Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Điện Mặt Trời Áp Mái » 'Vạn lý trường thành' điện mặt trời của Trung Quốc
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

'Vạn lý trường thành' điện mặt trời của Trung Quốc

Bức tường điện mặt trời dài 133 km và rộng 25 km ở Nội Mông sẽ sản xuất lượng điện đủ để đáp ứng nhu cầu hàng năm của Bắc Kinh.

Công nhân lắp pin quang điện trên sa mạc Kubuqi. Ảnh: China Daily














Công nhân lắp pin quang điện trên sa mạc Kubuqi. Ảnh: China Daily

Từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên, các triều đại Trung Quốc xây dựng Vạn lý Trường thành dài 21.196 km. Sau hai thiên niên kỷ, hiện nay, Trung Quốc đang tạo ra một bức tường thành khác, nhằm cung cấp nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, theo Popular Science.

Được xây dựng trên sa mạc Kubuqi dọc rìa phía nam sông Hoàng Hà ở miền bắc Trung Quốc, tại khu tự trị Nội Mông, Vạn lý trường thành điện mặt trời sẽ trải dài 133 km và rộng 25 km. Trung Quốc hy vọng bức tường sẽ cung cấp 180 tỷ kilowatt giờ (kWh) điện mỗi năm vào năm 2030. Theo Ordos Energy, công ty phụ trách dự án, công suất đó đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho Bắc Kinh, nơi đang sử dụng khoảng 135,8 tỷ kWh điện mỗi năm.

 

Tuy nhiên, một phần điện sản xuất sẽ làm lợi cho cộng đồng trong vùng, theo Li Kai, quan chức trong ngành điện ở Dalad Banner (phân khu nhỏ hơn ở Nội Mông). Đường dây truyền tải mới sẽ vận chuyển 48 tỷ kWh điện từ nơi lắp đặt tới Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc mỗi năm. "Tất cả dự án được đầu tư bởi những công ty nhà nước và chính quyền địa phương không cần cấp kinh phí. Tổng cộng, khoảng 50.000 cơ hội việc làm sẽ được tạo ra", Li nói.

Ngoài công suất điện và cơ hội việc làm, dự án cũng có ảnh hưởng tích cực về mặt bảo tồn. Sông Hoàng Hà đang trải qua quá trình sa mạc hóa, trong đó lưu vực sông chậm rãi thoái hóa với điều kiện giống sa mạc. Quá trình lắp đặt sẽ giúp xử lý 27 triệu hecta đất trong vùng thông qua cung cấp bóng râm và giảm bay hơi. Các tấm pin cũng có tác dụng chắn gió, giúp bảo vệ môi trường xung quanh khỏi xói mòn đất.

Khu vực có bóng râm mang lại cơ hội trồng trọt hoa màu. Dự án sẽ trồng khoảng 2.400 hecta hoa màu nhằm xử lý những vùng giống sa mạc hơn của Vạn lý trường thành điện mặt trời. Chính quyền địa phương cũng cam kết tạo dựng quan hệ cộng sinh giữa phát triển kinh tế và bảo tồn sinh thái.

Những dự án lắp đặt năng lượng xanh quy mô lớn, bất kể là điện gió, điện mặt trời hay kết hợp hai dạng, đang trở nên ngày càng phổ biến khi thế giới tìm cách cắt giảm khí thải chứa carbon. Xu hướng này cũng đang diễn ra ở Mỹ.

Việc lắp đặt pin quang điện cũng đi kèm nhiều mối đe dọa đối với môi trường bao gồm gây rối loạn môi trường sống, tăng các vụ va chạm với chim chóc, nhưng các nhà khoa học và kỹ sư đang tìm cách tăng cây trồng cần thụ phấn quanh nơi lắp đặt, tạo hành lang cho động vật hoang dã.

An Khang (Theo Popular Science)

https://vnexpress.net/van-ly-truong-thanh-dien-mat-troi-cua-trung-quoc-4818053.html

Trích dẫn

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Trung Quốc: Biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh

Chỉ trong hơn 30 năm, người Trung Quốc đã phủ xanh hơn 3.200 km2 của

sa mạc này.

