Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » H&M và cú lừa gom quần áo cũ bán cho nước nghèo châu Phi: Thu gom 100 tấn tại Việt Nam, cam kết đem lại "cuộc sống mới" cho áo quần
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

H&M và cú lừa gom quần áo cũ bán cho nước nghèo châu Phi: Thu gom 100 tấn tại Việt Nam, cam kết đem lại "cuộc sống mới" cho áo quần

Hoàng Thùy | 15:13 20/06/2023

H&M thực hiện chiến dịch thu gom và tái chế quần áo cũ tại 40 thị trường trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đa phần quần áo cũ bị bán lại sang Châu Phi hoặc những nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ ra hoặc đốt.

H&M và cú lừa gom quần áo cũ bán cho nước nghèo châu Phi: Thu gom 100 tấn tại Việt Nam, cam kết đem lại "cuộc sống mới" cho áo quần

Hiện nay, khoảng 10% khí thải nhà kính đến từ ngành may mặc hoặc từ việc vận chuyển quần áo. Mỗi năm, có khoảng 100 tỷ bộ quần áo được sản xuất, nhưng mỗi bộ chỉ được mặc trung bình 7 lần trước khi bị vứt bỏ. Thúc đẩy hành vi tiêu dùng thời trang nhanh cũng là cách để các hãng thời trang nhanh như H&M, Shein, Zara,... tồn tại và bùng nổ. 

Để thể hiện thiện chí phát triển bền vững với môi trường, hãng thời trang nhanh H&M đã bắt đầu thực hiện chiến dịch quyên góp quần áo cũ và tái chế vào năm 2013. Những khách hàng đem quần áo cũ của hãng đến bỏ vào thùng sẽ nhận được phiếu giảm giá cho lần mua hàng sau. Chiến dịch này được H&M thực hiện khắp 40 thị trường kinh doanh của mình, trong đó có Việt Nam.

H&M ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2017. Chương trình Thu Gom Quần Áo cũ cũng được khởi xướng tại Việt Nam vào ngay năm sau đó. Mỗi lần khách hàng đến gửi một túi đồ cũ không còn sử dụng sẽ được tặng một phiếu giảm giá 15% trên một sản phẩm cho lần mua hàng tiếp theo.

"Tất cả các mặt hàng dệt may, bất kể tình trạng nào, tại tất cả các cửa hàng H&M. Hãy chung tay tái chế thời trang, vì một tương lai bền vững hơn!", H&M Việt Nam nói trong các bài viết truyền thông trên mạng xã hội của mình. Với tất cả mọi sản phẩm hàng dệt may cũ được gửi lại tại các cửa hàng H&M, hãng cam kết quần áo được xử lý tốt nhất, không gây lãng phí và đem cho chúng “cuộc sống mới”.

H&M đưa ra ba phương án xử lý đối với quần áo cũ. Theo đó, loại một là những trang phục vẫn có khả năng đáp ứng điều kiện sử dụng sẽ được bán trên thị trường như những sản phẩm second-hand. Loại kém hơn là quần áo và hàng dệt may bị rách hoặc hư hỏng nhưng chất liệu còn tốt, sẽ được biến thành các sản phẩm sử dụng cho mục đích khác. Và loại cuối cùng sẽ được tái chế và biến thành các vật liệu khác.

Tại mỗi cửa hàng H&M đều có hệ thống thùng Thu Gom Quần Áo Cũ. Bên cạnh đó, hằng năm H&M Việt Nam còn tổ chức những chuyến xe đi đến các trường học tại Hồ Chí Minh và Hà Nội như Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, trường đại học Tôn Đức Thắng thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học kinh tế Quốc Dân Hà Nội,... để trực tiếp thu gom quần áo. 

Theo Dân trí, sau hơn 4 năm thực hiện tại Việt Nam, chương trình đã thu gom được hơn 100 tấn quần áo cũ. Con số này của Tập đoàn H&M toàn cầu là hơn 30.000 tấn chỉ trong hai năm 2020 và 2021.

Tuy nhiên, một cuộc điều tra của The Fast Company cho thấy, những sản phẩm cũ của H&M cũng như nhiều hàng thời trang nhanh khác đa phần bị bán lại sang Châu Phi hoặc những nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ ra môi trường.

Một nhóm phóng viên Thụy Điển đã gắn thiết bị định vị theo dõi vào 10 sản phẩm quần áo còn sử dụng tốt và bỏ vào thùng thu gom của H&M. Dữ liệu cho thấy quần áo cũ được đưa tới ba cơ sở phân loại tại Đức và ba trong số 10 sản phẩm theo tàu biển cập bến ở một quốc gia Tây Phi. Phần lớn quần áo cũ bị bán sang những nước thứ ba như Ghana - thị trường quần áo cũ lớn nhất thế giới.

