Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Một chiếc quần \'chứng chỉ xanh\' bán được giá gấp đôi, vì sao chỉ 10% doanh nghiệp Việt làm?
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Một chiếc quần 'chứng chỉ xanh' bán được giá gấp đôi, vì sao chỉ 10% doanh nghiệp Việt làm?


Tự động hóa, đầu tư máy móc sẽ giúp doanh nghiệp ngành dệt may giảm phụ thuộc vào lao động, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo tiến độ giao hàng. Tuy nhiên nếu muốn có đơn hàng giá trị, các loại máy móc còn phải đạt chứng nhận xanh.

 
 
Ngành dệt may trong cách mạng công nghiệp 4.0 được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư công nghệ - Ảnh: HẢI KIM
 

Ngành dệt may trong cách mạng công nghiệp 4.0 được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư công nghệ - Ảnh: HẢI KIM


Ngày 25-10, bên lề Triển lãm quốc tế máy móc ngành dệt may được tổ chức tại TP.HCM, ông Phạm Văn Việt - phó chủ tịch thường trực Hội Dệt may thêu đan TP.HCM - cho biết trong 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam tiếp tục giảm 20% so với cùng kỳ.

Trong bối cảnh hiện nay, các đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều cạnh tranh hơn không chỉ đến từ thị trường mà còn từ hàng rào các tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó áp dụng tiêu chí xanh trong sản xuất.

Hiện nay thị trường châu Âu (EU) đòi hỏi sản phẩm đạt chuẩn OEKO TEX, một tiêu chuẩn đánh giá tỉ lệ các chất độc hại trong ngành may mặc, đảm bảo được những sản phẩm cung cấp an toàn cho người tiêu dùng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp lựa chọn phát triển bền vững thì phải cân nhắc đầu tư máy móc, quy trình sản xuất thân thiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Theo ông Việt, đến năm 2024 các doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được các tiêu chí xanh của EU sẽ bị áp thuế bảo vệ môi trường. Hiện tại TP.HCM chỉ mới có 5 - 10% doanh nghiệp dệt may đạt các tiêu chuẩn xanh của EU, đây là một con số rất khiêm tốn.

"Một chiếc quần jeans sản xuất theo quy trình thông thường chỉ bán được giá 200.000 đồng, nhưng nếu đáp ứng các tiêu chí xanh, thân thiện môi trường thì giá bán có thể cao gấp đôi", ông Phạm Văn Việt ví dụ.

 

Các doanh nghiệp cần nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua giảm thuế, đưa vào các chương trình kích cầu, hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ.

Hơn 500 đơn vị đến triển lãm quốc tế máy móc ngành dệt may

Chính vì nhu cầu chuyển đổi lớn từ thị trường mà Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt may - VTG 2023 thu hút hơn 500 nhà triển lãm từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 830 gian hàng. Đây là con số "khủng" kể từ sau dịch đến nay cho quy mô một đợt triển lãm quốc tế.

Triển lãm kéo dài đến ngày 28-10.


https://tuoitre.vn/mot-chiec-quan-chung-chi-xanh-ban-duoc-gia-gap-doi-vi-sao-chi-10-doanh-nghiep-viet-lam-20231025164137705.htm?utm_source=dable

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Thêm thế khó về 'tiêu chuẩn xanh' cho ngành dệt may

Ngoài thiếu đơn hàng và bị cạnh tranh bởi các nước, doanh nghiệp dệt may thêm áp lực về tiêu chuẩn xanh từ các thị trường trọng điểm.

Việc ký hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng 53 quốc gia, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, đặt ra yêu cầu về tăng trưởng xanh ngày càng khắt khe. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - hơn 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu vốn đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh. Họ cũng thiếu nhiều quy định như Chứng chỉ LEED, thẩm định chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu phức tạp về thiết kế sinh thái khiến nhiều doanh nghiệp còn chần chừ khi thực hiện chuyển đổi.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó tổng thư ký VITAS chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Global PR Hub

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó tổng thư ký VITAS chia sẻ tại hội thảo do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Global PR Hub tổ chức. Ảnh: Global PR Hub

Thực tế, các thương hiệu thời trang lớn trên thế giới ngày càng ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp xanh hoặc yêu cầu các nhà cung cấp áp dụng nhiều biện pháp thực hành xanh. Đây được xem là biện pháp bảo vệ danh tiếng và triết lý kinh doanh của họ, đồng thời đáp ứng những quy định được luật hóa ngày càng khắt khe.