Từ ốc đảo xanh trên sông Hoàng Hà đến vùng đất chết

Sa mạc Kubuqi, trong tiếng Mông Cổ, có nghĩa là "cung tên trên sông Hoàng Hà". Cái tên này bắt nguồn từ hình dáng của sa mạc này, trông giống như một sợi dây cung nằm vắt ngang dòng sông. Là sa mạc lớn thứ bảy của Trung Quốc, Kubuqi có diện tích lên tới 13.900 km2 (gấp 2 lần diện tích Thượng Hải). Sa mạc này từng là nỗi ám ảnh với những cồn cát cao tới 60m (tương đương với chiều cao của tòa nhà 20 tầng) di động không ngừng.

Điều đáng sợ nhất là 60% cồn cát ở sa mạc Kubuqi di động. Thử tưởng tượng, khi những đụn cát khổng lồ này di chuyển, chúng sẽ nghiền nát tất cả mọi thứ trên đường đi của mình. Đây chính là lý do tại sao lịch sử Trung Quốc từng nhiều lần chứng kiến cảnh "sa mạc tiến, con người lùi".

Trung Quốc: Biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh - Ảnh 1.

Sa mạc Kubuqi có diện tích lên tới 13.900 km2 (gấp 2 lần diện tích Thượng Hải). (Ảnh: Sohu)

Thật khó tin khi 3.000 năm trước, nơi đây từng là một vùng đất xanh tươi, cho đến 400 năm trước mới biến thành vùng đất cằn cỗi. Nguyên nhân bắt nguồn từ bão cát. Nhiều người lầm tưởng rằng cát trong bão cát đến từ sa mạc, nhưng thực tế không phải vậy.

Bão cát gây ra hiện tượng "mù trời" thực chất là do bụi đất mịn màu vàng. Bụi đất mịn đến từ các hồ muối khô cạn và đất hoang hóa. Đặc điểm của những khu vực này là lớp đất mặt khô, tơi xốp và các hạt đất nhỏ mịn, nên khi có gió lớn, những hạt đất mịn này sẽ bay theo gió.

Khi gió lớn nổi lên, nó cuốn đi lớp đất mịn trong cát, cuối cùng chỉ còn lại cát và đất đai biến thành sa mạc. Vậy nên, sa mạc là sản phẩm còn sót lại của bão cát. Nếu nói cát vàng có thể tạo thành bão cát, thì loại bão cát này chỉ gây hại cho khu vực địa phương.

Trung Quốc: Biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh - Ảnh 2.

Điều đáng sợ nhất là 60% cồn cát ở sa mạc Kubuqi di động. (Ảnh: Sohu)

Vì vậy, những cơn bão cát ảnh hưởng đến toàn miền Bắc Trung Quốc mang theo bụi mịn hoặc đất. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ có mục tiêu rõ ràng trong việc kiểm soát bão cát. Đó là tìm kiếm và xử lý những nơi mà gió lớn có thể cuốn theo bụi. Do đó, các hồ muối khô cạn và lớp đất mịn trong vùng đất hoang hóa trở thành chìa khóa.

Cuộc chiến ngược dòng lịch sử: Biến sa mạc thành ốc đảo

Trước đây, việc trực tiếp cải tạo sa mạc rất khó khăn do sự hiểu biết và kỹ thuật còn thiếu thốn. Nhưng bây giờ, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp khả thi là bắt đầu từ các hồ muối khô cạn và đất hoang hóa để việc cải tạo dễ dàng hơn.

Ví dụ như huyện Minqin, nằm giữa sa mạc Badain Jaran và sa mạc Tengger, nơi có hồ Qingtu. Trong lịch sử, diện tích mặt nước của hồ Qingtu từng sánh ngang với hồ Thanh Hải. Nhưng theo thời gian, đến thời nhà Minh – Thanh, diện tích chỉ còn lại 400 km2. Sang những năm 1940, diện tích tiếp tục thu hẹp xuống còn 70 km2. Đến cuối những năm 1950, hồ đã hoàn toàn khô cạn, đến mức tên của nó bị xóa khỏi bản đồ vào những năm 1970. Cuối cùng, nó hình thành một dải cát dài 13 km, cũng là "cửa ngõ" gió cát lớn nhất của huyện Minqin.

