Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Công nhân xoay xở khi không tăng ca
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Công nhân xoay xở khi không tăng ca


Mới 17h, khắp các nẻo đường quanh khu công nghiệp đã trở nên đông đúc, hết tốp công nhân này đến tốp khác ra về. Điều này dần trở nên quen thuộc khi doanh nghiệp giảm đơn hàng, tăng ca trở thành chuyện hiếm thời gian qua.

 
  
Công nhân Khu chế xuất Linh Trung 1 (TP Thủ Đức, TP.HCM) tranh thủ ghé mua rau củ giá rẻ được bày bán gần cổng công ty sau giờ làm về để tiết kiệm - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN
 

Công nhân Khu chế xuất Linh Trung 1 (TP Thủ Đức, TP.HCM) tranh thủ ghé mua rau củ giá rẻ được bày bán gần cổng công ty sau giờ làm về để tiết kiệm - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Trời chưa tối hẳn nhưng các phòng trong khu trọ hơn 25 phòng cạnh Khu công nghiệp Khắc Niệm ở khu Thượng Làng, TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) công nhân đã trở về gần hết, nhiều phòng sáng đèn, khác hẳn với trước dịch COVID-19.

*****************************

Cũng dự định làm đến năm 30 tuổi, dồn tiền cưới vợ rồi tìm hướng mới, chắc lập nghiệp ở quê cho gần gia đình. Giờ chỉ mong đều việc, Tết có thưởng tháng 13 để mua quà cho ông bà.

Anh PHẠM TUẤN ANH (công nhân tại Bắc Ninh)

*****************************

Thắt lưng buộc bụng

Chị Hạnh Phúc - chủ phòng trọ - cho biết công ty ít đơn hàng, công nhân không được tăng ca như trước nên về sớm. Lương thấp nên nhiều bạn đã về quê, phòng trọ trống nhiều. "Giờ chỉ mong có nhiều việc công nhân mới có lương, mình cũng có đồng ra đồng vào" - chị Hạnh Phúc nói.

Cuối dãy trọ, hai nữ công nhân trẻ ở cùng phòng đang sấy tóc cho nhau trong ánh đèn mờ tối. Vi Kiều Oanh (19 tuổi), quê ở Quỳ Hợp (Nghệ An) và Lục Thị Phượng (21 tuổi), quê Mường Khương (Lào Cai). Cả hai đang làm công nhân thời vụ cùng một công ty, mỗi ngày chỉ làm tám tiếng, cả tuần không ngày nào tăng ca.

"Sau dịch, công việc bấp bênh lắm. Đợt này không tăng ca nên lương chỉ trên dưới 5 triệu đồng/tháng, không tiết kiệm được đồng nào", Phượng buồn rầu kể. Oanh góp lời: "Đợt này mới đủ tiền ăn, ngày mới đi làm toàn phải ứng lương để chi tiêu, có lúc mì gói cũng không có để ăn. Mình không nghĩ đi làm lại rơi vào tình cảnh như vậy, ở nhà sướng quen rồi".

Tiền phòng 900.000 đồng, thêm tiền điện nước, mỗi tháng hai cô công nhân chia nhau số tiền khoảng 1,5 triệu đồng. Do khó khăn, cả hai chưa dám về thăm nhà, cũng chỉ dành dụm được chút tiền phòng khi ốm đau, ít việc. "Chỉ mong đơn hàng nhiều lên, tụi mình được tăng ca, có thêm thu nhập, có thêm hỗ trợ tiền thuê nhà trong lúc khó khăn này", Oanh bày tỏ.

May mắn hơn, Phạm Tuấn Anh (28 tuổi) - công nhân một công ty của Hàn Quốc tại Bắc Ninh - cho biết đi làm từ 8h sáng, về nhà lúc 17h, nếu tăng ca thì tới 19h và đợt này công ty có đơn hàng nên vẫn còn tăng ca. Tuấn Anh làm công việc kiểm tra vỏ điện thoại. Lương cơ bản hơn 5 triệu đồng, cộng tiền tăng ca và phụ cấp nữa Tuấn Anh có thu nhập 8-9 triệu đồng/tháng. Trừ tiền thuê trọ, ăn uống chi tiêu, mỗi tháng Tuấn Anh tiết kiệm được 3 triệu đồng gửi về quê để dành cưới vợ.

