Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

Email: novacadcamparts@gmail.com

  • FORUM-DIỄN ĐÀN
  • ABOUT US-GIỚI THIỆU
  • ALL PRODUCTS-SẢN PHẨM
  • SERVICE-DỊCH VỤ
    • Thiết Kế-Làm Rập-Giác SĐ
  • LIÊN HỆ
CATEGORY - DANH MỤC SẢN PHẨM
  • MACHINE - THIẾT BỊ NGÀNH MAY
    • + Auto Cutter - Máy Cắt vải Tự Động
    • + Spreading Solution - Trải Vải
    • + Plotter & Cutter - In Sơ Đồ và Cắt Rập
    • + Laser Cutter - Cắt Vải Công Nghệ Laser
    • + Tools - Dụng cụ& LK Điện-Điện Tử
  • CONSUMABLES - VẬT TƯ TIÊU HAO
    • + Plastic Film -Máy Cắt, Màng Nông Nghiệp
    • + Paper - Giấy Sơ Đồ, Lót Bàn Cắt, Đục Lỗ
    • + Cartridge Ink - Mực In Sơ Đồ
    • + Other Consumable - Vật Tư Khác
  • REPLACE PARTS - LINH KIỆN THAY THẾ
    • + PLOTTER PARTS - LK MÁY IN SƠ ĐỒ/ CẮT RẬP
      • JINDEX-WINDA-SINA
      • TKT DOT180/220
      • GERBER INFINITY/XLP
      • GERBER MP1802/1804-MP2202/2204
    • + SPREADER PARTS - LK MÁY TRẢI VẢI
      • GERBER XLS50-125
      • GERBER SY51-101
      • BULLMER KW1800S/2000S & E
    • + CUTTER PARTS - LK MÁY CẮT TỰ ĐỘNG
      • GERBER XLC7000/Z7
      • GERBER CUTTER PARAGON HX/VX
      • GERBER CUTTER GTxL/ Paragon LX
      • GERBER CUTTER GT5250/7250
      • LECTRA CUTTER iQ/iX
      • BULLMER CUTTER D8002 & D8003S
      • OSHIMA/YIN CUTTER
  • SERVICE - DỊCH VỤ
    • + Consultant Service - Tư Vấn Giải Pháp
    • + Technical Service - DV Kỹ Thuật
    • + Training - Đào Tạo
  • Điện Mặt Trời Áp Mái
  • IT SOLUTIONS - CÁC GIẢI PHÁP IT
    • + Thiết Kế Gia Công Phần Mềm Ngành May
    • + Hạ Tầng - Thiết Bị
SẢN PHẨM HOT
  • Máy cắt vải tự động Orox xuất xứ châu Âu

    Máy cắt vải tự động Orox xuất xứ châu Âu

    VND
    (0)
  • 496500207 GSKT, PYRAMID 125 "X6-1 / 8", 83A PYRATHAN Cho Máy Cắt XLC7000 Z7 GT7250

    496500207 GSKT, PYRAMID 125 "X6-1 / 8", 83A PYRATHAN Cho Máy Cắt XLC7000 Z7 GT7250

    26.000 VND
    (0)
  • 94101000 Blade Guide 078 Knife

    94101000 Blade Guide 078 Knife

    0 VND
    (0)
  • 90937000-Auto-Spare-Parts-For-Cutter-XLC7000.jpg_220x220

    90937000-Auto-Spare-Parts-For-Cutter-XLC7000.jpg_220x220

    0 VND
    (0)
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
.
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
  Chủ đề Xem
Dệt may khởi sắc rõ nét
Duong Tan Huy gửi lúc 20-06-2025 11:46:12
16
Dệt may Thành Công lãi gần 139 tỷ đồng sau 5 tháng, bắt đầu tiếp nhận đơn hàng quý IV
Duong Tan Huy gửi lúc 20-06-2025 11:43:38
12
Điện mặt trời đang làm thay đổi thị trường năng lượng toàn cầu thế nào?
Duong Tan Huy gửi lúc 20-06-2025 11:38:42
12
Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc
Duong Tan Huy gửi lúc 20-06-2025 11:35:34
14
Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam
Duong Tan Huy gửi lúc 20-06-2025 11:30:11
7
Forum » Thời sự và lịch sử thời trang thế giới » Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Dệt may tìm đường thoát kiếp gia công


