Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Mặt tối sau những số liệu tích cực của "thủ phủ may mặc" Bangladesh
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Mặt tối sau những số liệu tích cực của "thủ phủ may mặc" Bangladesh

(Dân trí) - Những sản phẩm thời trang hàng đầu của Zara, H&M, Levi's đều được sản xuất tại Bangladesh, nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, mặt tối đằng sau những số liệu tích cực đang dần lộ ra.

Phương Liên
Chủ nhật, 03/12/2023 - 00:23
 
Mặt tối sau những số liệu tích cực của "thủ phủ may mặc" Bangladesh

"Thủ phủ may mặc" Bangladesh lao đao

Bangladesh là "cường quốc dệt may" với lượng sản phẩm khổng lồ xuất đi toàn cầu. Bangladesh đã tận dụng lĩnh vực này để chuyển mình từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những nước phát triển nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, nhiều mặt tối đằng sau những số liệu tích cực đã bắt đầu bộc lộ. Theo DW, Các cuộc biểu tình của công nhân may liên tục nổ ra xung quanh thủ đô Dhaka của Bangladesh. Trong nhiều tuần qua, những người biểu tình đã yêu cầu mức lương cao hơn, cho rằng mức lương hiện tại không đủ để họ trang trải cuộc sống.

Khoảng 10.000 công nhân đã rời khỏi nhà máy và tổ chức các cuộc biểu tình sau khi có tin chính quyền không đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng lương của họ. Các cuộc biểu tình quy mô lớn khác cũng xuất hiện ở các vùng lân cận Dhaka.

Mặt tối sau những số liệu tích cực của thủ phủ may mặc Bangladesh - 1

Bangladesh đã tận dụng lĩnh vực may mặc để chuyển mình từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những nước phát triển nhất trong khu vực (Ảnh: Saastech Fashion).

Bất chấp việc ủy ban do chính phủ Bangladesh chỉ định đã tăng mức lương tối thiểu hàng tháng cho công nhân may mặc thêm 56,25% lên 12.500 taka (khoảng 2,7 triệu đồng) từ mức 8.300 taka (khoảng 1,8 triệu đồng).

Nhiều người phản đối và cho rằng mức tăng này là quá ít. Họ yêu cầu mức lương tối thiểu tăng khoảng 3 lần, lên 23.000 taka (khoảng 5 triệu đồng).

Sabina Begum, một thợ may 22 tuổi, chia sẻ với AFP rằng cô tham gia biểu tình vì cô cần đấu tranh để đảm bảo đủ lương thực cho gia đình mình, đồng thời cho biết mức lương tối thiểu hàng tháng hiện tại không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

"Làm sao chúng tôi có thể sống một tháng với 8.300 taka khi riêng tiền thuê căn nhà một phòng ngủ đã tốn tới 5.000-6.000 taka?" Begum bức xúc.

Doanh nghiệp chật vật để tồn tại

Bangladesh là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu sản phẩm dệt may. Kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng này chiếm tới 85% tổng kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD của nước này mỗi năm.

Hiện có khoảng 3.500 nhà máy dệt may tại Bangladesh, sản xuất quần áo cho nhiều thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Zara, Levi's và H&M.

Tuy nhiên, điều kiện sống của 4 triệu công nhân trong ngành vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tới nay, nhiều người chỉ sống với mức lương tối thiểu ở mức 12.500 taka mỗi tháng.

Chia sẻ với DW, Kalpona Akter, chủ tịch Liên đoàn Công nhân công nghiệp và may mặc Bangladesh, cho rằng cuộc sống của công nhân may mặc đã trở nên vất vả hơn trong bối cảnh lạm phát tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu sau đại dịch.

"Các công nhân phải tiết kiệm trong từng bữa ăn hàng ngày của mình để đối phó với việc giá cả tăng cao. Họ đã giảm bớt lượng thức ăn mỗi bữa để tồn tại", bà Kalpona Akter chia sẻ với DW. "Nếu người lao động không thể trang trải cuộc sống với mức lương hiện tại, họ chắc chắn sẽ yêu cầu mức lương cao hơn đủ để họ có thể tồn tại".

Mặt tối sau những số liệu tích cực của thủ phủ may mặc Bangladesh - 2

Kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng dệt may chiếm tới 85% tổng kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD của Bangladesh mỗi năm (Ảnh: Beanar News).

