Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Trung Quốc tràn ngập rác thải dệt may
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Trung Quốc tràn ngập rác thải dệt may


VTV.vn - Một nhà máy tái chế và các nhà thiết kế trẻ sáng tạo ở Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề rác thải dệt may đã đạt đến mức độ cấp bách.

Tại một nhà máy ở tỉnh Chiết Giang trên bờ biển phía Đông Trung Quốc, những đống quần áo cotton và khăn trải giường bị bỏ đi, phân loại sơ bộ thành màu tối và sáng. Những người công nhân có nhiệm vụ đưa quần áo vào máy cắt nhỏ ra. Đây là giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời mới của những đồ vải dệt bị vứt đi này, một phần trong nỗ lực tái chế tại một trong những nhà máy tái chế vải cotton lớn nhất ở Trung Quốc.

Theo Tổ chức vận động cho thời trang bền vững Ellen MacArthur, rác thải dệt may là một vấn đề cấp bách toàn cầu, hiện chỉ có 12% hàng dệt được tái chế trên toàn thế giới. Thậm chí, tỷ lệ tái chế quần áo còn ít hơn - chỉ 1%, phần lớn đồ tái chế này được sử dụng cho các mặt hàng có giá trị thấp như vật liệu cách nhiệt hoặc nhồi đệm. Trong khi đó, ở Trung Quốc, hầu hết quần áo bị vứt ra các bãi rác.

Giáo sư nghiên cứu thời trang và may mặc tại Đại học Delaware (Mỹ) cho rằng cần có cách thay đổi nhận thức về hàng dệt may tái chế mới đưa được vào thị trường quần áo Trung Quốc.

Giáo sư Sheng Lu (Đại học Delaware, Mỹ) chia sẻ quan điểm: "Làm thế nào để thực sự thay đổi nhận thức, để thực sự gửi đi thông điệp rằng: Được rồi, quần áo đã qua sử dụng thực sự không tệ đến thế. Thực ra, chúng ta có thể tận dụng mặt hàng đó để phát triển hoặc xây dựng một hệ thống thời trang tuần hoàn".

Trung Quốc tràn ngập rác thải dệt may - Ảnh 1.

Một số nhà máy tái chế tại Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề rác thải dệt may đã đạt đến mức độ cấp bách (Ảnh: AP)

Tuy nhiên, hiện tại có thể thấy nỗ lực giải quyết thách thức về rác thải quần áo trong công việc của các nhà thiết kế độc lập và sáng tạo ở Trung Quốc.

Da Bao, nhà thiết kế 30 tuổi, đã thành lập một thương hiệu có trụ sở tại thành phố Thượng Hải, chuyên thu mua quần áo cũ và tân trang thành quần áo mới với những kiểu thời trang lạ.

Anh Da Bao (chủ sở hữu thương hiệu tân trang quần áo Times Remake) cho biết: "Tôi nghĩ sản phẩm ý nghĩa nhất chính là những thiết kế cổ điển từ xưa, những thiết kế đẹp nhất thời đó. Sự kết hợp giữa phong cách quá khứ và thẩm mỹ thời trang hiện tại tạo nên sự độc đáo. Đó là sự phát triển trong tương lai của ngành thời trang".

Chị Zhang Na có nhãn hiệu thời trang Reclothing Bank chuyên bán quần áo, túi xách và các phụ kiện khác được tái chế từ các vật liệu như chai nhựa, lưới đánh cá và bao đựng bột mì.

Chị Zhang dựa trên các phương pháp sản xuất lâu đời, chẳng hạn như sợi dệt làm từ lá dứa, một truyền thống đã có hàng thế kỷ ở Philippines.

Chị Zhang Na cho rằng: "Một điều rất tồi tệ trong cuộc sống của chúng ta là chủ nghĩa tiêu dùng. Tôi nghĩ chủ nghĩa tiêu dùng quá mức thực sự ăn mòn tâm trí con người. Tôi hy vọng những gì tôi đang làm có thể từ từ thay đổi điều này. Chúng tôi không chống tiêu dùng, chúng tôi chống lại sự lãng phí. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua việc tái chế cho thấy những gì đằng sau việc tiêu dùng thực sự đại diện cho giá trị, hệ tư tưởng của bạn".