Việc đưa vào vận hành Trung tâm Phát triển sản phẩm và Kinh doanh thời trang (Vinatex PD&B) nhằm hướng tới việc hoàn thiện chuỗi cung ứng, sản xuất hàng dệt may thời trang chất lượng cao nhằm thoát kiếp xuất khẩu gia công.

 
Vinatex xây dựng trung tâm thời trang để phát triển sản phẩm trong chuỗi cung ứng hoàn tất - Ảnh: N.AN
 

Vinatex xây dựng trung tâm thời trang để phát triển sản phẩm trong chuỗi cung ứng hoàn tất - Ảnh: N.AN

Ngày 26-7, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) chính thức đưa vào vận hành Trung tâm Vinatex PD&B, để hiện thực hóa cho định hướng chiến lược mới của tập đoàn là đến năm 2030 trở thành một điểm đến có khả năng cung ứng trọn gói giải pháp thời trang xanh cho khách hàng doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành dệt may thế giới.

Nâng giá trị tăng thêm với dệt may thời trang

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vương Đức Anh, giám đốc chi nhánh Tập đoàn Dệt May Việt Nam - Trung tâm Vinatex PD&B, cho hay việc đưa vào vận hành trung tâm nhằm củng cố, tăng cường và phát huy chuỗi liên kết nội bộ, thế mạnh là sản phẩm dệt kim.

Những lợi thế là hệ thống các nhà máy kéo sợi, nhà máy dệt vải, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, thì việc hình thành trung tâm PD&B sẽ là cánh tay nối dài để Vinatex hiện thực hóa mục tiêu trung hạn là trở thành một điểm đến trọn gói cho sản phẩm dệt kim phổ thông - trở thành "một điểm đến" cũng như hình thành chuỗi liên kết dệt kim.

Trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn giản là làm gia công, nhà nhập khẩu nước ngoài đưa đến mẫu mã và hồ sơ thiết kế, doanh nghiệp trong nước làm theo hướng dẫn của nhà đặt hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Vinatex sẽ làm những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

"Với trung tâm này, Vinatex sẽ bao trọn gói trong phát triển mẫu, thiết kế, chào mẫu, sản xuất sản phẩm và thực hiện đơn hàng nhanh nhất. Như vậy, khách hàng chỉ cần có ý tưởng và chúng tôi sẽ hiện thực hóa ý tưởng đó qua thiết kế 3D, làm ra sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng lớn hơn" - ông Đức Anh nói.

Áp lực đổi mới, sáng tạo liên tục

 

Với Trung tâm Vinatex PD&B, tập đoàn này sẽ "làm thay" các đối tác khâu thiết kế, phát triển mẫu sản phẩm và trọn gói trong chuỗi cung ứng, thay vì trước đây khâu tạo ra giá trị gia tăng cao nhất là thiết kế vốn đều nằm trong tay các nhà mua hàng. Vì vậy, theo ông Đức Anh, việc tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may ở nấc thang cao hơn giúp mang lại giá trị gia tăng lớn cho nhiều doanh nghiệp trong toàn hệ thống.

Bởi trước đây, mỗi khâu trong chuỗi cung ứng như sợi, nhuộm, vải... đều phải hoạt động độc lập, có thể dẫn tới rủi ro khi thị trường có biến động, thì nay nhờ có trung tâm PD&B, sẽ duy trì hoạt động ổn định toàn chuỗi, đặc biệt là khâu dệt nhuộm.