VTV trích dẫn tờ báo của Thủy Điển cho biết, từ đầu năm đến nay, ba công ty nhận quần áo cũ của H&M đã xuất khẩu tổng cộng 5.711 kiện quần áo sang châu Phi, tương đương khoảng 1 triệu sản phẩm may mặc. Khi tới châu Phi, một nửa số quần áo bị vứt bỏ. 

Trên thực tế, chất liệu Polyester hầu như không thể tái chế được và chỉ 1% những bộ quần áo cũ của H&M là biến thành những tấm giẻ lau, khăn lau tồn tại trong thời gian ngắn trước khi bị vứt ra ngoài bãi rác. Khoảng 99% còn lại nếu không bị bán thành đồ cũ thì cũng bị cho vào lò đốt.

Năm 2022, H&M chi nhánh Thụy Điển đã bị tổ chức Chelsea Commodore đâm đơn kiện lên tòa án Mỹ về hành vi gian dối người dùng. Theo đó, H&M Thụy Điển bị cho là đã quảng cáo sai sự thật về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình khiến khách hàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm “thân thiện môi trường” nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.


https://markettimes.vn/h-m-va-cu-lua-gom-quan-ao-cu-ban-cho-nuoc-ngheo-chau-phi-thu-gom-100-tan-tai-viet-nam-cam-ket-dem-lai-cuoc-song-moi-cho-ao-quan-31987.html

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

 

Cú lừa của H&M: Giả danh hãng thời trang xanh, quyên góp quần áo cũ để tái chế nhưng thực chất đem bán lại ở các nước nghèo hoặc mang đi đốt

20/06/2023 11:39 AM | KINH DOANH
 
 
 
 

Những sản phẩm cũ mà H&M nhận từ khách hàng đa phần bị bán lại sang Châu Phi hoặc những nước nghèo.

 
Cú lừa của H&M: Giả danh hãng thời trang xanh, quyên góp quần áo cũ để tái chế nhưng thực chất đem bán lại ở các nước nghèo hoặc mang đi đốt - Ảnh 1.

“Quảng cáo xanh" (Greenwashing) là quá trình truyền đạt một ấn tượng sai lệch hoặc cung cấp thông tin sai lệch để đánh bóng thương hiệu. Greenwashing được coi là một tuyên bố vô căn cứ để đánh lừa người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi trường.

Năm 2022, tổ chức Chelsea Commodore đã đâm đơn kiện H&M chi nhánh Thụy Điển lên tòa án Mỹ về hành vi gian dối người dùng. Theo đó, H&M Thụy Điển đã quảng cáo sai sự thật về chiến dịch bảo vệ môi trường của mình khiến khách hàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm “thân thiện môi trường” nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.

Cụ thể, nhiều trang phục của H&M được marketing là dùng ít nước hơn nhưng thực tế là ngược lại.

Thậm chí tại Thụy Điển, hãng thời trang nhanh này còn thực hiện chiến dịch quyên góp quần áo cũ để tái chế vào năm 2013. Những khách hàng đem quần áo cũ của hãng đến bỏ vào thùng sẽ nhận được phiếu giảm giá cho lần mua hàng sau.

Hàng nghìn chiếc thùng đựng đồ tái chế được hãng dựng lên khắp 40 thị trường kinh doanh của mình để đánh bóng thương hiệu.

Cú lừa của H&M: Giả danh hãng thời trang xanh, quyên góp quần áo cũ để tái chế nhưng thực chất đem bán lại ở các nước nghèo hoặc mang đi đốt - Ảnh 3.

Tuy nhiên theo điều tra của The Fast Company, những sản phẩm cũ này của H&M cũng như nhiều hàng thời trang nhanh khác đa phần bị bán lại sang Châu Phi hoặc những nước nghèo, để rồi phần lớn trong số đó bị vứt bỏ ra môi trường.

Xin được nhắc rằng lượng chất thải cho việc chuyên chở số sản phẩm này sang các nước thứ 3, để rồi sau đó một nửa bị vứt bỏ bừa bãi ra môi trường mà không được xử lý khiến lời "quảng cáo xanh" của H&M trở nên khó chấp nhận.

Chất liệu Polyester hầu như chẳng thể tái chế được và chỉ 1% những bộ quần áo cũ của H&M là biến thành những tấm giẻ lau, khăn lau tồn tại trong thời gian ngắn trước khi bị vứt ra ngoài bãi rác. Khoảng 99% còn lại nếu không bị bán thành đồ cũ thì cũng bị cho vào lò đốt.

Nói một cách đơn giản hơn, H&M tuyên bố bảo vệ môi trường Thụy Điển, còn xả rác ra chỗ khác thì không phải chuyện của họ.