Cùng quan điểm, cô Bao Yang (Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc) nói: "Tôi nghĩ thật đáng kinh ngạc, vì khi mới bước vào, tôi nghe nói nhiều bộ quần áo thực chất được làm từ vỏ thủy tinh hoặc trấu ngô, nhưng khi chạm vào quần áo, tôi hoàn toàn không ngờ chúng sẽ có cảm giác thoải mái như thế này, thật tuyệt vời".

Quần áo tái chế được bán tại các cửa hàng như Reclothing Bank có giá cao hơn nhiều so với các thương hiệu thời trang ăn liền do phương pháp sản xuất tốn kém.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn đặt niềm tin vào thái độ của người tiêu dùng trẻ đối với thời trang bền vững.

Ông Kowen Tang (Công ty Dệt may Ôn Châu Thiên Thành, Trung Quốc) nhận định: "Thế hệ sinh ra trong thiên niên kỷ này có cách suy nghĩ rất khác, đó là lý do tại sao tôi thấy chúng ta cần một chút thời gian. Có thể sau một hoặc hai thế hệ, tái chế sẽ là thứ chạy trong huyết quản của người dân, sẽ là một phần thói quen của họ".

https://vtv.vn/the-gioi/trung-quoc-tran-ngap-rac-thai-det-may-20240711164659384.htm

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Siết chặt quản lý “rác thải” thời trang nhanh


VTV.vn - Nhiều quốc gia bắt đầu siết chặt quản lý rác thải thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động của chúng đối tới môi trường.

Tiêu chuẩn mới về tái chế quần áo

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản mới đây đã đề xuất xây dựng tiêu chuẩn mới về sản xuất sợi từ quần áo cũ. Động thái này là nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền của người lao động và giảm dần số lượng quần áo sản xuất hàng loạt mang tính thời vụ, hay còn gọi là "thời trang nhanh". Dự kiến hệ thống tiêu chuẩn này sẽ được hoàn thiện vào năm 2026 trước khi gửi lên Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vào năm 2027.

Để thúc đẩy quá trình tái chế quần áo bỏ đi, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã kiến nghị xây dựng một bộ tiêu chuẩn mới đối với sợi tái chế từ quần áo cũ và những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn này sẽ nhận được những ưu đãi nhất định. Cụ thể, Bộ này sẽ đưa ra những định nghĩa mới về sợi tái chế trong lĩnh vực sợi hóa học như polyester và nylon cũng như sợi tự nhiên như bông hoặc len, bao gồm tỷ lệ vật liệu tái chế, khối lượng sợi, phương pháp tính và phương pháp thể hiện trên nhãn mác.

Siết chặt quản lý “rác thải” thời trang nhanh - Ảnh 1.

Nhiều quốc gia siết chặt quản lý “rác thải” thời trang nhanh nhằm hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường (Ảnh: phys.org)

Theo tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu (EU), các sản phẩm được gắn mác tái chế nếu chứa ít nhất 20% sợi nylon và 50% sợi polyester tái chế. Trên cơ sở này, Hệ thống Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản sẽ được hoàn thiện vào năm 2026 và trình lên Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) vào năm 2027.

Theo Tổ chức Phát triển công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản, tỷ lệ tái chế thành các sản phẩm dệt may mới ở nước này cực thấp, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số sản phẩm dệt may tái chế trên thế giới.

Trong những năm gần đây, Nhật Bản giám sát ngành dệt may chặt chẽ hơn, xuất phát từ thực trạng "thời trang nhanh" thải một lượng lớn rác ra môi trường. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo chỉ ra rằng nhiều lao động trong ngành dệt may tại các nước đang phát triển ở châu Phi, châu Á, thậm chí ngay ở Nhật Bản đang phải làm việc quá giờ với mức thu nhập rất thấp. Do đó, 2 trụ cột chính trong đề xuất của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản là khuyến khích tái chế quần áo cũ và bảo vệ quyền của người lao động.

Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu ước tính có giá trị 3.000 tỷ USD, góp 2% GDP thế giới, với quy mô lớn và tốc độ phát triển nhanh chóng. Để có giá thành rẻ, các nhà sản xuất thường sử dụng chất liệu rẻ, khó phân hủy và vì vậy vòng đời sản phẩm ngắn. Điểm đỗ cuối cùng của quần áo cũ là bãi rác. Đây cũng là nguyên nhân khiến thời trang góp phần hủy hoại môi trường.

Số liệu của Bộ Môi trường Nhật Bản cho thấy trong năm 2020 đã có khoảng 819.000 tấn quần áo mới được đưa ra thị trường nước này. Trong đó có đến 510.000 tấn đã trở thành rác thải chỉ sau ít lần sử dụng. Nếu tính bình quân trên thế giới, hàng năm con người vứt bỏ khoảng 92 triệu tấn quần áo, tương đương mỗi giây sẽ có đầy 1 xe chở quần áo bị thải bỏ ra ngoài bãi rác. Ngân hàng Thế giới ước tính từ nay cho đến năm 2050, mỗi năm thế giới thải ra 3,4 tỷ tấn rác thời trang.

Châu Âu thắt chặt quản lý sản xuất và kinh doanh thời trang nhanh

Ủy ban châu Âu đã ban hành quy định sinh thái với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường châu Âu và quy định không được chôn lấp hoặc đốt sản phẩm dệt may không bán được. Theo đó, hàng dệt may vào thị trường châu Âu phải có tuổi thọ cao, có thể tái sử dụng và sửa chữa được; các công ty thời trang cũng được kêu gọi giảm số lượng bộ sưu tập mỗi năm.

Để đạt được các quy định, nhà sản xuất phải sử dụng sợi tái chế, thân thiện với môi trường, phải chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế, không được chôn lấp các sản phẩm không bán hoặc không còn sử dụng được. Các nhà sản xuất cũng buộc phải gắn mã QR hay còn gọi là hộ chiếu sản phẩm kỹ thuật số, định danh cho từng mặt hàng, để cơ quan chức năng các nước thành viên quản lý, giám sát việc hàng đã được bán hay vẫn tồn kho.

Siết chặt quản lý “rác thải” thời trang nhanh - Ảnh 2.

Ủy ban châu Âu đã ban hành quy định sinh thái với hàng dệt may tiêu thụ tại thị trường châu Âu (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, hàng tồn kho đang là gánh nặng với các nhà bán lẻ. Việc loại bỏ hoặc lưu trữ hàng khiến các nhà bán lẻ châu Âu tốn hàng tỷ Euro mỗi năm. Nhiều nhà bán lẻ đã áp dụng hoạt động mua hàng bền vững để giảm lượng dư thừa vào cuối mùa. Chẳng hạn, số hàng tồn kho sẽ được phân loại thành các nhóm: một số chuyển đến các tổ chức từ thiện, một số đi vào thị trường cho thuê.

Một số thương hiệu chọn cách lưu trữ hàng để bán tại kho và cửa hàng riêng, bán tại chỗ hoặc ký gửi hàng cho các nền tảng trực tuyến. Còn các nhà thiết kế lại tận dụng tối đa các vật liệu bỏ đi hoặc còn sót lại để tái chế thành sợi và vải mới, chú trọng đầu tư vào trí tuệ nhân tạo để quản lý tốt hơn nguồn hàng của mình. Quy định quản lý khiến các thương hiệu sang trọng tìm hiểu nhiều hơn về khách hàng, từ đó, dự báo lượng mua, giảm lượng tồn kho. Một số thương hiệu cho phép đặt hàng trước và sản xuất theo nhu cầu.