Sau đó, các nhà khoa học bắt đầu cải tạo hồ Qingtu, thậm chí còn dẫn nước từ sông Hoàng Hà vào. Hiện nay, dựa vào hồ Qingtu, một vùng đất ngập nước rộng 106 km2 đã được hình thành. Môi trường không chỉ được cải thiện đáng kể mà còn ngăn chặn sự hợp nhất của hai sa mạc lớn.

Trung Quốc: Biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh - Ảnh 3.

Các nhà khoa học đã cải tạo hồ Qingtu thành một vùng đất ngập nước rộng 106 km2. (Ảnh: Sohu)

Việc cải tạo sa mạc Kubuqi cũng có thể làm như vậy. Từ những năm 1960-1970, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu chiến dịch phủ xanh sa mạc Kubuqi. Một kênh dẫn nước từ sông Hoàng Hà dài 250 km đã được xây dựng để tưới tiêu cho sa mạc. Hành trình tưởng chừng vô cùng khó khăn nhưng các nhà nghiên cứu đã thành công.

Tính đến năm 2022, độ cao của các cồn cát ở Kubuqi đã giảm một nửa so với 20 năm trước. Đây quả là một thành tựu đáng kinh ngạc. Diện tích sa mạc được cải tạo đã đạt hơn 6.000 km2, diện tích phủ xanh đạt hơn 3.200 km2, tức là 33,3% diện tích toàn sa mạc đã được phục hồi. Đáng chú ý hơn, nhờ sự tiến bộ của công nghệ, tốc độ cải tạo sa mạc Kubuqi ngày càng nhanh.

Xét về độ che phủ của rừng, vào năm 2002, con số này chỉ chiếm 0,8% tổng diện tích sa mạc. Thế nhưng đến năm 2021, nó đã tăng lên 15,7%. Nếu tính theo độ che phủ của thảm thực vật, con số này còn ấn tượng hơn, từ 16,2% đã tăng lên 53%, vượt quá một nửa tổng diện tích. Do đó, mặc dù việc cải tạo Kubuqi chưa thể so sánh với việc "xóa sổ" hoàn toàn sa mạc Mao Usu, nhưng chắc chắn nó sẽ trở thành sa mạc thứ hai biến mất sau Mao Usu.

Trung Quốc: Biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh - Ảnh 4.

Diện tích sa mạc Kubuqi được cải tạo đã đạt hơn 6.000 km2, diện tích phủ xanh đạt hơn 3.200 km2. (Ảnh: Sohu)

Ngày nay, Kubuqi đã trở thành một vùng sản xuất lương thực quan trọng của Nội Mông. Cùng với quá trình cải tạo, số lượng các loài sinh vật ở đây đã tăng lên gấp 10 lần. Ví dụ như thiên nga, thỏ rừng, cây dương... hơn 100 loài động thực vật đã tuyệt chủng ở địa phương đã xuất hiện trở lại. Hơn nữa, người ta còn tận dụng điều kiện đặc biệt của sa mạc để trồng cam thảo làm thuốc. Diện tích trồng cam thảo đã đạt 2,2 triệu mẫu, hình thành khu vực trồng trọt không gây ô nhiễm, không có dư lượng thuốc trừ sâu.

Từ sa mạc cằn cỗi đến "lá phổi xanh" của vùng đất

Trên diện tích hơn 1 triệu mẫu sa mạc, đất đen đã xuất hiện, giữ nước lên tới hơn 24 tỷ mét khối. Thực vật được trồng có thể giải phóng hơn 18,3 triệu tấn oxy. Thậm chí, người ta còn tạo ra một vùng đất ngập nước rộng 60 km2 trong sa mạc để nuôi cua. Những thành quả này đã giúp giảm số ngày có bão cát hàng năm từ 50-60 ngày xuống còn 3-5 ngày. Lượng mưa hàng năm cũng tăng từ dưới 70 mm lên hơn 300 mm. Những thay đổi này không chỉ cải thiện môi trường của cao nguyên Ordos mà còn mang lại bầu trời trong xanh cho khu vực phía Bắc.

