Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Tin tức trong ngành » Xáo trộn ở Bangladesh và phản ứng của dệt may Việt Nam ra sao?
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Xáo trộn ở Bangladesh và phản ứng của dệt may Việt Nam ra sao?


(KTSG Online) – Nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may Việt Nam khó tăng đơn hàng từ việc Bangladesh gặp khó. Lý do là Bangladesh phần lớn gia công cho các nhãn hàng ở phân khúc trung bình – thấp, cạnh tranh bằng chi phí lao động giá rẻ còn Việt Nam đang phát triển ở phân khúc cao hơn. Dẫu vậy bối cảnh này cũng là cơ hội cho dệt may Việt Nam khẳng định vị thế thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới.


Dệt may Bangladesh gặp khó vì bất ổn. Ảnh: TL

Dự báo doanh nghiệp Việt Nam được lợi thế

Những bất ổn trong thời gian gần đây đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động sản xuất kinh doanh của Bangladesh. Tình hình này tác động trực tiếp đến dệt may, ngành hàng chiếm đến khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này vào năm ngoái.

Trong bối cảnh đó, không ít ý kiến, giới phân tích cũng như các công ty chứng khoán nhận định rằng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được “hưởng lợi” vì các nhãn hàng thời trang dịch chuyển đơn hàng sản xuất từ Bangladesh sang các nước khác.

Cụ thể liên quan đến vấn đề này, chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, nhiều nhà máy tại Bangladesh đóng cửa nên khách hàng sẽ cân nhắc chuyển các đơn đặt hàng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Các thương hiệu thời trang hàng đầu tại châu Âu như H&M, Zara… đều là những mặt hàng xuất khẩu chính của Bangladesh.

Tương tự, Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) cũng đánh giá ngành dệt may Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự kiện bạo động tại Bangladesh khi các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam có thể đón nhận những đơn hàng dịch chuyển từ quốc gia này. Hiện tại cũng là cao điểm mùa xuất khẩu các mặt hàng may mặc nhằm phục vụ mùa lễ hội cuối năm.

Về dài hạn, các doanh nghiệp FDI chắc chắn sẽ suy nghĩ đến việc tìm một quốc gia thay thế Bangladesh trong chuỗi cung ứng ngành dệt may, bởi tình trạng bất ổn và những rủi ro tiềm ẩn. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều lợi thế như nguồn nhân công giá rẻ, có tay nghề cao, các chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp FDI, cơ sở hạ tầng cũng đang ngày càng hoàn thiện.

Những nhận định và phân tích nói trên phần nào cũng có cơ sở bởi lẽ Bangladesh là nhà xuất khẩu quần áo lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trước khi xảy ra biểu tình, bạo động, Bangladesh được xem là đối thủ cạnh tranh với ngành dệt may Việt Nam.

Do đó, khi hoạt động sản xuất tại Bangladesh bị gián đoạn, về lý thuyết, dệt may Việt Nam phần nào được hưởng lợi. Doanh nghiệp Việt Nam có thể nhận thêm các đơn hàng do khách hàng của Bangladesh chuyển qua trong ngắn hạn để gia tăng tốc độ phục hồi sau thời gian khó khăn.

Phải “chuyển mình” mới chuyển hóa được cơ hội

Dù vậy, phân tích vào vấn đề, các doanh nghiệp trong ngành và đại diện Hội và Hiệp hội ngành dệt may lại cho là khó có sự dịch chuyển ồ ạt đơn hàng dệt may sang Việt Nam khi thủ phủ may mặc Bangladesh gặp khó khăn.

Theo đánh giá của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Bangladesh không phải là đối thủ trực tiếp của dệt may Việt Nam. Bởi lẽ quốc gia Nam Á này chuyên làm hàng hóa ở phân khúc trung bình thấp, còn thị trường sản phẩm dệt may của Việt Nam là ở phân khúc cao hơn, giá sản phẩm làm ra cao hơn ở Bangladesh.

“Tôi cho rằng đơn hàng từ Bangladesh lúc này không về Việt Nam mà các nhãn hàng sẽ dịch chuyển đơn hàng qua Ấn Độ, Afghanistan… hoặc những nước lân cận Bangladesh với chi phí nhân công, sản xuất thấp hơn Việt Nam”, ông Giang nhận định, và cho rằng Ấn Độ – một cường quốc dệt may và có nhiều vùng lao động nghèo… sẽ có lợi thế để nhận sự dịch chuyển đơn hàng của các nhãn hàng.