Với nhận thức cao về môi trường, trong mảng thời trang, "bền vững" là một đặc tính đang nhận được nhiều sự hưởng ứng của người tiêu dùng. Thời trang bền vững được xem là xu hướng phát triển tất yếu, không những trong thời điểm hiện tại mà còn là bước ngoặt cho sự sống còn của một thương hiệu.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thế giới có quyền hy vọng các nhà khoa học, các thương hiệu thời trang sẽ tìm ra nhiều chất liệu an toàn với môi trường hơn nữa để "thời trang xanh" có thể thay thế hoàn toàn "thời trang nhanh".


https://vtv.vn/the-gioi/siet-chat-quan-ly-rac-thai-thoi-trang-nhanh-20240614185559603.htm

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Hạ viện Pháp thông qua dự luật hạn chế thời trang nhanh


(Ảnh minh họa: AFP/Getty Images)

VTV.vn - Hạ viện Pháp đã thông qua dự luật về việc phạt các sản phẩm thời trang nhanh nhằm giảm thiểu tác động của chúng đối với môi trường.

Dự luật hạn chế thời trang nhanh kêu gọi tăng dần các hình phạt lên tới 10 Euro (11 USD) cho mỗi mặt hàng quần áo đến năm 2030, đồng thời cấm quảng cáo các sản phẩm này.

Tất cả các nhà lập pháp tham gia bỏ phiếu đã nhất trí thông qua dự luật. Dự luật này sẽ được trình lên Thượng viện Pháp trước khi có thể trở thành luật.

Sự phổ biến của các nhà bán lẻ thời trang Shein và Temu - tăng quy mô đơn đặt hàng dựa trên nhu cầu nhờ chuỗi cung ứng cực kỳ linh hoạt - đã làm gián đoạn lĩnh vực bán lẻ, trong khi những công ty lâu đời như Zara và H&M tiếp tục chủ yếu dựa vào việc dự đoán sở thích của người mua hàng.

Dự luật cho biết: "Sự phát triển của ngành may mặc theo hướng thời trang không bền vững, kết hợp với số lượng tăng và giá thấp, đang ảnh hưởng đến thói quen mua hàng của người tiêu dùng bằng cách tạo ra các xung lực mua hàng và nhu cầu đổi mới liên tục, điều này dẫn tới hậu quả về môi trường, xã hội và kinh tế".

Hạ viện Pháp thông qua dự luật hạn chế thời trang nhanh - Ảnh 1.

(Ảnh: AFP/Getty Images)

Công ty thời trang nhanh Shein của Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng quần áo mà họ sản xuất ra đáp ứng nhu cầu hiện có, điều này cho phép tỷ lệ hàng may mặc không bán được luôn ở mức thấp một con số, trong khi những các hãng may mặc truyền thống có thể có đóng góp tới 40% lượng rác thải.

Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng tác động duy nhất của dự luật là "làm suy yếu sức mua của người tiêu dùng Pháp, vào thời điểm họ đã phải hứng chịu tác động của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt".

Viết trên mạng xã hội X, Bộ trưởng Bộ Môi trường Pháp Christophe Béchu mô tả dự luật là một "bước tiến lớn", đồng thời nói thêm: "Một bước tiến lớn đã được thực hiện để giảm ảnh hưởng tới môi trường của ngành dệt may".

Dự luật này được đưa ra trong bối cảnh Bộ Môi trường Pháp cho biết họ sẽ đề xuất lệnh cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng của Liên minh châu Âu nhằm giải quyết vấn đề rác thải dệt may ngày càng trầm trọng.

Năm 2023, Pháp đã đưa ra chương trình khuyến khích người dân sửa và tái sử dụng quần áo và giày dép cũ thay vì vứt chúng đi. Chính phủ Pháp cam kết chi 154 triệu Euro (168 triệu USD) cho sáng kiến này, hoàn trả cho người mua hàng số tiền lên tới 25 Euro (27,20 USD) cho mỗi sản phẩm may mặc họ đã sửa chữa. Nhóm phi lợi nhuận được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch này - Refashion - cho biết có 3,3 tỷ mặt hàng quần áo, đồ vải lanh gia dụng và giày dép đã được bán ra thị trường Pháp vào năm 2022. Vào thời điểm đó, Bộ Sinh thái nước này cho biết người dân Pháp đã vứt đi 700.000 tấn quần áo - 2/3 trong số đó được đưa vào bãi rác - mỗi năm.