Mức lương thấp đã giúp Bangladesh trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới sau Trung Quốc. Tuy nhiên, giá nhiên liệu và điện tăng vọt đã khiến chi phí sinh hoạt của người dân tại quốc gia Nam Á đang phát triển này tăng vọt.

Theo Daily Star, lạm phát ở Bangladesh tăng vọt trong tháng 10, lên tới 9,93%, bất chấp việc Chính phủ liên tục đảm bảo các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.

Một báo cáo nghiên cứu do Trung tâm đối thoại chính sách công bố cho thấy công nhân may mặc Bangladesh nhận mức lương hàng tháng thấp nhất so với các nước sản xuất hàng may mặc khác như Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia...

Các nghiên cứu toàn diện về chi phí sinh hoạt của Viện Nghiên cứu Lao động Bangladesh cũng đã chỉ ra rằng người lao động cần ít nhất 23.000 taka để có mức sống trên ngưỡng nghèo.

Giống như hầu hết các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các nhà bán lẻ thời trang đang vật lộn với lượng hàng tồn kho cao. Nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại cũng khiến người mua hàng ở các thị trường trọng điểm ít hơn.

Bối cảnh trên đã khiến xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh giảm 14% trong tháng trước. Ông Fazlul Hoque, cựu chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Bangladesh, nhận định đây là "thời điểm không phù hợp" để tăng lương.

"Thảm họa" đối với ngành dệt may

"Ngành công nghiệp này đang gặp khó khăn, dòng đơn hàng chậm, nguồn cung cấp năng lượng không đủ và tình hình kinh tế chung không tốt. Trong thời điểm đó, việc tăng lương lớn chắc chắn sẽ khó khăn. Nhưng từ góc độ người lao động, tôi đồng ý rằng đây là nhu cầu chính đáng", ông Hoque chia sẻ với Reuters.

Theo ông Hoque, mức tăng lương gần 60% sẽ đẩy tổng chi phí sản xuất tăng thêm 5-6%. Hiện chi phí lao động chiếm từ 10% đến 13% tổng chi phí của các nhà sản xuất của Bangladesh. Tuy nhiên, vị cựu chủ tịch trên không lạc quan về lời kêu gọi từ các chủ nhà máy.

Đại diện liên đoàn công nhân may mặc Kalpona Akter cho biết nhiều thứ đã thay đổi về mặt kinh tế kể từ lần đánh giá tăng lương cuối cùng vào năm 2018. 

"Giá của những hàng hóa thiết yếu đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba kể từ đó. Lương của công nhân đã tăng dần khoảng 1.500 taka trong thời gian này. Điều đó vẫn chưa đủ", đại diện liên đoàn công nhân may mặc nhấn mạnh. 

"Bất cứ điều gì thấp hơn mức đó sẽ khiến người lao động bị mắc kẹt trong vòng xoáy nghèo đói thêm 5 năm nữa. Điều này có thể kéo theo tình trạng nợ nần, suy dinh dưỡng và lượng lao động trẻ em sẽ nhiều hơn trong các gia đình công nhân may mặc", Bogu Gojdz, nhà hoạt động cộng đồng, chia sẻ với DW.

Mặt tối sau những số liệu tích cực của thủ phủ may mặc Bangladesh - 3

Các thương hiệu quốc tế có vai trò trong việc tăng mức lương tối thiểu cho công nhân may mặc đang sản xuất quần áo cho họ (Ảnh: Financial Times).

Cùng quan điểm, ông Rahman cho rằng việc tăng lương có thể là một "thảm họa" đối với ngành dệt may của Bangladesh. Ông cho rằng mức lương tối thiểu của công nhân sẽ được tăng lên dựa trên mức lương phù hợp với tình hình đất nước.

Ông Siddiqur Rahman cũng cho rằng các thương hiệu quốc tế có vai trò trong việc tăng mức lương tối thiểu cho công nhân may mặc đang sản xuất quần áo cho họ.

"Các hãng quần áo chỉ cần tăng giá 10-15 xu một sản phẩm là đủ với chúng tôi. Các thương hiệu ép các chủ nhà máy tăng lương cho công nhân, nhưng các chủ nhà máy sẽ lấy tiền ở đâu ra chứ?", ông Rahman bức xúc.

Nhà hoạt động cộng đồng Bogu Gojdz cho biết các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là các thương hiệu cam kết về mức lương đủ sống cho người dân.

