Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Nhiều công ty thời trang nhanh sửa chữa quần áo cũ để cải thiện hình ảnh
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Nhiều công ty thời trang nhanh sửa chữa quần áo cũ để cải thiện hình ảnh

 

(KTSG Online) – Trong nhiều năm, các nhà bán lẻ thời trang nhanh như H&M, Uniqlo và Zara tìm cách lôi kéo người tiêu dùng mua càng nhiều quần áo mới càng tốt. Giờ đây, những doanh nghiệp này đang cung cấp dịch vụ sửa chữa quần áo cũ trong nỗ lực cải thiện hình ảnh về bảo vệ môi trường.

Uniqlo, một thương hiệu thời trang của Nhật Bản đã mở 21 xưởng sửa chữa quần áo cũ trên thế giới. Ảnh: Klfoodie

Ngành công nghiệp thời trang đang đứng áp lực từ người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhằm giảm bớt tác động môi trường. Trong bối cảnh này, việc sửa quần áo thay vì vứt đồ đã sửa dụng giúp giảm lãng phí đồng thời giúp giảm sử dụng tài nguyên mới để sản xuất sản phẩm thay thế quần áo cũ.

Trong năm nay, Zara (Tây Ban Nha) sẽ triển khai dịch vụ sửa chữa trên toàn quốc tại một số thị trường lớn nhất của thương hiệu này. Uniqlo của Nhật Bản đang bổ sung các xưởng sửa chữa cho một số cửa hàng. Trong khi đó, thương hiệu Cos thuộc sở hữu của H&M (Thụy Điển) cũng hợp tác với một công ty khởi nghiệp để giúp khách hàng sửa váy và áo khoác bị hư hỏng.

Nỗ lực giảm tác động môi trường

Trong khi một số thương hiệu thời trang xa xỉ từ lâu đã cung cấp dịch vụ sửa chữa các sản phẩm đắt tiền thì việc triển khai dịch vụ này ở quy mô lớn lại là một dự án mới đối với các nhà bán lẻ thời trang phổ thông. Xu hướng này cũng có thể đe dọa làm suy giảm doanh số bán các sản phẩm mới.

Ông Óscar García Maceiras, CEO của Inditex, chủ sở hữu Zara, cho biết dịch vụ sửa chữa quần áo cũ và các sáng kiến bền vững khác là một “nỗ lực để chuyển đổi công ty chúng tôi và ngành thời trang”.

Nhà bán lẻ này đang triển khai dịch vụ “Zara pre-owned”, cho phép khách hàng sửa chữa, bán hoặc tặng quần áo đã qua sử dụng tại các cửa hàng và nền tảng trực tuyến của Zara tại Pháp, Đức và Tây Ban Nha trong năm nay. Dịch vụ này sẽ ra mắt tại tất cả các thị trường lớn vào năm 2025 sau khi bắt đầu triển khai ở Anh vào cuối năm ngoái.

Tại Anh, Zara nhận quần áo để sửa chữa và xử lý các khoản thanh toán nhưng sử dụng mạng lưới các thợ sửa chữa bên thứ ba để thực hiện công việc. Về phí dịch vụ, giá sửa một lỗ thủng khoảng 10 bảng Anh, cỡ 13 đô la Mỹ. Công ty cho biết, dịch vụ sửa chữa là chìa khóa cho những nỗ lực bền vững, giúp khách hàng kéo dài tuổi thọ của quần áo và giảm lãng phí.

Với H&M, công ty này cho rằng, việc kéo dài tuổi thọ của quần áo thông qua sửa chữa và các biện pháp khác “là rất quan trọng để giảm tác động đến môi trường.”

Các phân tích cảnh báo, các nỗ lực phát triển bền vững như vậy có thể trở thành lực cản đối với doanh số bán hàng mới. Tuy nhiên, H&M vẫn đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán hàng trong thập niên này đồng thời giảm một nửa tác động đến môi trường.

Theo Quỹ Ellen MacArthur, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở Anh, trung bình cứ mỗi giây, có một xe tải chở quần áo cũ đem chôn hoặc đốt tiêu hủy trên toàn cầu, tương đương 92 triệu tấn hàng may mặc bị vứt bỏ ở các bãi chôn lấp hàng năm. Quần áo mua từ các nhãn hiệu thời trang nhanh thường bị vứt bỏ sau chưa đầy một năm sử dụng.

Hồi tháng 6, Nghị viện châu Âu thông qua chiến lược mới, kêu gọi các công ty thời trang hoạt động ở châu Âu áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao hơn. Các nhà lập pháp đang soạn thảo hơn 10 luật mới, yêu cầu các thương hiệu làm cho quy trình sản xuất trở nên xanh hơn và có trách nhiệm cao hơn đối với rác thải liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý toàn cầu khác và các tổ chức đa quốc gia gồm Liên hợp quốc cũng đang thúc đẩy ngành thời trang chuyển đổi xanh. Trong đó, theo Hiến chương hành động khí hậu của ngành trang do Liên hợp quốc phát động, các bên ký kết bao gồm Gap, H&M và Inditex đã cam kết giảm lượng khí thải.

Các thương hiệu thời trang đang quan tâm nhiều hơn đến số phận của những sản phẩm sau khi rời khỏi cửa hàng. Doanh nghiệp tái chế hoặc kéo dài tuổi thọ của quần áo cũ bằng cách vá các lỗ rách.