Bà Lành Huyền Như - Quản lý dự án Chuỗi cung ứng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK Việt Nam), nói tại các nước phát triển, tăng trưởng bền vững không còn là vấn đề chính phủ khuyến khích doanh nghiệp nên làm, mà chuyển sang bắt buộc họ phải thực hiện. Theo lộ trình, các tiêu chuẩn trên càng mở rộng phạm vi, từ đó ảnh hưởng sâu và rộng đến hệ sinh thái doanh nghiệp cung ứng tại các nước khác, trong đó có Việt Nam.

 

Bà Như lấy ví dụ tại Đức, Luật thẩm định chuỗi cung ứng (LkSG) quy định các doanh nghiệp phải có trách nhiệm giám sát đối tác, nhà cung ứng của họ đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và quyền người lao động, trước khi nhập khẩu vào quốc gia này. Mức phạt có thể lên đến 2% tổng doanh thu nếu vi phạm. LkSG có hiệu lực từ năm nay cho các doanh nghiệp có quy mô từ 3.000 nhân viên trở lên, nhưng sang năm sau, các công ty có quy mô từ 1.000 nhân viên trở lên cũng phải tuân thủ. Dự kiến, châu Âu cũng thông qua Chỉ thị Thẩm định chuỗi cung ứng (CSDDD) với nội dung tương tự.

Ngay cả với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), đại diện AHK Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp vẫn chưa được định hướng rõ ràng về khía cạnh bảo vệ lao động và trách nhiệm xã hội. Bà Như dự đoán, điều này có thể khiến ngành dệt may Việt Nam gặp khó khăn trong quá trình thẩm định chuyên sâu tại thị trường EU.

Việc các quốc gia nhập khẩu trọng điểm tăng cường quy định về xanh hóa gây thêm thế khó cho ngành dệt may vẫn chưa phục hồi sau dịch. Theo VITAS, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 10 tháng đầu năm đạt 33 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Không có đơn hàng khiến các doanh nghiệp không đủ vốn hoặc không hoạt động liên tục để chuyển đổi xanh.

Một chuyên gia khác cũng nêu ví dụ thực tế về một doanh nghiệp chủ động thực hiện chuyển đổi hệ thống xử lý nước thải. Doanh nghiệp này tìm đến đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và hào hứng đầu tư nhưng rồi phải dừng đột ngột vì không có đơn hàng.

tỷ USDKim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam1.20222.20223.20224.20225.20226.20227.20228.20229.202210.202211.202212.20221.20232.20233.20234.20235.20236.20237.20238.20239.202310.202311.202301234VnExpress | Nguồn: Tổng cục Thống kê7.2023● Kim ngạch: 3.2

Tuy có nhiều khó khăn, các bộ luật thẩm định chuỗi cung ứng kể trên sẽ tạo ra cơ hội mới cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam giành lợi thế so với các nước khác. Gần đây, hàng dệt may Bangladest thắng thế, nhờ giá thấp hơn khi hưởng thuế suất bằng không ở châu Âu và nhân công rẻ. Vì thế, nếu quốc gia Nam Á này không thực hiện tốt các quy định bảo vệ quyền con người, trong tương lai các thị trường lớn như châu Âu cũng sẽ hạn chế nhập hàng hóa.

Phó tổng thư ký VITAS nêu quan điểm dù khó khăn, chuyển đổi xanh là con đường tất yếu, không thể không đi nếu các doanh nghiệp dệt may muốn tồn tại và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. "Đây là cuộc chơi chúng ta không có quyền lựa chọn", bà nhấn mạnh.

Tất Đạt

 https://vnexpress.net/them-the-kho-ve-tieu-chuan-xanh-cho-nganh-det-may-4683730.html
Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Doanh nghiệp đối diện thách thức sản xuất xanh

Để đáp ứng tiêu chuẩn từ các thị trường nhập khẩu lớn và không bị loại khỏi chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp trong nước buộc phải chuyển đổi sản xuất xanh.

Gần 1 năm nay, các dây chuyền của công ty cổ phần giày Thăng Long đã chuyển dịch sang sản xuất xanh - ít tạo ra carbon hơn. Ví dụ, thay vì dùng than đá để làm nhiên liệu, doanh nghiệp đã đổi sang dùng dầu, điện. Công ty cũng đầu tư máy móc mới để nghiền, trộn các phế phẩm để tái sử dụng hay nhập khẩu các dòng vải tái sinh về dùng.