Trung Quốc: Biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh - Ảnh 5.

Nhờ ứng dụng công nghệ, hiện nay sa mạc Kubuqi đã được phủ xanh. (Ảnh: Sohu)

Theo chia sẻ của người dân địa phương với trang tin Sohu, sa mạc Kubuqi vào những năm 1950-1960, 300 ngày trong năm đều có cát bay. Việc bát cơm có cát là chuyện thường tình, thậm chí cát còn có thể chui vào chăn khi họ đang ngủ. Người dân sống trong sa mạc gặp khó khăn trong việc chữa bệnh khi ốm đau. Để xây một ngôi nhà, họ phải mất 3 năm để vận chuyển vật liệu bằng ngựa và lạc đà. 

Từ cuối những năm 1980, địa phương đã nỗ lực hơn nữa trong việc cải tạo sa mạc Kubuqi. Đến năm 1996, 5 con đường xuyên qua sa mạc Kubuqi bắt đầu được xây dựng. Với số vốn 1,28 tỷ Nhân dân tệ và tổng chiều dài 340 km, những con đường này đã giúp thay đổi diện mạo của Kubuqi một cách nhanh chóng.

Đến năm 2006, để phục hồi sinh thái của sa mạc Kubuqi, địa phương đã di dời những người dân du mục sống trong sa mạc và đầu tư xây dựng làng mạc. Trước đây, trẻ em sống trong sa mạc chưa từng được đến trường cho đến khi hơn 10 tuổi. Chính quyền đã đầu tư 110 triệu Nhân dân tệ để xây dựng trường học từ mẫu giáo đến trung học. Hiện nay, quy mô học sinh và giáo viên của các trường này đã lên tới hơn 1.300 người.

Trung Quốc: Biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh - Ảnh 6.

Việc cải tạo sa mạc Kubuqi đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. (Ảnh: Sohu)

Sau đó, các làng mạc nay đã phát triển thêm hình thức du lịch trải nghiệm. Kinh tế của người dân đã thay đổi rất nhiều. Đơn cử như một nhà hàng ở làng Daotu được cho là có thu nhập hàng năm chỉ 10.000 Nhân dân tệ ở thời điểm 2006, nhưng đến năm 2016, thu nhập đã tăng lên hơn 300.000 Nhân dân tệ, gấp hơn 30 lần.

Việc cải tạo sa mạc Kubuqi đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 2007, Diễn đàn Quốc tế về Sa mạc Kubuqi được tổ chức tại hồ Qixing nằm trong sa mạc. Tháng 6 năm 2012, mô hình văn minh sinh thái của sa mạc Kubuqi đã được Liên Hợp Quốc đưa vào danh sách những thành tựu quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh Rio+20 và được quảng bá trên toàn thế giới.

Năm 2013, Liên Hợp Quốc đã sản xuất một bộ phim tài liệu chính thức về việc cải tạo sa mạc Kubuqi và chiếu liên tục cho đại diện của hơn 190 quốc gia. Năm 2014, Kubuqi được Liên Hợp Quốc công nhận là khu kinh tế sinh thái kiểu mẫu đầu tiên trên thế giới.

Trung Quốc: Biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh - Ảnh 7.

Hiện nay, kinh nghiệm cải tạo sa mạc Kubuqi không chỉ được áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc mà còn được truyền bá ra nước ngoài. (Ảnh: Sohu)

Sự công nhận này đều là thành quả của nhiều năm nỗ lực cải tạo sa mạc của chính phủ Trung Quốc. Tất nhiên, song song với việc cải tạo sa mạc Kubuqi, cần phải phát triển phù hợp với điều kiện địa phương. Ví dụ, nghiên cứu về năng lượng mặt trời ở sa mạc Kubuqi đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Việc sử dụng năng lượng mặt trời đã trở nên phổ biến ở Kubuqi, nguồn năng lượng này đã được đưa vào để sưởi ấm, cung cấp nước nóng, điều chỉnh nhiệt độ trong nhà kính, thậm chí còn để khử trùng đất và phòng trừ sâu bệnh. Do đó, các dự án năng lượng mặt trời ở Kubuqi đã phát triển rất đa dạng.

