹp theo một cách khác. Nhưng vì thế mà ông cũng quý trọng những người hàng xóm của mình hơn, vì tấm lòng của họ vẫn vậy, vẫn nghĩa tình ấm áp. Đó mới là điều đáng trân quý.
Nhiều người nói ông ngông, ông "dị" khi chỉ nghĩ đồ ông may ông mới cho là đẹp. Ông tâm sự: “Tôi không phải tự khen, tôi chứng minh được tay nghề của mình, cũng chưa bao giờ chê đồ ở những tiệm may khác, mà vẫn quý trọng những người thợ may. Tôi quý nhất là anh Sơn (chủ tiệm may Sơn) bởi anh là nhà may rất yêu nghề”.
✍️: Phạm An
Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Shein 'đáng sợ' như thế nào: Doanh số 45 tỷ USD, lợi nhuận hàng năm 2 tỷ USD, có thời điểm hơn 5.000 nhà máy cùng tập trung xử lý đơn hàng Duong Tan Huy gửi lúc 19-09-2024 11:10:48

Nhãn hiệu thời trang Witchery gây xôn xao khi loại bỏ size lớn nhất Duong Tan Huy gửi lúc 17-09-2024 16:59:51

Mỹ muốn siết lượng hàng nhập khẩu miễn thuế của Shein và Temu Duong Tan Huy gửi lúc 15-09-2024 07:46:26

Thần tượng K-pop trở thành đại sứ các thương hiệu thời trang nổi tiếng Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 13:31:51

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 58
Day: 409
Week: 1194
Visitors: 864715