Tuy vậy, ông Đức Anh cũng nhìn nhận thách thức đặt ra cho trung tâm đó là áp lực phải đổi mới sáng tạo liên tục và "không có điểm ngừng". Bởi với hệ thống nhà máy may trực thuộc Vinatex, nếu không làm hàng FOB (chủ động nguyên liệu, cắt may, gửi hàng), sẽ chỉ tập trung làm hàng gia công CM.

Tuy nhiên, đây là phương thức đơn giản nhất của ngành dệt may với giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc chuyển hướng sang làm các sản phẩm FOB, yêu cầu trung tâm phải không ngừng nghiên cứu, thiết kế, đổi mới mẫu mã, tạo ra năng suất lao động lớn hơn để tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.

Xây dựng chuỗi cung ứng khép kín

Theo lãnh đạo Vinatex, từ sau COVID-19, nhu cầu dệt may thế giới suy giảm gần 30% so với trước dịch cho thấy mô hình kinh doanh ngành dệt may thế giới đã có nhiều thay đổi. Người mua hàng có xu hướng tìm đến nhà cung cấp có khả năng cung cấp "giá trị gia tăng", có chuỗi liên kết, dịch vụ trọn gói đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, hướng đến là đối tác (collaborative partner) thay vì chỉ là nhà máy gia công đơn thuần.

Do đó, việc hình thành trung tâm này nhằm phát huy năng lực ngành sợi quy mô 190.000 tấn/năm, ngành dệt với dệt kim quy mô 25.000 tấn/năm, dệt thoi 170 triệu mét/năm, cùng hơn 100 nhà máy trải dài khắp cả nước quy mô hơn 400 triệu sản phẩm/năm, hình thành chuỗi cung ứng khép kín từ kéo sợi, dệt nhuộm, hoàn tất và cắt may để đáp ứng nhu cầu thị trường.

https://tuoitre.vn/det-may-tim-duong-thoat-kiep-gia-cong-20240727092606676.htm

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Ngành dệt may chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại


Năm 2024 là một năm đầy thách thức với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Dù tình hình đơn hàng đang tăng trở lại, nhưng các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn. Để tồn tại và phát triển, họ phải nỗ lực cập nhật công nghệ, sản xuất xanh, xúc tiến thương mại…
Ngành dệt may chú trọng đầu tư công nghệ hiện đại

Yêu cầu bắt buộc

Những tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may phục hồi so với năm ngoái. Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, tháng 4/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 3,15 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 12,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, bên cạnh sự phục hồi về đơn hàng, ngành dệt may vẫn còn một số khó khăn phải đối mặt như rủi ro về chuỗi cung ứng, xu hướng chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, xanh hóa sản xuất…

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 44 tỷ USD. Sang năm 2023, là năm vô cùng khó khăn, kim ngạch xuất khẩu tụt xuống còn 39,5 tỷ USD. Năm 2024, ngành dệt may phấn đấu kim ngạch xuất khẩu bằng mức của năm 2022. Định hướng từ nay đến năm 2030, ngành dệt may chuyển dần từ trọng tâm phát triển nhanh sang phát triển bền vững dựa trên chuyển đổi số, tăng trưởng xanh.

Theo ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean, để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải tập trung đầu tư tái cấu trúc, áp dụng những công nghệ tiên tiến, cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm, hợp tác đa phương, đẩy mạnh các mặt hàng nguyên liệu thô - bán thành phẩm (OEM/FOB), các mặt hàng thiết kế gốc (ODM)…

 

Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất và chuyển đổi số đang trở thành yêu cầu bắt buộc với ngành dệt may để hàng hóa xuất khẩu sang được các thị trường khó tính, bởi các thị trường như châu Âu, Mỹ có yêu cầu về xanh hóa sản xuất rất cao.

Chú trọng đầu tư

Việt Thắng Jean đã chuyển đổi 100% sang việc áp dụng công nghệ xanh, vừa có thể nâng cao hoạt động sản xuất, vừa gắn với bảo vệ môi trường. Riêng về hàng denim, thay vì phải in và sử dụng hóa chất, màu… như trước đây, hiện doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ laser, không ảnh hưởng đến môi trường.