Tóm lại, việc cải tạo sa mạc Kubuqi đã rất thành công. Những cồn cát di động trước đây đã bị chặn lại hoàn toàn bởi dải chắn cát dài 240 km nằm ở trung tâm sa mạc.. Việc cải tạo sa mạc Kubuqi đã trở thành hình mẫu cho việc cải tạo sa mạc và phục hồi sinh thái trên thế giới, thậm chí còn trở thành một thương hiệu của Trung Quốc. Hiện nay, kinh nghiệm cải tạo sa mạc Kubuqi không chỉ được áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc mà còn được truyền bá ra nước ngoài, chẳng hạn như Ethiopia, Kenya, Ghana, Pakistan, Kazakhstan...

Nguyệt Phạm (Tổng hợp)

https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/trung-quoc-bien-sa-mac-rong-gap-2-lan-thuong-hai-gay-am-anh-voi-con-cat-cao-toi-60m-thanh-oc-dao-xanh-a482858.html

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Ngành năng lượng mặt trời thế giới đang trên đà lập kỷ lục mới Duong Tan Huy gửi lúc 19-12-2024 08:48:26

Dùng AI phát triển vật liệu mới cho pin mặt trời - Hướng đi xanh, bền vững Duong Tan Huy gửi lúc 19-12-2024 08:44:33

‘Phù phép’ bán điện mặt trời vào ban đêm, một công ty nhận kết đắng Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 18:02:47

Tấm pin điện mặt trời sẽ được lắp đặt trên các kênh đào Duong Tan Huy gửi lúc 13-12-2024 17:47:57

Những vấn đề mà nhiều người thường hiểu lầm về các tấm pin mặt trời Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:50:14

Elon Musk đưa ra tuyên bố bất ngờ về lợi ích từ các tấm pin mặt trời Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:47:50

Bão lớn tới tấp, các hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà liệu có an toàn? Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:45:07

Trung Quốc tạo đột phá với pin năng lượng mặt trời vô hạn Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:43:12

Trung Quốc đưa năng lượng mặt trời lên đỉnh Everest Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:41:01

Độc đáo làn đường cao tốc cho xe đạp, che mát bằng các tấm pin mặt trời Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:32:30

Nhà máy điện thu nhiệt bằng 2 tòa tháp lắp 30.000 tấm gương "đuổi theo" Mặt Trời Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:28:20

Phát hiện vấn đề nghiêm trọng từ làn sóng tấm pin mặt trời trên mái nhà Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:25:36

Sau pin mặt trời mái nhà là pin mặt trời “tường nhà” Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:23:16

Đi quá xa với điện mặt trời, Trung Quốc tạo “mối đe dọa đối với nhân loại” Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:21:30

Mỹ lại nóng mặt khi Trung Quốc "out trình" giải bài toán hóc búa về pin mặt trời Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:17:27

Hết đất cho các tấm pin mặt trời, Trung Quốc chuyển sang chỗ ít ai ngờ Duong Tan Huy gửi lúc 01-12-2024 15:16:25

Vệ tinh Mỹ phát hiện “chăn xanh” phủ lên sa mạc Trung Quốc: Dự án mang hiệu quả kép trị giá 11,5 tỷ USD Duong Tan Huy gửi lúc 28-11-2024 06:50:42

TP.HCM có gần 800 đơn vị đủ điều kiện mua điện tái tạo qua đường dây riêng Duong Tan Huy gửi lúc 27-11-2024 10:54:43

Chi 42 nghìn tỷ đồng, nước gần Việt Nam \'hô biến\' mỏ than giữa sa mạc thành nhà máy điện 7.000 ha, công suất 5,7 tỷ kWh: Bên trên sản xuất điện, bên dưới chăn thả gia súc và trồng cây Duong Tan Huy gửi lúc 21-11-2024 11:13:50

Một nền kinh tế lớn phát hiện ‘kho báu khổng lồ’ phủ kín hàng triệu căn nhà, khai thác không xuể: Mở ra tương lai bền vững cho cả nhân loại Duong Tan Huy gửi lúc 12-11-2024 10:14:07

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 17
Day: 479
Week: 1681
Visitors: 1131661