Kiện tụng là vậy nhưng người Thụy Điển lại chẳng phải những khách hàng đóng góp nhiều nhất cho chất thải ngành dệt may ra môi trường. Tờ Business Insider (BI) cho biết bình quân mỗi người Mỹ chi tới 1.800 USD/năm cho mua sắm quần áo và vứt bỏ lượng trang phục tương đương 200 chiếc áo T shirt ra môi trường mỗi năm.

Mua nhanh, vứt vội là cách mà người tiêu dùng hiện nay đang bị các hãng thời trang nhanh như H&M, Zara hay Shein lợi dụng, dù biết rằng chúng gây ô nhiễm môi trường cực lớn. Xin được nhắc là khoảng 10% khí thải nhà kính hiện nay đến từ ngành may mặc hoặc từ việc vận chuyển quần áo.

Sự trỗi dậy của Polyester

Ngành thời trang nhanh (Fast Fashion) chỉ thực sự bùng nổ từ thập niên 1990, trước đó người tiêu dùng vẫn không vứt quá nhiều quần áo ra ngoài môi trường.

Tuy nhiên kể từ khi sợi Polyester được tổng hợp từ dầu mỏ ra đời với giá rẻ bằng một nửa so với sợi Cotton thì mọi chuyện đã thay đổi.

Giám đốc Maxine Bedat của Viện New Standard cho biết phần lớn trang phục ngày nay về lý thuyết là làm bằng nhựa plastic và chính điều này khiến quần áo thải ra môi trường không những chỉ nhiều hơn mà còn ô nhiễm hơn nhiều so với các trang phục bằng sợi truyền thống. Thông thường Polyester sẽ mất hàng thập kỷ mới có thể phân hủy hết ngoài môi trường.

Năm 2000, sợi Polyester đã chính thức vượt qua Cotton để trở thành nguyên liệu may mặc phổ biến nhất trên thế giới. Trùng hợp thay, cùng năm đó H&M cũng mở cửa hàng đầu tiên tại Mỹ.

Cú lừa của H&M: Giả danh hãng thời trang xanh, quyên góp quần áo cũ để tái chế nhưng thực chất đem bán lại ở các nước nghèo hoặc mang đi đốt - Ảnh 4.

Mỗi tuần, khoảng 15 triệu sản phẩm may mặc cũ được chuyển đến chợ Kantamanto-Ghana và gần một nửa trong số đó bị vứt ra bãi rác, đem đi thiêu hoặc đơn giản là vứt bừa ra biển. Nguyên do là sản phẩm rách hỏng, đồ mùa đông không phù hợp khí hậu nóng, quá rộng hoặc không hợp thẩm mĩ địa phương.

Theo ước tính, những chiếc máy tái chế nguyên liệu mà các hãng thời trang nhanh quảng bá được cho là sẽ phải mất đến 50.000 năm mới xử lý hết được lượng đồ cũ chuyển đến khu chợ Kantamanto trong 1 tuần này.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Ellen MacArthur Foundation, chưa đến 1% số quần áo cũ hiện nay trên thế giới được tái chế thành đồ mới trong khi 9% bao bì nhựa, 70% đồ hộp lại được tái chế sử dụng thành công.

Tỷ lệ này là quá thấp so với hơn 100 tỷ sản phẩm được các hãng thời trang nhanh tạo ra mỗi năm, đủ cho mỗi người trên trái đất có 14 bộ trang phục, cao gấp đôi so với tổng lượng quần áo sản xuất năm 2000. Thế nhưng bình quân mỗi khách hàng lại mặc chỉ có 7 lần những sản phẩm này trước khi thải ra môi trường.

Tờ BI cho hay mỗi ngày, hàng chục triệu tấn quần áo bị vứt bỏ để lấy chỗ cho những kiểu thời trang mới. Hàng năm, khoảng 101 triệu tấn trang phục bị vứt ngoài bãi rác với những tên tuổi quen thuộc như H&M, Zara, GAP...

Những tên tuổi như Zara sản xuất đến 450 triệu tấn trang phục cho 20.000 mẫu thời trang mỗi năm. Trong khi đó các hãng mới nổi như Shein thì sản xuất đến 6.000 mẫu mã mới mỗi ngày.

Cú lừa của H&M: Giả danh hãng thời trang xanh, quyên góp quần áo cũ để tái chế nhưng thực chất đem bán lại ở các nước nghèo hoặc mang đi đốt - Ảnh 5.

Cú lừa

Giám đốc phát triển bền vững Pascal Brun của H&M từng cho biết tập đoàn cực kỳ nghiêm túc trong việc tái chế nguyên liệu, sản phẩm may mặc để bảo vệ môi trường. Hãng đặt mục tiêu chỉ dùng Polyester tái chế vào cuối thập kỷ này.

Ngoài ra, Quỹ H&M cũng cho biết họ đã đầu tư 12 triệu USD cho các công nghệ tái chế Polyester như với HKRITA tại Hong Kong để có thể mở rộng quy mô tái chế lên 3.000 khối quần áo mỗi ngày.