Theo báo cáo thường niên State of Fashion do The Business of Fashion và McKinsey & Company phát hành, trong số những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhất thế giới, thời trang chiếm từ 3% đến 5% lượng khí thải carbon toàn cầu và là một trong số những ngành công nghiệp gây ô nhiễm hàng đầu thế giới. Báo cáo cho biết thêm khoảng một nửa số sợi được ngành công nghiệp sản xuất là dạng polyester gốc dầu.


https://vtv.vn/the-gioi/ha-vien-phap-thong-qua-du-luat-han-che-thoi-trang-nhanh-2024031704423225.htm

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Doanh nghiệp dệt may cắt giảm gần 2.000 lao động nói \'càng làm càng lỗ\' Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:17:55

Cháy lớn công ty sản xuất đồ gỗ hơn 13.000 m2 ở Đồng Nai Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 08:36:01

Không đơn hàng, một công ty dệt may gần 4.000 nhân sự nay còn 37 người Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 11:28:56

Từ cậu bé bán giày giữa chợ, trở thành ‘anh cả’ của thương hiệu giày dành cho người cao tuổi xứ Trung: “Để có được thành công, tóc tôi bạc trắng chỉ sau vài đêm” Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:32:52

Ngành dệt may khởi sắc, cơ hội nào trong những tháng cuối năm? Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 10:05:25

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 09:57:44

Cơ hội lớn cho xuất khẩu dệt may sang Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:30:20

"Làm lãnh đạo mà đôi khi bị ăn hiếp": 15 năm "mất ăn mất ngủ", tìm cách quản trị nhân sự của ông chủ một doanh nghiệp may Duong Tan Huy gửi lúc 06-08-2024 08:17:16

Đơn hàng dồn dập, lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp dệt may tăng 624% Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:25:48

Kín đơn hàng, một số doanh nghiệp dệt may tăng lương, thêm thưởng để tuyển lao động Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:20:37

Doanh nghiệp dệt may báo lãi quý 2 tăng vọt 110%, cổ phiếu "bốc đầu" lập đỉnh mới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:14:18

Công nghệ mới biến chuối thành sợi dệt và nhiên liệu phát điện Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:11:03

Ông chủ LVMH mất tiền nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-07-2024 19:07:41

Vì sao một thương hiệu thời trang từng có doanh thu 'khủng' ngừng hoạt động? Duong Tan Huy gửi lúc 25-07-2024 13:51:24

Dẫn đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất sợi xơ dài, doanh nghiệp này đang lời lãi ra sao? Duong Tan Huy gửi lúc 24-07-2024 16:35:38

Thúc đẩy nội địa hóa công nghiệp dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-07-2024 10:39:58

'Ông lớn' Vinatex (VGT) ra giá gấp đôi, bán toàn bộ cổ phần tại một công ty may Duong Tan Huy gửi lúc 19-07-2024 07:54:01

Chủ tịch VITAS: Dệt may Việt Nam gặp khó trong tuyển lao động, nơi giảm nhiều 18-20% Duong Tan Huy gửi lúc 19-07-2024 07:50:59

Nhà máy dệt nhuộm hơn 200 triệu USD lớn nhất Nam Định đi vào hoạt động Duong Tan Huy gửi lúc 16-07-2024 08:37:41

Một mặt hàng Việt Nam đứng top thế giới, năm nay xuất khẩu có thể đạt 27 tỷ USD, Mỹ cực kỳ đón nhận Duong Tan Huy gửi lúc 13-07-2024 16:44:56

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 27
Day: 54
Week: 454
Visitors: 846016