Đối với các thương hiệu sang trọng như Hermès hay Louis Vuitton, sửa chữa được xem là dịch vụ thiết yếu. Chi phí sửa một chiếc túi xách hoặc áo khoác của các thương hiệu này có khả năng khiến khách hàng tiêu tốn hàng nghìn đô la.

Khó mở rộng quy mô

Đối với các thương hiệu phổ thông bán quần áo rẻ hơn, dịch vụ sửa chữa có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn. Người tiêu dùng có thể không thấy nhiều lợi ích khi sửa chữa những chiếc quần, áo cũng vì không tốn nhiều tiền khi mua sản phẩm mới. Thêm vào đó, ngay cả khi khách hàng làm như vậy thì các thương hiệu cũng có thể gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô dịch vụ sửa chữa .

Cho đến nay, thương hiệu Uniqlo đã mở 21 xưởng sửa chữa “Re.Uniqlo Studio” trên khắp thế giới. Năm trong số cửa hàng này ở Mỹ, nơi khách hàng có thể trả 5 đô la cho một sửa chữa đơn giản.

H&M đã triển khai trạm sửa chữa tại các cửa hàng ở bảy thành phố, bao gồm Paris và Stockholm. Nhà bán lẻ này cũng cung cấp các hướng dẫn sửa chữa trực tuyến và bán các sản phẩm bao gồm các miếng vá có thiết kế đẹp để khuyến khích khách hàng tự sửa chữa quần áo.

“Đây là dịch vụ được đánh giá cao ở những nơi chúng tôi cung cấp”, Helena Helmersson, CEO của H&M cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, bà cho rằng, với một thương hiệu có giá cả phải chăng thì “rất khó để thu hút nhu cầu ở mức có thể tạo lại lợi nhuận”. Vì vậy, thay vì sửa chữa, việc bán lại quần áo cũ có thể vẫn là động lực chính cho nỗ lực giảm thiểu rác thải của H&M.

Đối với thương hiệu cao cấp Cos của H&M, dịch vụ sửa chữa có tính khả thi kinh tế hơn. Cos vận hành 254 cửa hàng trên toàn cầu, trong đó có 20 cửa hàng ở Anh và 11 cửa hàng ở Mỹ.

Hồi tháng 5, Cos bắt đầu cung cấp dịch vụ sửa chữa trên toàn nước Anh. Dịch vụ được triển khai thông qua sự hợp tác của The Seam, một nền tảng kỹ thuật số hoạt động như một Uber để sửa chữa thời trang, giúp kết nối các cá nhân hoặc doanh nghiệp với đội ngũ thợ sửa chữa độc lập. Seam tính phí dịch vụ 20% cho mỗi công việc.

Layla Sargent, người sáng lập The Seam vào năm 2019, cho biết nhu cầu đang tăng 20% so với tháng trước khi xu hướng sửa chữa quần áo cũ đang trên đà phát triển. Các mặt hàng được sửa chữa qua nền tảng này thường có giá bán từ 80 bảng Anh trở lên. Nền tảng này cho phép các thương hiệu cung cấp dịch vụ sửa chữa mà không cần xây dựng năng lực riêng.

“Trừ khi họ có một xưởng sửa chữa lớn với đội ngũ đông đúc của những người có tay nghề cao nếu không thì sẽ nhanh chóng gặp phải tình trạng tắc nghẽn”, bà nói.

Alex Brinck, một thợ sửa chữa quần áo ở London, nhận việc qua The Seam, cho biết nhu cầu sửa chữa tăng lên trong những năm gần đây khi nhiều người thích thú với ý tưởng giảm tiêu dùng và lãng phí.

Với Brinck, người chuyên về hàng dệt kim, thường tính phí từ 15-200 bảng Anh cho một công việc và mới cắt ngắn chiếc đầm cocktail nạm pha lê trị giá 3.000 bảng của Gucci thì những công việc có giá trị thấp tuy không mang lại hiệu quả về mặt tài chính nhưng vẫn quan trọng về mặt đạo đức.

Theo cô, các thương hiệu thời trang xứng đáng được ghi nhận khi thử nghiệm dịch vụ sửa chữa. Tuy nhiên, để tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa đối với tác động đến môi trường, doanh nghiệp cần đào tạo hàng nghìn thợ sửa chữa mới có khả năng đáp ứng nhu cầu.

“Hàng ngày tôi nhận được yêu cầu sửa chữa từ mọi người trên khắp thế giới, bao gồm cả Hồng Kông và Mỹ. Điều này cho thấy thợ sửa chữa thời trang lành nghề hiếm đến mức nào”, Brinck nói.

Theo WSJ

https://thesaigontimes.vn/nhieu-cong-ty-thoi-trang-nhanh-sua-chua-quan-ao-cu-de-cai-thien-hinh-anh/

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Shein 'đáng sợ' như thế nào: Doanh số 45 tỷ USD, lợi nhuận hàng năm 2 tỷ USD, có thời điểm hơn 5.000 nhà máy cùng tập trung xử lý đơn hàng Duong Tan Huy gửi lúc 19-09-2024 11:10:48

Nhãn hiệu thời trang Witchery gây xôn xao khi loại bỏ size lớn nhất Duong Tan Huy gửi lúc 17-09-2024 16:59:51

Mỹ muốn siết lượng hàng nhập khẩu miễn thuế của Shein và Temu Duong Tan Huy gửi lúc 15-09-2024 07:46:26

Thần tượng K-pop trở thành đại sứ các thương hiệu thời trang nổi tiếng Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 13:31:51

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 93
Day: 2
Week: 1237
Visitors: 864869