Tuy nhiên đích thân CEO Edwin Keh của HKRITA cũng đã phải thừa nhận nói thì dễ hơn làm và với công nghệ cũng như quy mô của ngành tái chế hiện nay thì còn cần một chặng đường rất dài để có thể giảm dù một chút chất thải nhà kính do ngành thời trang nhanh đang gây ra.

Theo ông Keh, sản lượng tái chế cho ngành thời trang nhanh hiện nay nếu muốn bảo vệ môi trường thì sẽ phải lên đến hàng nghìn tấn mỗi ngày trước tốc độ sản xuất và thay mới sản phẩm của ngành. Trớ trêu thay, hiện mới chỉ có 1% sản phẩm của ngành thời trang nhanh được tái chế do công nghệ còn thấp, tốn quá nhiều chi phí đầu tư và không có lợi nhuận.

Tờ Business Insider cho hay phần lớn nguyên liệu vải tái chế hiện nay là đến từ đồ thừa của các nhà máy may mặc chứ chẳng phải từ quần áo cũ như nhiều hãng tuyên bố.

Thậm chí “cỗ máy xanh” mà giám đốc Brun nhắc đến trong việc hợp tác với HKRITA cũng buộc phải kết hợp với các sợi cơ bản sau khi đã phân tách quần áo cũ để khiến nguyên liệu bền vững hơn cho việc may lại thành trang phục mới.

Cú lừa của H&M: Giả danh hãng thời trang xanh, quyên góp quần áo cũ để tái chế nhưng thực chất đem bán lại ở các nước nghèo hoặc mang đi đốt - Ảnh 6.

Giám đốc Liz Ricketts của tổ chức OR Foundation cho biết các công ty thời trang nhanh như H&M, Zara đã lừa người tiêu dùng thành công với lý do chưa có đủ công nghệ để tái chế đã khiến lượng rác thải quần áo tràn ngập môi trường.

“Đó không phải là vấn đề chính gây ô nhiễm môi trường trong ngành thời trang nhanh. Câu chuyện ở đây là các công ty sẽ phải ngừng sản xuất quá đà và kìm hãm đà tăng trưởng này lại, khi họ sản xuất quá nhanh, quá nhiều để rồi người tiêu dùng chỉ mặc vài lần rồi vứt đi”, giám đốc Liz than thở.

Tuy nhiên đây là điều bất khả thi khi chẳng doanh nghiệp nào từ chối lợi nhuận, còn người tiêu dùng thì quay cuồng với các xu thế thời trang mới từng mùa.

“Tập đoàn của chúng tôi đang tăng trưởng và tham vọng của chúng tôi hiện nay là làm sao biến những tăng trưởng đó trở nên có ý nghĩa”, giám đốc Brun của H&M thừa nhận.

Không tự tin được như H&M, giám đốc Keh của HKRITA cho biết hàng đêm ông đều trằn trọc vì lo ngại công ty sẽ tự mãn với những thành quả quá nhỏ nhặt. Quy mô của việc tái chế nguyên liệu may mặc hiện nay còn quá nhỏ và doanh nghiệp của ông rất dễ bị cho là đang “Quảng cáo xanh” (Greenwashing) cho những tập đoàn lớn như chính H&M.

Chính giám đốc Keh cũng thừa nhận chỉ việc tái chế thôi là chưa đủ mà các hãng thời trang nhanh sẽ cần phải thay đổi cách thức kinh doanh nếu muốn thực hiện đúng cam kết thân thiện môi trường như họ vẫn quảng cáo.

*Nguồn: BI, Quartz, The Fast Company

https://cafebiz.vn/cu-lua-cua-hm-gia-danh-hang-thoi-trang-xanh-quyen-gop-quan-ao-cu-de-tai-che-nhung-thuc-chat-dem-ban-lai-o-cac-nuoc-ngheo-hoac-mang-di-dot-176230620114007615.chn

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Shein 'đáng sợ' như thế nào: Doanh số 45 tỷ USD, lợi nhuận hàng năm 2 tỷ USD, có thời điểm hơn 5.000 nhà máy cùng tập trung xử lý đơn hàng Duong Tan Huy gửi lúc 19-09-2024 11:10:48

Nhãn hiệu thời trang Witchery gây xôn xao khi loại bỏ size lớn nhất Duong Tan Huy gửi lúc 17-09-2024 16:59:51

Mỹ muốn siết lượng hàng nhập khẩu miễn thuế của Shein và Temu Duong Tan Huy gửi lúc 15-09-2024 07:46:26

Thần tượng K-pop trở thành đại sứ các thương hiệu thời trang nổi tiếng Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 13:31:51

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 182
Day: 133
Week: 1324
Visitors: 865163