Đơn hàng dệt may Việt Nam khó tăng đột biến từ biến động ở Bangladesh. Ảnh: T.L

Dù nhìn nhận doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế nhất định khi “thủ phủ” dệt may lớn gặp khó, nhưng ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM (Agtex), cũng cho rằng chi phí sản xuất và phân khúc hàng hóa của Việt Nam cao hơn nên khó có thể tiếp nhận được đơn hàng giá thấp từ Bangladesh.

Mặt khác, trong bối cảnh thị trường dệt may đang dần hồi phục hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có đơn hàng sản xuất đến cuối năm; trong khi việc tuyển dụng người lao động hiện nay rất khó khăn. Do đó, doanh nghiệp khó có thể tiếp nhận thêm những đơn hàng mới với giá thấp.

Tương tự, ông Trần Nhật Trung, Giám đốc Phân tích tại Công ty Chứng khoán ACB (ACBS), cho rằng các đơn hàng Bangladesh thường có biên lợi nhuận thấp hơn các đơn hàng Việt Nam. “Vì vậy, Bangladesh có vấn đề nhưng chưa chắc Việt Nam được hưởng lợi vì chúng ta đã quen với đơn hàng biên lợi nhuận lớn hơn. Ví dụ như lâu nay các đơn hàng đang có biên lợi nhuận 20% thì liệu chúng ta có nhận đơn hàng chỉ 10%?”, ông Trung nói.

Có cái nhìn lạc quan hơn, theo ông Trung, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ có thể tận dụng để tăng trưởng doanh thu trong thời gian ngắn lúc này, chứ không duy trì được trong lâu dài.

Ông Trung lý giải, Bangladesh vốn dĩ là một quốc gia có nhiều bất ổn chính trị. Song, quốc gia này vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh các đơn hàng may mặc hơn so với Việt Nam, như lương nhân công thấp, chỉ khoảng 75 – 100 đô la so với khoảng 300 đô la của Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam vừa mới tăng lương cơ bản.

Ngoài ra, do dệt may là ngành trọng yếu của Bangladesh với việc chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu nên rất được Chính phủ hỗ trợ. “Họ có chuỗi cung ứng gần như hoàn thiện từ đầu đến cuối, trong khi Việt Nam chỉ tập trung vào phần may, chưa sản xuất được đầu vào, dẫn đến nhiều nước vẫn ưa chuộng Bangladesh hơn Việt Nam”, ông Trung nói.

Một ý kiến khác, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, giảng viên cao cấp Đại học Kinh tế TPHCM cho rằng, trước đây ngành dệt may Việt đã mất một số đơn hàng do họ chuyển sang Bangladesh vì không đáp ứng yêu cầu của các thị trường lớn.

“Một điều cần nhắc đến là chúng ta chậm chuyển đổi xanh, trong khi các nhãn hàng, thị trường lớn đòi chúng ta phải dán nhãn xanh, nhãn carbon. Bangladesh bất ổn nhưng chúng ta không đủ điều kiện xuất khẩu ra những thị trường khó tính thì chúng ta không tận dụng được cơ hội”, ông Huân lưu ý.

Ông Chủ tịch Vitas cũng cho rằng, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng thì tiêu chí phát triển bền vững cần được các doanh nghiệp dệt may chú ý hơn. Đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản…

Lấy năng lượng ra dẫn chứng, ông Giang chia sẻ tại diễn đàn “Điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp: Giải pháp chuyển dịch và tiết kiệm năng lượng” mới đây rằng, những doanh nghiệp dệt may đã đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái ngay từ giai đoạn đầu rất hiệu quả.

“Doanh nghiệp được điểm cộng khi làm việc với nhãn hàng, có khả năng chủ động về điện năng, đồng thời các chỉ số liên quan tiết kiệm năng lượng, xử lý nguồn nước cũng được cải thiện, tác động đến quá trình đánh giá các chứng chỉ xanh”, ông nói.

Các nhà nhập khẩu lớn còn yêu cầu cao về các chỉ số phát triển bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và tiêu chuẩn LEED (định hướng thiết kế về năng lượng và môi trường). Đơn cử như những sản phẩm may mặc xuất khẩu vào châu Âu bắt buộc phải được sản xuất từ sợi cotton, sợi polyester pha với sợi tái chế được làm từ các sản phẩm thiên nhiên, phế phẩm hoặc sản phẩm dệt may dư thừa.

Ngành dệt may cần chú trọng vào phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực. Chiến lược chuyển đổi số gắn với bài toán đầu tư công nghệ, nhân sự số, dữ liệu và kiểm soát rủi ro… cũng cần được quan tâm hơn nữa.