Nói với VnExpress, ông Nguyễn Ngọc Tùng, Tổng giám đốc công ty, cho biết doanh nghiệp chấp nhận chi phí sản xuất tăng thêm 10-15%, trong bối cảnh đơn hàng chưa phục hồi, lợi nhuận giảm 50-60%.

"Bắt buộc phải làm nếu không muốn bị loại khỏi chuỗi cung ứng. Nếu mình không đáp ứng được các chuẩn xanh, họ sẽ không đặt hàng nữa", ông Tùng nói.

Việc kiểm tra hàng có đủ chất lượng "xanh" không cũng được tiến hành chặt chẽ thông qua một bên thứ ba kiểm xưởng. "Nếu không đạt yêu cầu, chứng chỉ, họ sẽ hủy đơn", ông Tùng chia sẻ. Doanh nghiệp này hiện có 3 nhà máy với 1.700 công nhân, hơn 97% hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc, EU.

Sản phẩm sợi và vải làm từ than xơ dừa của một doanh nghiệp Việt. Ảnh: Faslink

Sản phẩm sợi và vải làm từ than xơ dừa của một doanh nghiệp Việt. Ảnh: Faslink

Tương tự, ông Đinh Hồng Kỳ, Chủ tịch công ty Secoin, cho biết đang phải liên tục chuyển đổi, cải tiến để đáp ứng được yêu cầu từ chuỗi cung ứng xanh toàn cầu tại châu Âu.

"Những chuẩn mực kinh doanh toàn cầu đang thay đổi buộc doanh nghiệp hoặc bước lên tầm mới hoặc tự loại mình khỏi sân chơi", ông Kỳ cho biết. Secoin là đơn vị chuyên sản xuất gạch ngói không nung, đã xuất khẩu hàng đến 60 nước trên thế giới.

 

Nhiều doanh nghiệp, chuyên gia trong nước thời gian gần đây cũng đề cập đến việc dệt may Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nhiều do các đơn hàng dịch chuyển sang nước khác khi chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xanh của các thị trường lớn.

"Cùng là nước đang phát triển nhưng Banglasdesh đã chuyển dịch theo hướng năng lượng tái tạo, xanh, ít phát thải hơn nên nhiều đơn hàng thay vì sản xuất ở Việt Nam đã chuyển đến nước này", ông Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu, Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên môi trường, nói tại một tọa đàm gần đây.

Theo bà Kitty Bu, Phó chủ tịch Liên minh Năng lượng toàn cầu vì con người (GEAPP), ngày càng có nhiều công ty trên thế giới đưa ra yêu cầu nghiêm ngặt khi nhắc đến sản xuất.

"Họ đang tuân theo các yêu cầu về tổng phát thải nhà kính cho chuỗi cung ứng của họ. Có rất nhiều yêu cầu về xanh hóa xuyên suốt chuỗi đang được thực thi", bà lưu ý.

Tuy nhiên, việc áp dụng các tiêu chuẩn xanh không hề dễ. Ông Nguyễn Ngọc Tùng nói, bản thân doanh nghiệp đã rất áp lực trước sự chuyển đổi này. Đó vừa là bài toán thay đổi nhận thức, vừa là sức ép chi phí trong giai đoạn thị trường đầy thách thức. "Những doanh nghiệp nào nhỏ, không đủ tiềm lực có thể phải tạm dừng", ông chia sẻ.

Phía Bộ Kế hoạch & Đầu tư, trong một báo cáo gần đây đã liệt kê xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn xanh, bền vững của các nước là một áp lực lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu, khiến họ tăng chi phí nếu muốn tuân thủ.

Đơn cử, việc EU áp dụng Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới, thực hiện Thỏa thuận xanh châu Âu và Chính sách từ nông trại đến bàn ăn sẽ là thách lớn trong khi hầu hết doanh nghiệp Việt chưa có đầy đủ thông tin, kiến thức, nguồn lực để tuân thủ.

Do đó, để hỗ trợ cho doanh nghiệp, ông Nguyễn Sỹ Linh cho rằng Chính phủ cần có những trợ lực nhất định đặc biệt trong giai đoạn đầu khi thực hiện các quy định bắt buộc về kiểm kê phát thải nhà kính. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến các cơ chế khuyến khích, các ưu đãi về thuế với hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo phương thức carbon thấp.

