Tại sao Trung Quốc vẫn tăng tốc phát triển điện gió?
Lấy tuabin gió 2,5 MW ở Trung Quốc làm ví dụ, nó có thể tạo ra khoảng 5 triệu kWh (Kilowatt /giờ) điện và doanh thu chỉ khoảng 2 triệu Nhân dân tệ mỗi năm. Chi phí đầu tư cho nó có lẽ là hơn 7 triệu - thậm chí gần 10 triệu Nhân dân tệ (34,2 tỷ đồng).
Phải mất 4 hoặc 5 năm, mới có thể thu hồi được chi phí, và điều kiện tiên quyết là phải duy trì hoạt động liên tục và không xảy ra hỏng hóc nào gây ra chi phí bảo trì lớn.
Điều này là có thể, nhưng vấn đề chính ảnh hưởng tới việc sản xuất điện gió là sự phụ thuộc vào môi trường tự nhiên và tính không ổn định của nó.
Tuabin gió được thiết kế để đảm bảo rằng dù gió có mạnh đến đâu thì quá trình sản xuất điện vẫn ổn định. Nhưng nếu gió quá yếu, máy phát điện sẽ không hoạt động.

Trong những năm gần đây, điều kiện thời tiết áp suất cực cao thường xuyên xảy ra ở Châu Âu khiến tốc độ gió ngoài khơi giảm đáng kể, gây suy yếu năng lượng gió trên đất liền.
Ngoài ra, mặc dù các nước Châu Âu có tiềm lực kinh tế lớn nhưng nhìn chung họ có lãnh thổ nhỏ nên khó đạt được hiệu quả sản xuất điện gió quy mô lớn.
Nước Mỹ rộng lớn nhưng địa hình chủ yếu là đồng bằng và các tua bin gió chỉ có thể được lắp đặt trên các đỉnh núi, dãy núi hoặc cao nguyên có gió mạnh.
Tất cả các yếu tố trên dẫn đến sự phát triển điện gió ở Âu Mỹ thiếu hẳn một lợi thế "bẩm sinh".
Ngoài ra khi đạt được "tuổi thọ" nhất định, chi tiết của các thiết bị năng lượng gió vẫn cần phải được thay thế và chúng là nguồn gây ô nhiễm. Được biết 14.000 cánh quạt sẽ bị loại bỏ ở Châu Âu vào cuối năm nay và nước Mỹ cũng sẽ thải ra 210 tấn rác thải nhựa liên quan đến thứ này.

Nguồn tài nguyên gió của Trung Quốc được đánh giá là dồi dào, rải khắp các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Quốc và Nội Mông, cũng như cao nguyên Thanh Tạng.
Tốc độ gió đạt hơn 3 m/s (10,8 km/h) trong gần 4.000 giờ mỗi năm và trữ lượng năng lượng gió ở độ cao 50 mét tương đương 1,85 tỷ kWh.
Ngoài ra, các khu vực như Tây Bắc Trung Quốc và Nội Mông rất rộng lớn và thích hợp cho việc lắp đặt quy mô lớn các tuabin gió.
Quan trọng hơn, Trung Quốc đã tự sản xuất được các tuabin gió, bỏ qua chi phí nhập khẩu thiết bị.
Hiện trên thế giới chỉ có hai nước sản xuất tuabin gió 5 MW (Megawatt) và lần lượt là Hà Lan và Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã tiến thêm một bước nữa và sản xuất được tuabin gió 16 MW trong năm 2023.
Nó có nghĩa là gì? Chỉ một vòng quay của "cối xay gió" đã khai thác đủ lượng điện một hộ gia đình tầm trung sử dụng trong 1 tháng.