Xanh hóa là yêu cầu bắt buộc đối với ngành dệt may trong bối cảnh hiện nay, đó là lý do khiến nhiều chuyên gia nhìn nhận việc chuyển hóa cơ hội của Việt Nam tùy thuộc vào mức độ chuyển mình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định đúng nhiệm vụ đặt ra nhằm hướng tới ngành dệt may Xanh. Tuy vậy cũng cần tiếp cận bình tĩnh, khoa học, lắng nghe và bám sát hơi thở của thị trường, của từng khách hàng lớn để quá trình đổi mới giữ được cân bằng trong doanh nghiệp và xác định bước đi chiến lược phù hợp cho từng đơn vị kinh doanh.

https://thesaigontimes.vn/xao-tron-o-bangladesh-va-phan-ung-cua-det-may-viet-nam-ra-sao/

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Nhà máy xoay xở kiếm lao động làm đơn hàng cuối năm Duong Tan Huy gửi lúc 16-09-2024 09:52:51

Doanh nghiệp da giày, dệt may tìm hướng tự chủ nguyên, phụ liệu: Cần cơ chế hỗ trợ từ cơ quan quản lý Duong Tan Huy gửi lúc 11-09-2024 09:56:41

Nam Định rầm rộ hút vốn nước ngoài để trở thành Trung tâm dệt may của miền Bắc, công ty niêm yết lớn thứ 2 ngành dệt may hưởng lợi Duong Tan Huy gửi lúc 09-09-2024 16:03:48

Việt Nam sẽ có siêu trung tâm nguyên liệu ngành dệt may và giày dép vào năm 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 09-09-2024 15:54:22

Doanh nghiệp dệt may tìm giải pháp tăng năng suất lao động Duong Tan Huy gửi lúc 09-09-2024 15:50:56

Dệt may tấp nập đàm phán đơn hàng xuất khẩu quý 1/2025 Duong Tan Huy gửi lúc 04-09-2024 09:52:00

Lương trung bình công nhân cao gấp rưỡi thế giới, ngành dệt may Việt mất lợi thế chi phí nhân công rẻ, lấy gì để hút luồng đầu tư chuyển dịch từ Trung Quốc? Duong Tan Huy gửi lúc 04-09-2024 09:37:32

Dệt may kín đơn hàng tới cuối năm Duong Tan Huy gửi lúc 04-09-2024 09:28:41

'Ở đâu rẻ nhất, bên em rẻ hơn 30%': Startup bán áo thun để khách tự thiết kế, in và giao luôn trong ngày khiến Shark Bình và Shark Minh tranh deal Duong Tan Huy gửi lúc 27-08-2024 12:45:33

Vinatex (VGT) muốn thoái toàn bộ vốn tại Donagamex cao hơn 130% giá trị sổ sách Duong Tan Huy gửi lúc 26-08-2024 16:43:50

Ngành dệt may tăng trưởng nhưng chưa đồng đều Duong Tan Huy gửi lúc 24-08-2024 14:07:43

Chuyện lạ: Thiếu lao động, nhà máy ở tỉnh đến TP HCM tìm người Duong Tan Huy gửi lúc 23-08-2024 13:57:27

Diễn biến mới vụ hơn 1.000 công nhân ngưng việc tập thể để đòi quyền lợi Tuấn Minh 22/08/2024 21:34 Duong Tan Huy gửi lúc 23-08-2024 13:50:06

Gió đổi chiều với ngành dệt may Duong Tan Huy gửi lúc 22-08-2024 14:55:12

Local brand Việt đang quá khó khăn: Nhiều nơi đóng cửa, có người bay luôn 20 tỷ Duong Tan Huy gửi lúc 18-08-2024 18:32:53

Nghe theo lời khuyên của tỷ phú, ông chủ Gumac kể chuyện suýt phá sản, cạo đầu đi tu vì 'tham lam khi người khác sợ hãi' Duong Tan Huy gửi lúc 16-08-2024 08:53:48

Cổ phiếu tụt hơn 25% trong 1 tháng, Sợi Thế Kỷ sắp chào bán 13.5 triệu cp với giá không thấp hơn 27,500 đồng/cp Duong Tan Huy gửi lúc 14-08-2024 09:06:43

Lợi nhuận 7 tháng công ty mẹ TCM vượt mốc 7 triệu USD, hoàn thành sớm kế hoạch năm Duong Tan Huy gửi lúc 14-08-2024 09:02:56

Cổ phiếu ngành dệt may sẽ hưởng lợi từ thị trường Bangladesh Duong Tan Huy gửi lúc 14-08-2024 08:56:06

Cổ phiếu một doanh nghiệp dệt may tăng gấp đôi sau 3 tháng, cổ đông sắp nhận cổ tức tỷ lệ 20% bằng tiền Duong Tan Huy gửi lúc 14-08-2024 08:49:39

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 25
Day: 53
Week: 967
Visitors: 863101