"Nếu không nắm bắt cơ hội, doanh nghiệp sẽ mất đi lợi thế của mình. Cần thích ứng và đứng ở vị trí chuẩn bị tốt nhất cho tương lai", bà Kitty Bu chia sẻ thêm. Bà lưu ý, Việt Nam cần lập kế hoạch với tầm nhìn dài hạn cho vấn đề sản xuất xanh.

https://vnexpress.net/doanh-nghiep-doi-dien-thach-thuc-san-xuat-xanh-4670965.html

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Thách thức với chiến lược xanh hóa ngành dệt may


Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng dệt may đạt 5,2 tỷ USD xuất khẩu, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 4 trong nhóm mặt hàng có kim ngạch cao nhất cả nước.


Chú thích ảnh

Việc "xanh hóa" ngành dệt may được cho là sẽ có lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh tư liệu: TTXVN

Các chuyên gia nhận định, kết quả này có được là nhờ tình hình thị trường tiêu dùng hàng dệt may thế giới dần ấm lại từ cuối năm 2023. Cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước cũng tích cực "xoay xở" tìm kiếm đơn hàng; đồng thời, ngành này cũng đang từng bước thích ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu đó là xanh hóa trong sản xuất. 

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, việc xanh hóa trong sản xuất đã không còn là việc muốn hay không mà đến nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Việc dần thích ứng của doanh nghiệp Việt sẽ giúp xuất khẩu hàng hóa bền vững. May 10 đã triển khai việc “xanh hóa” sản xuất trong khoảng 3 năm qua, bằng những việc làm cụ thể như đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, sử dụng ít điện năng, hay như đầu tư nhiều vào hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái, liên kết chuỗi sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài để sử dụng nhiều nhất các sản phẩm từ tái chế, từ thiên nhiên để đảm bảo tỷ trọng xuất xứ nguyên liệu từ sợi trong cấu thành của sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngay cả trong quá trình sản xuất, những nhiên liệu đầu vào đốt bằng than cũng đang được chuyển đổi sang nhiên liệu bằng điện sinh khối để đảm bảo khí thải carbon được ít nhất. Dự kiến, trong năm 2024, nếu toàn bộ dự án của May10 đi vào hoạt động sẽ giúp giảm phát thải được hơn 20 nghìn tấn carbon ra môi trường.

Hiện nay, đã có rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới trong ngành dệt may công bố lộ trình sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tái chế, tự nhiên và tuần hoàn trong quá trình phát triển từ nay đến năm 2050. Các nhà mua hàng, nhất là các nhãn hàng lớn và chuỗi kinh doanh quốc tế, đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của họ để bảo đảm các mục tiêu bền vững nghiêm ngặt. Những yêu cầu này nhấn mạnh các vấn đề như hiệu quả môi trường, sử dụng vật liệu tái chế, tìm kiếm các vật liệu hữu cơ hoặc bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng và bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như nhiên liệu hóa thạch và nước. Sức ép này từ người tiêu dùng sẽ là lực đẩy để các nhãn hàng cam kết và hành động cải thiện tính bền vững trong suốt chuỗi cung ứng của họ.

Ở châu Âu, hiện cũng đã có Thỏa thuận Xanh (EGD) với các mục tiêu đề ra từ nay đến 2030 và tầm nhìn 2050; trong đó có thỏa thuận riêng về phát triển dệt may bền vững với rất nhiều yêu cầu về nguyên vật liệu tái chế, tuổi thọ của sản phẩm. Dự kiến trong năm 2024, EU cũng đưa ra quy định Ecodesign trong ngành dệt may để hạn chế rác thải dệt may, hạn chế rác thực phẩm trong Fark to fork. Các quy định này đều đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu phải có sự chuẩn bị và chuyển đổi sản xuất tương ứng.