Trong đó, một trong những hạng mục đầu tư của Việt Thắng Jean là dây chuyền sản xuất 10.000 sản phẩm hoàn chỉnh với giá 12,5 triệu USD, gấp 8 lần so với dây chuyền bình thường. Dây chuyền này không gây tác động xấu đến môi trường.

Ông Phạm Văn Việt chia sẻ, doanh nghiệp còn áp dụng công nghệ tự động cắt, công nghệ laser tạo hiệu ứng trên mặt vải, công nghệ nano nhuộm màu, công nghệ giặt xả của Thổ Nhĩ Kỳ… Những máy móc, công nghệ hiện đại này giúp Việt Thắng Jean đạt được chứng nhận Oeko-Tex, là một xác nhận sự an toàn về mặt sinh thái và con người của các sản phẩm dệt, đồ da, từ tất cả các giai đoạn sản xuất dọc theo chuỗi giá trị dệt may.

 

Các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may cũng không nằm ngoài xu thế này. Hiện nhiều doanh nghiệp nguyên phụ liệu đang nỗ lực tìm hướng chuyển đổi sang các mô hình sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ 4.0, thân thiện với môi trường, góp phần mang lại nhiều lợi thế khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đối với ngành vải, ông Nguyễn Hữu Phúc, Giám đốc Công ty cổ phần Fadatech cho hay, thay vì áp dụng in theo phương thức cũ, mực in thải ra môi trường khá nhiều, hiện doanh nghiệp áp dụng in kỹ thuật số và hoàn toàn không sử dụng nước, không khói bụi và chất thải, toàn bộ mực in đều nằm trên vải.

“Fadatech không sử dụng hóa chất. Sau khi in xong, vải được sấy khô, định hình, làm mềm bằng phương pháp cơ học và nhiệt sẽ giúp vải mềm hơn”, ông Phúc nói thêm.

Tuy nhiên, có một vấn đề phát sinh là khi các máy móc, thiết bị hiện đại nhập về nhà máy, hầu hết lao động không biết cách sử dụng. Vì vậy, Fadatech phải tìm đến nhà cung cấp để học hỏi cách thức vận hành, tiếp đó là đưa nhân sự đi đào tạo tại nước ngoài, nên các loại chi phí liên quan đến việc chuyển đổi công nghệ là không hề nhỏ.

Có thể thấy, câu chuyện làm thế nào để có lợi nhuận tái đầu tư là rất quan trọng trong tình hình đơn hàng chỉ mới bước đầu phục hồi. Nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc chuẩn bị nguồn kinh phí để đầu tư nhà máy, sản phẩm theo hướng hiện đại, xanh, sạch và thân thiện với môi trường càng là vấn đề khó khăn.

 

“Doanh nghiệp cần thay đổi từng bước, lâu dài, ‘liệu cơm gắp mắm’ để quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi. Với nền kinh tế còn nhiều biến động hiện nay, ngành dệt may cần nhiều thời gian hơn dự kiến để vừa tìm kiếm đơn hàng, gia tăng lợi nhuận, vừa có thể đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất”, ông Phạm Văn Việt nêu quan điểm.

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/nganh-det-may-chu-trong-dau-tu-cong-nghe-hien-dai-post347056.html

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước khác trong ngành dệt may, da giày


Việt Nam hiện không còn là thiên đường cho những ngành công nghiệp thâm dụng lao động, thâm dụng về đất đai hay năng suất lao động thấp, giá nhân công không còn rẻ, cho nên, việc chuyển dịch đầu tư từ nay trở đi cũng là bình thường.
Dệt may, da giày xuất khẩu lớn, nhưng vẫn đang lệ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài.

Dệt may, da giày xuất khẩu lớn, nhưng vẫn đang lệ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài.