Vi Kiều Oanh và Lục Thị Phượng đếm lại những ngày được làm việc trong tháng để tính toán chi tiêu - Ảnh: HÀ QUÂN

Vi Kiều Oanh và Lục Thị Phượng đếm lại những ngày được làm việc trong tháng để tính toán chi tiêu - Ảnh: HÀ QUÂN

Không tính nổi chuyện nhà cửa

Rời quê lên TP.HCM làm việc có khi 10 năm, có người 20 năm đằng đẵng, nhưng với đa phần công nhân, tài sản tích cóp duy nhất là nuôi nấng được con cái, cho con đến trường. Chuyện nhà ở, ước mong có một mái ấm làm chốn đi về là quá xa xôi dù cho có là nhà ở xã hội.

 

Chị Nguyễn Cẩm Thi (42 tuổi) - công nhân may Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) - kể cả năm nay hầu như công ty không có tăng ca, chỉ làm giờ hành chính. Nhưng chị Thi nói mình vậy vẫn còn là may, chứ nhiều nơi công nhân bị cắt giảm vì không có việc để làm.

20 năm làm công nhân, những năm trước thu nhập cũng tròm trèm 10 triệu đồng nhưng nay mỗi tháng cao lắm chỉ được 7-8 triệu đồng, mọi thứ đều phải gói ghém chi tiêu. Tiền học của hai con - đứa lớp 7, đứa gần 4 tuổi - đã hòm hòm 7 triệu đồng, rồi tiền trọ, điện, nước cũng hơn 2 triệu đồng nữa.

Trong phòng trọ hơn 12m2, chị Thi cười trừ: "Chủ nhà trọ không tăng giá phòng là may lắm rồi. Tôi không dám nghĩ tới chuyện mua nhà bao giờ, nhưng muốn mua chắc cũng phải có tiền tỉ, mà công nhân làm gì có tiền tỉ bây giờ. Chỉ mong nuôi được con cái ăn học là tốt lắm rồi. Mai mốt già không đi làm nữa thì về quê, rốt cuộc cũng phải về quê thôi".

Trong khi đó, thu nhập của chị Huỳnh Thị Lệ Trinh (41 tuổi), ngụ quận 7 (TP.HCM) tháng này chỉ hơn 6 triệu đồng vì "công ty không có hàng làm". Hai vợ chồng làm công nhân cùng một công ty, mới từ quê lên sau một tuần công ty cho nghỉ tạm thời. "Đầu năm còn có hàng tăng ca lai rai, lương cũng 8-9 triệu đồng. Tháng này ít hàng rồi nên phải nghỉ cả tuần, tiền lương còn có nhiêu đó, tính gì tới chuyện nhà cửa", chị Trinh nói.

 

Cho vay dài hạn, công nhân mới mong có nhà ở xã hội

Ngay cả công nhân đang làm tổ trưởng hay chuyền trưởng, cuộc sống hiện cũng khá chật vật. Sau 13 năm đi làm, chị Kim Tuyết (35 tuổi, quê Tiền Giang) - quản lý tại một công ty may trong Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) - bộc bạch: "Mình cũng nghe nói về nhà ở xã hội nhưng chắc không tới lượt mình...".

Như bao cặp vợ chồng công nhân khác, anh chị dành hết ưu tiên lo cho con cái trước rồi mới tính chuyện nhà cửa. Bé lớn đã gửi về quê với bà ngoại cho có người nhà kèm cặp, bé nhỏ ở cùng ba mẹ. Tiền gửi nhà trẻ, ăn uống chi tiêu, tính luôn điện nước, cố dè sẻn lắm cũng tầm 5-6 triệu đồng/tháng.

Công ty khoảng gần 300 công nhân, chị Tuyết kiêm luôn vai chủ tịch công đoàn. "Tôi nghĩ cần xây nhà giá rẻ cho công nhân thuê lâu dài hoặc có chính sách cho vay dài hạn công nhân mới mong mua được nhà ở xã hội. Có thể giao dự án nhà công nhân cho công đoàn nắm, thông tin đến người lao động, chứ nhiều người chưa biết hỏi ở đâu và điều kiện thế nào", chị Tuyết nêu.


Công nhân xoay xở khi không tăng ca - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn)

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Nhãn hiệu thời trang Witchery gây xôn xao khi loại bỏ size lớn nhất Duong Tan Huy gửi lúc 17-09-2024 16:59:51

Mỹ muốn siết lượng hàng nhập khẩu miễn thuế của Shein và Temu Duong Tan Huy gửi lúc 15-09-2024 07:46:26

Thần tượng K-pop trở thành đại sứ các thương hiệu thời trang nổi tiếng Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 13:31:51

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

'Ông lớn' Vinatex (VGT) ra giá gấp đôi, bán toàn bộ cổ phần tại một công ty may Duong Tan Huy gửi lúc 19-07-2024 07:54:01

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 65
Day: 170
Week: 1063
Visitors: 863514