Giáo sư. Tiến sĩ Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam cho hay, với dệt may Việt Nam, EU đã và đang là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, với EU, dệt may lại đứng trong Top đầu các ngành làm suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Do đó dệt may cũng thuộc nhóm tập trung nhiều nỗ lực xanh nhất của EU. Phần lớn các chính sách xanh của EU về dệt may được tập trung tại chiến lược dệt may tuần hoàn và bền vững với các định hướng chính sách về thiết kế sinh thái bảo đảm độ bền, khả năng sửa chữa, tái chế, tăng cường thông tin qua hộ chiếu số của sản phẩm, các yêu cầu thông tin nhằm chống gian dối về tính xanh, hạn chế tối đa phát tán hạt vi nhựa từ sản phẩm dệt may ra môi trường, giảm thiểu các hóa chất độc hại trong sợi và áp dụng trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất…

So với nhiều ngành hàng, lĩnh vực khác, tiêu chuẩn áp dụng với ngành dệt may được đánh giá là phức tạp, thách thức hơn và đáng kể hơn, có phạm vi bao trùm tất cả các sản phẩm dệt may và được luật hóa dưới dạng các yêu cầu pháp lý tối thiểu, bắt buộc thực hiện mà không phải chỉ là các khuyến nghị. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn, biện pháp, quy định của Thỏa thuận Xanh EU tác động đến nhiều khâu trong chuỗi sản xuất, từ thiết kế mẫu mã đến nguyên phụ liệu, từ sản xuất, nuôi trồng đến vận chuyển, từ sử dụng đến sửa chữa, từ thải bỏ đến tái chế… mà không phải chỉ áp dụng với thành phẩm cuối cùng.

Tuy thách thức là vậy, xong nếu tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn xanh hóa trong ngành sản xuất sẽ giúp việc chuyển đổi sang sản xuất xanh một cách chủ động, đồng bộ và toàn diện. Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp và cũng là cách thức tốt nhất để doanh nghiệp có thể đi trước một bước, tiếp cận sớm thị trường các sản phẩm xanh đầy tiềm năng của EU với tệp khách hàng có ý thức tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ của khu vực này. Đồng thời, thích ứng sớm với các yêu cầu xanh ở EU cũng mang đến sự bảo đảm nhất định cho khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp đi các thị trường phát triển khác như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Australia…

Ở góc độ nghiên cứu, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho hay, quá trình xanh hóa sản xuất, giảm phát thải carbon đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn. Mặc dù sự thay đổi chưa nhiều nhưng chuyển biến là thấy rõ. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận với các thị trường khó tính.

Tuy nhiên, đang có một thực tế là việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh trong ngành dệt may đòi hỏi chi phí chuyển đổi rất lớn, thời gian chuyển đổi rất dài. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, việc chuyển đổi hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm kê khí nhà kính đòi hỏi cần nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn.

"Do đó, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp cần sự đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc tạo hành lang chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư hướng đến "sản xuất xanh"; trong đó, chủ yếu là những chính sách về tín dụng với lãi suất và hạn mức ưu đãi hơn cho doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm xanh. Đây cũng chính là bước đi cụ thể của Việt Nam để đạt được cam kết “zero carbon” vào năm 2050", Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị.

Ngọc Quỳnh (TTXVN)

Việc "xanh hóa" ngành dệt may được cho là sẽ có lợi thế hơn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh tư liệu: TTXVN

Các chuyên gia nhận định, kết quả này có được là nhờ tình hình thị trường tiêu dùng hàng dệt may thế giới dần ấm lại từ cuối năm 2023. Cộng đồng doanh nghiệp dệt may trong nước cũng tích cực "xoay xở" tìm kiếm đơn hàng; đồng thời, ngành này cũng đang từng bước thích ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu đó là xanh hóa trong sản xuất. 

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, việc xanh hóa trong sản xuất đã không còn là việc muốn hay không mà đến nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Việc dần thích ứng của doanh nghiệp Việt sẽ giúp xuất khẩu hàng hóa bền vững. May 10 đã triển khai việc “xanh hóa” sản xuất trong khoảng 3 năm qua, bằng những việc làm cụ thể như đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, sử dụng ít điện năng, hay như đầu tư nhiều vào hệ thống năng lượng mặt trời, điện áp mái, liên kết chuỗi sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài để sử dụng nhiều nhất các sản phẩm từ tái chế, từ thiên nhiên để đảm bảo tỷ trọng xuất xứ nguyên liệu từ sợi trong cấu thành của sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng. Ngay cả trong quá trình sản xuất, những nhiên liệu đầu vào đốt bằng than cũng đang được chuyển đổi sang nhiên liệu bằng điện sinh khối để đảm bảo khí thải carbon được ít nhất. Dự kiến, trong năm 2024, nếu toàn bộ dự án của May10 đi vào hoạt động sẽ giúp giảm phát thải được hơn 20 nghìn tấn carbon ra môi trường.