Ngành dệt may, da giày, hiện nay đang lệ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài, nên gần đây xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài đang chuyển dịch ngành này ra một nước khác. Đây là thực tế được đại diện ngành Công thương thừa nhận.

" Việt Nam đến thời điểm này không còn là thiên đường cho những ngành công nghiệp thâm dụng lao động, thâm dụng về đất đai hay năng suất lao động thấp, giá trị nhân công rẻ", là khẳng định của Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên đề cập về chủ động nguồn nguyên phụ liệu trước băn khoăn của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) tại phiên chất vấn hôm 4/6.

Theo ông Diên: "Sản phẩm dệt may, da giày trong khoảng 10 năm vừa qua luôn chiếm tỷ trọng trong cơ cấu xuất khẩu rất lớn, ngành này đã đóng góp cho giá trị tăng trưởng của xuất khẩu, đóng góp trong việc giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động, ở một chừng mực nào đó trong giai đoạn đầu cách đây khoảng 10 năm đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế".

Do Việt Nam không còn là thiên đường cho những ngành công nghiệp thâm dụng lao động, thâm dụng về đất đai hay năng suất lao động thấp, giá trị nhân công rẻ, cho nên, việc chuyển dịch của những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp dệt may, da giày sang các nước khác ở thời điểm này trở đi, theo Bộ trưởng Công thương cũng là việc bình thường.

 

Không chỉ riêng ngành dệt may, da giày, tất cả những ngành sản xuất khác để xuất khẩu của Việt Nam đều phải đặt mục tiêu là phải làm chủ nhiều hơn trong khâu cung ứng về nguyên liệu. Nếu cứ nhập các nguyên liệu từ nước ngoài về sản xuất, suy cho cùng chỉ làm gia công, khi đó giá trị sinh lợi không lớn, hiệu quả không cao.

Bộ Công thương đã kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vừa qua nước ta đã có quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch các địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực công thương chúng tôi có 4 quy hoạch ngành quốc gia, đó là quy hoạch về năng lượng, quy hoạch về điện, quy hoạch về xăng dầu, khí đốt quốc gia và quy hoạch về khai thác, chế biến khoáng sản.

Bộ trưởng Công thương cho rằng, 4 quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản này đều là những lĩnh vực có thể sẽ tạo ra nguồn nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu, đồng thời sẽ đóng góp cho nguồn thu cho ngân sách của các địa phương và nguồn thu ngân sách quốc gia.

 

Do đó, trong tương lai không chỉ là ngành dệt may mà tất cả các ngành sản xuất khác để xuất khẩu, phải cố gắng khai thác các nguyên liệu tại chỗ bằng cách khai thác tài nguyên khoáng sản tại chỗ để chúng ta từng bước tự chủ nguồn nguyên liệu này và nâng giá trị của sản phẩm xuất khẩu, chứ không phải chỉ là giá trị gia công như giai đoạn vừa qua, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may đạt 33,3 tỷ USD, giảm 11,4% so với năm 2022. Xơ sợi dệt các loại đạt 4,4 tỷ USD, giảm 7,6%, đưa xuất khẩu toàn ngành năm qua đạt khoảng 40 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày đạt 24 tỷ USD, giảm 14,2% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu giày dép đạt 20,2 tỷ USD, giảm 15,3%, chiếm 5,7% tổng xuất khẩu của cả nước, xuất khẩu mặt hàng túi xách, vali, mũ, ô dù đạt 3,78 tỷ USD, giảm 7,8% so với năm 2022.