Các thương hiệu lớn như H&M, Uniqlo, ASOS... nên đáp ứng yêu cầu về mức lương 23.000 taka của người lao động, cam kết về chi phí lao động cao hơn và nguồn cung dài hạn từ Bangladesh.

"Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lao động Bangladesh, 100% công nhân được phỏng vấn cho biết mức lương hiện tại của họ không đủ để nuôi bản thân và mua thực phẩm dinh dưỡng cho gia đình họ", bà Gojdz chia sẻ thêm.

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/mat-toi-sau-nhung-so-lieu-tich-cuc-cua-thu-phu-may-mac-bangladesh-20231125130827369.htm

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Quốc gia đối thủ của dệt may Việt Nam vừa tăng lương tối thiểu lên 113 USD, áp lực đè nặng các hãng gia công – H&M lập tức ‘bơm tiền’ để bù đắp

Đức Nam | 16:35 25/11/2023

Hãng thời trang nhanh có trụ sở tại Stockholm nhắn nhủ đến các đối tác cung cấp hàng dệt may tại Bangladesh rằng họ sẽ “bù đắp phần gia tăng tiền lương trong giá sản phẩm”.

Hennes & Mautitz AB đã cam kết bù đắp mức lương công nhân tăng cao hơn ở Bangladesh bằng cách tăng phần chi phí trả cho các nhà cung cấp sản xuất quần áo trong nước, theo Bloomberg.

Công ty có trụ sở tại Stockholm nói với các nhà cung cấp hàng may mặc ở Bangladesh rằng họ sẽ “bù đắp phần tăng trong giá sản phẩm”, sau khi chính phủ đồng ý tăng mức lương tối thiểu hàng tháng thêm 56% lên 12.500 taka (113 USD) từ tháng 12.

“Chúng tôi ủng hộ việc đảm bảo mức lương công bằng, cạnh tranh trong chuỗi cung ứng của mình và đang nỗ lực để cải thiện điều kiện làm việc”, hãng thời trang nhanh này cho biết trong lá thư gửi đến các đối tác trong chuỗi cung ứng tại Bangladesh.

Động thái này được đưa ra sau hàng loạt các vụ biểu tình với hàng nghìn công nhân may mặc xuống đường yêu cầu tăng lương. Các nhà sản xuất trong nước lo ngại việc tăng lương sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của họ khi các hãng thời trang quốc tế vẫn tiếp tục trả mức giá tương tự cho các đơn hàng.

hm

Mostafiz Uddin – CEO của Denim Expert, người đã nhận được thư từ H&M cho biết: “Tôi rất lo lắng về việc tăng lương. Đó là một niềm an ủi lớn đối với tôi và nó sẽ giúp tôi đảm bảo mức lương công bằng cho người lao động”. Uddin cho hay ông kỳ vọng các nhãn hàng khác cũng sẽ có động thái hỗ trợ tương tự.

Người phát ngôn của H&M xác nhận họ đã thông báo những thay đổi trong phương thức mua hàng của mình tới các nhà cung cấp bằng một lá thư.

Bangladesh hiện trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc sẵn lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, thu hút các nhãn hiệu thời trang quốc tế đặt hàng nhờ mức lương nhân công thấp nhất.

Ngành này đang sử dụng khoảng 4 triệu lao động, đóng góp 1/10 tổng sản phẩm quốc nội cho Bangladesh vào năm 2022.

https://markettimes.vn/quoc-gia-doi-thu-cua-det-may-viet-nam-vua-tang-luong-toi-thieu-len-113-usd-ap-luc-de-nang-cac-hang-gia-cong-h-m-lap-tuc-bom-tien-de-bu-dap-47970.html

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Nhãn hiệu thời trang Witchery gây xôn xao khi loại bỏ size lớn nhất Duong Tan Huy gửi lúc 17-09-2024 16:59:51

Mỹ muốn siết lượng hàng nhập khẩu miễn thuế của Shein và Temu Duong Tan Huy gửi lúc 15-09-2024 07:46:26

Thần tượng K-pop trở thành đại sứ các thương hiệu thời trang nổi tiếng Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 13:31:51

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

'Ông lớn' Vinatex (VGT) ra giá gấp đôi, bán toàn bộ cổ phần tại một công ty may Duong Tan Huy gửi lúc 19-07-2024 07:54:01

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 58
Day: 160
Week: 1054
Visitors: 863488