Hiện nay, đã có rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới trong ngành dệt may công bố lộ trình sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tái chế, tự nhiên và tuần hoàn trong quá trình phát triển từ nay đến năm 2050. Các nhà mua hàng, nhất là các nhãn hàng lớn và chuỗi kinh doanh quốc tế, đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của họ để bảo đảm các mục tiêu bền vững nghiêm ngặt. Những yêu cầu này nhấn mạnh các vấn đề như hiệu quả môi trường, sử dụng vật liệu tái chế, tìm kiếm các vật liệu hữu cơ hoặc bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng và bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như nhiên liệu hóa thạch và nước. Sức ép này từ người tiêu dùng sẽ là lực đẩy để các nhãn hàng cam kết và hành động cải thiện tính bền vững trong suốt chuỗi cung ứng của họ.

Ở châu Âu, hiện cũng đã có Thỏa thuận Xanh (EGD) với các mục tiêu đề ra từ nay đến 2030 và tầm nhìn 2050; trong đó có thỏa thuận riêng về phát triển dệt may bền vững với rất nhiều yêu cầu về nguyên vật liệu tái chế, tuổi thọ của sản phẩm. Dự kiến trong năm 2024, EU cũng đưa ra quy định Ecodesign trong ngành dệt may để hạn chế rác thải dệt may, hạn chế rác thực phẩm trong Fark to fork. Các quy định này đều đòi hỏi các nhà sản xuất, xuất khẩu phải có sự chuẩn bị và chuyển đổi sản xuất tương ứng.

Giáo sư. Tiến sĩ Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam cho hay, với dệt may Việt Nam, EU đã và đang là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, với EU, dệt may lại đứng trong Top đầu các ngành làm suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu. Do đó dệt may cũng thuộc nhóm tập trung nhiều nỗ lực xanh nhất của EU. Phần lớn các chính sách xanh của EU về dệt may được tập trung tại chiến lược dệt may tuần hoàn và bền vững với các định hướng chính sách về thiết kế sinh thái bảo đảm độ bền, khả năng sửa chữa, tái chế, tăng cường thông tin qua hộ chiếu số của sản phẩm, các yêu cầu thông tin nhằm chống gian dối về tính xanh, hạn chế tối đa phát tán hạt vi nhựa từ sản phẩm dệt may ra môi trường, giảm thiểu các hóa chất độc hại trong sợi và áp dụng trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất…

So với nhiều ngành hàng, lĩnh vực khác, tiêu chuẩn áp dụng với ngành dệt may được đánh giá là phức tạp, thách thức hơn và đáng kể hơn, có phạm vi bao trùm tất cả các sản phẩm dệt may và được luật hóa dưới dạng các yêu cầu pháp lý tối thiểu, bắt buộc thực hiện mà không phải chỉ là các khuyến nghị. Thêm vào đó, các tiêu chuẩn, biện pháp, quy định của Thỏa thuận Xanh EU tác động đến nhiều khâu trong chuỗi sản xuất, từ thiết kế mẫu mã đến nguyên phụ liệu, từ sản xuất, nuôi trồng đến vận chuyển, từ sử dụng đến sửa chữa, từ thải bỏ đến tái chế… mà không phải chỉ áp dụng với thành phẩm cuối cùng.

Tuy thách thức là vậy, xong nếu tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn xanh hóa trong ngành sản xuất sẽ giúp việc chuyển đổi sang sản xuất xanh một cách chủ động, đồng bộ và toàn diện. Đây chính là cơ hội lớn cho doanh nghiệp và cũng là cách thức tốt nhất để doanh nghiệp có thể đi trước một bước, tiếp cận sớm thị trường các sản phẩm xanh đầy tiềm năng của EU với tệp khách hàng có ý thức tiêu dùng xanh đang gia tăng mạnh mẽ của khu vực này. Đồng thời, thích ứng sớm với các yêu cầu xanh ở EU cũng mang đến sự bảo đảm nhất định cho khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp đi các thị trường phát triển khác như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Australia…

Ở góc độ nghiên cứu, Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho hay, quá trình xanh hóa sản xuất, giảm phát thải carbon đã được nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn. Mặc dù sự thay đổi chưa nhiều nhưng chuyển biến là thấy rõ. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận với các thị trường khó tính.