 

Ở chiều ngược lại, để đáp ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu của 2 ngành này vẫn lên tới vài chục tỷ USD mỗi năm. Tỷ lệ nội địa hóa của 2 ngành công nghiệp xuất khẩu dệt may - da giày theo báo cáo mới nhất của Bộ Công thương hiện đạt 45-50%.

https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/co-xu-huong-chuyen-dich-dau-tu-sang-cac-nuoc-khac-trong-nganh-det-may-da-giay-post346970.html

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Tham vọng Net Zero của Shein - hãng thời trang phát thải nhiều nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 15-06-2025 11:57:30

Công ty Mỹ xây nhà máy tái chế polyester và cotton đầu tiên trên thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 28-05-2025 05:01:02

Chiến dịch trả quần áo đã mặc về nơi sản xuất tại Anh Duong Tan Huy gửi lúc 27-05-2025 14:23:04

Tổng thống Trump nói Mỹ muốn sản xuất xe tăng, không phải áo phông Duong Tan Huy gửi lúc 26-05-2025 10:59:51

Một hãng dệt may sắp phá sản bỗng thành biểu tượng đầu tư toàn cầu, cổ phiếu tăng phi mã hơn 5.000.000% Duong Tan Huy gửi lúc 25-05-2025 06:54:05

Hàng quán cà phê trong quá trình phát triển ngành thời trang Duong Tan Huy gửi lúc 06-05-2025 11:21:02

Nike, Adidas kêu gọi ông Trump miễn thuế nhập khẩu Duong Tan Huy gửi lúc 04-05-2025 03:44:07

Mỹ: Ngành may mặc chịu tác động mạnh nhất từ các mức thuế mới Duong Tan Huy gửi lúc 01-05-2025 04:30:20

Học gì từ thương chiến Mỹ – Trung? Duong Tan Huy gửi lúc 27-04-2025 12:37:06

Nhà máy ở Trung Quốc giảm công suất, công nhân tạm nghỉ việc vì thương chiến Duong Tan Huy gửi lúc 25-04-2025 05:50:05

Hãng xuất khẩu Trung Quốc ngại bán hàng trong nước Duong Tan Huy gửi lúc 25-04-2025 05:17:40

80 tuổi gánh nợ 70 tỷ tưởng là "dấu chấm hết", ai ngờ bà cụ trả hết trong vòng 10 năm nhờ làm đúng một việc Duong Tan Huy gửi lúc 21-04-2025 06:50:12

Nghiên cứu mới từ Đại học Michigan cho thấy tổ tiên chúng ta đã sống sót qua giai đoạn khắc nghiệt này nhờ ba phát minh quan trọng: kem chống nắng tự nhiên, quần áo may đo và việc sử dụng hang động làm nơi trú ẩn. Duong Tan Huy gửi lúc 21-04-2025 06:31:03

Khi hãng thời trang lớn cũng là nạn nhân của LỪA ĐẢO: Doạ kiện thương hiệu vì bị kim gãy đâm vào tay khi mua sản phẩm trực tuyến, Blogger “ẵm trọn” hàng chục triệu đồng Duong Tan Huy gửi lúc 18-04-2025 03:47:03

Các thương hiệu thời trang toàn cầu tăng giá vì 'bão' thuế quan Duong Tan Huy gửi lúc 17-04-2025 13:51:59

Campuchia sẽ ra sao giữa "cơn bão" thuế quan của Trump? Duong Tan Huy gửi lúc 17-04-2025 12:11:23

Temu và Shein thông báo tăng giá bán sản phẩm cho khách hàng Mỹ Duong Tan Huy gửi lúc 17-04-2025 11:57:31

Hermes thành tập đoàn hàng hiệu có vốn hóa lớn nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 17-04-2025 11:50:44

Bị áp thuế đối ứng cao nhất 49%, hàng xóm Việt Nam rơi vào khủng hoảng xuất khẩu Duong Tan Huy gửi lúc 10-04-2025 18:17:36

Nike chật vật tìm lại phong độ Duong Tan Huy gửi lúc 24-03-2025 15:44:47

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

  • CHÍNH SÁCH
    • Liên hệ
    • Tuyển dụng
    • Điều khoản mua bán hàng hóa
    • Chính sách bảo mật
    • Hướng dẫn đặt hàng
    • Hướng dẫn đổi trả hàng
BẢN ĐỒ
Online: 16
Day: 50
Week: 1658
Visitors: 2705801
x