Tuy nhiên, đang có một thực tế là việc đáp ứng các tiêu chuẩn xanh trong ngành dệt may đòi hỏi chi phí chuyển đổi rất lớn, thời gian chuyển đổi rất dài. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, việc chuyển đổi hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm kê khí nhà kính đòi hỏi cần nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn.

"Do đó, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp cần sự đồng hành của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc tạo hành lang chính sách nhằm khuyến khích nhà đầu tư hướng đến "sản xuất xanh"; trong đó, chủ yếu là những chính sách về tín dụng với lãi suất và hạn mức ưu đãi hơn cho doanh nghiệp đầu tư và sản xuất sản phẩm xanh. Đây cũng chính là bước đi cụ thể của Việt Nam để đạt được cam kết “zero carbon” vào năm 2050", Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị.

Ngọc Quỳnh (TTXVN)
Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 19-07-2024 08:00:28

'Ông lớn' Vinatex (VGT) ra giá gấp đôi, bán toàn bộ cổ phần tại một công ty may Duong Tan Huy gửi lúc 19-07-2024 07:54:01

Chủ tịch VITAS: Dệt may Việt Nam gặp khó trong tuyển lao động, nơi giảm nhiều 18-20% Duong Tan Huy gửi lúc 19-07-2024 07:50:59

Nhà máy dệt nhuộm hơn 200 triệu USD lớn nhất Nam Định đi vào hoạt động Duong Tan Huy gửi lúc 16-07-2024 08:37:41

Một mặt hàng Việt Nam đứng top thế giới, năm nay xuất khẩu có thể đạt 27 tỷ USD, Mỹ cực kỳ đón nhận Duong Tan Huy gửi lúc 13-07-2024 16:44:56

'Thợ đóng giày' trở thành tỷ phú nhờ 'cái bắt tay' định mệnh với Warren Buffett: Khoản đầu tư 1.000 USD biến thành 3,5 tỷ USD nhờ lựa chọn sáng suốt Duong Tan Huy gửi lúc 13-07-2024 14:26:46

Trung Quốc tràn ngập rác thải dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 13-07-2024 14:17:33

Dệt may, giày dép, hàng điện tử Việt Nam có nguy cơ bị áp biện pháp phòng vệ thương mại tại Indonesia Duong Tan Huy gửi lúc 12-07-2024 07:28:04

DN dệt may Việt Nam “mơ” gia nhập cuộc chơi R&D thế giới: Đã đưa 40% cây tre, cà phê, bạc hà… vào vải sợi và tìm ra 6 giải pháp tái chế đồ cũ Duong Tan Huy gửi lúc 12-07-2024 07:26:27

Doanh nghiệp vẫn 'đỏ mắt' tìm lao động Duong Tan Huy gửi lúc 12-07-2024 07:21:36

Việt Nam vượt Trung Quốc, dẫn đầu thị phần xuất khẩu dệt may vào Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 12-07-2024 07:19:39

Phá sản và câu chuyện thời điểm trong sản xuất sản phẩm dệt may xanh Duong Tan Huy gửi lúc 12-07-2024 07:16:23

Doanh nghiệp dệt may hiện thực “giấc mơ” cung cấp trọn gói sản phẩm Duong Tan Huy gửi lúc 12-07-2024 07:12:43

Công nhân thất nghiệp nhiều tháng nhưng vẫn không muốn đi làm lại ngay, vì sao? Duong Tan Huy gửi lúc 05-07-2024 10:18:24

'Vàng trắng' của Brazil đang đổ bộ Việt Nam với giá cực rẻ: sản lượng tăng hơn 400%, ảnh hưởng lớn đến một ngành xuất khẩu chủ lực Duong Tan Huy gửi lúc 01-07-2024 15:04:32

Xuất khẩu hơn 700 tấn vải mỗi năm vẫn “ngã ngựa” trên sàn ngoại, doanh nghiệp dệt may phát hiện lối đi tắt Duong Tan Huy gửi lúc 29-06-2024 17:00:13

Đơn hàng ngành may 'đầy' đến tháng 10, nhưng giá rất thấp Duong Tan Huy gửi lúc 21-06-2024 14:51:37

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 19
Day: 78
Week: 502
Visitors: 798259