Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Tin tức trong ngành » Ngành dệt may Việt Nam đứng trước khó khăn và cơ hội đan xen
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Ngành dệt may Việt Nam đứng trước khó khăn và cơ hội đan xen

Năm 2024, ngành dệt may phục hồi khá ấn tượng, tạo cơ sở, niềm tin và động lực cho ngành tiếp tục thực hiện định hướng chiến lược phát triển cho năm 2025 và giai đoạn kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Dây chuyền gia công hàng dệt may xuất khẩu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành dệt may Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may thế giới, mang lại ngoại tệ lớn cho đất nước và thu nhập cho khoảng 3 triệu lao động.

Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể tiếp tục giữ vững vị thế, tham gia ở vị trí có giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, ngành dệt may Việt Nam phải nhận diện rõ thực trạng của mình; chủ động, linh hoạt, đồng bộ các giải pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đã phục hồi khá ấn tượng, tạo cơ sở, niềm tin và động lực cho ngành tiếp tục thực hiện định hướng chiến lược phát triển cho năm 2025 và giai đoạn tiếp theo, giai đoạn kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn những điểm yếu cố hữu. Nhìn nhận rõ thực trạng của ngành sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam định vị đúng, đánh giá đúng tình hình. Từ đó, có hướng đi và giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa ngành phát triển bền vững.

Khó khăn lớn

Xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững đang ngày càng gia tăng áp lực lên các doanh nghiệp dệt may.

Kết quả khảo sát của tổ chức Roundup gần đây cho thấy 73% nam giới từ 25-34 tuổi sẵn sàng chi nhiều hơn cho thời trang bền vững. Có 69% độc giả của tạp chí thời trang Vogue cho rằng, bền vững là yếu tố quan trọng để họ quyết định mua sản phẩm. Có 46% nhà bán lẻ thời trang nhanh báo cáo doanh số bán hàng giảm kể từ năm 2020 và 85% thương hiệu thời trang lớn cũng đã công bố mục tiêu và lộ trình phát triển bền vững.

Adidas cam kết đến năm 2025 sử dụng 100% nguyên liệu tái chế, giảm 90% lượng phát thải carbon. Nike cam kết năm 2025 sử dụng 100% năng lượng tái tạo, năm 2030 trung hòa carbon.

Ông Võ Thành Phước, Giám đốc phát triển Công ty Kết nối thời trang (Faslink), cho biết trong 2-4 năm tới, ngành dệt may sẽ phải đối mặt với hơn 35 luật mới về bền vững của hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…. Nếu không đáp ứng được yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp sẽ bị mất đơn hàng, giảm doanh thu.

May hàng xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Theo bà Nguyễn Thị Thúy, Trưởng phòng kinh doanh khu vực Đông Nam Á Tập đoàn Lloyds Register, rủi ro của các ngành xuất khẩu Việt Nam; trong đó có dệt may là vấn đề môi trường và tăng ca vượt giờ. Các thương hiệu thời trang lớn như Adidas, Nike, Puma, Reebok, … đều yêu cầu chuỗi cung ứng của mình phải cung cấp số liệu trên các nền tảng tiêu chuẩn quốc tế như SBTi, Higg FEM, ZDHC, SLCP, … để hỗ trợ họ thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Năm nay, mặc dù đơn hàng và giá trị xuất khẩu dệt may đã có sự phục hồi khá hơn so với năm ngoái, nhưng ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức.

Theo bà Dương Thùy Linh, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA), đơn hàng tăng nhưng số lượng hàng trong mỗi đơn lại giảm. Đơn giá thấp, tương đương với mặt bằng giá của năm ngoái. Thời gian giao hàng ngắn, chi phí sản xuất cao do phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường.

Không những thế, ngành dệt may Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Theo ông Chris Walker, chuyên gia về nguồn cung ứng của chương trình Vietnam Factory Tours, Việt Nam chỉ mới sản xuất được 1% lượng sợi cotton, trong khi phải nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD nguyên liệu này. Đối với sợi tổng hợp, con số này là 30% và 2 tỷ USD. Vải là 20% và 13 tỷ USD.

Ông Trần Lĩnh, Quản lý sản xuất Công ty Adidas Sourcing Vietnam, cho biết Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 64% lượng vải và 99% lượng bông. Adidas cũng phải nhập khẩu hầu hết các nguyên phụ liệu từ Trung Quốc để sản xuất dệt may tại Việt Nam. Việc chỉ phụ thuộc vào một vài nhà cung cấp khiến ngành dệt may Việt Nam dễ bị tổn thương bởi căng thẳng địa chính trị, tăng áp lực lên biên lợi nhuận và tính bền vững của nhà sản xuất.

Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa tiến lên được nấc cao hơn trong chuỗi giá trị.

Theo ông Trương Vĩnh Khang, Trưởng bộ phận Phát triển bền vững Công ty BSI Việt Nam, tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công CMT (doanh nghiệp chỉ thực hiện việc duy nhất đó là gia công) vẫn chiếm đa số, khoảng 65%.

Xuất khẩu theo phương thức OEM/FOB (khách hàng sẽ lên thiết kế mẫu mã và xưởng sản xuất sẽ mua phụ kiện, thực hiện may và chuyển cho khách) khoảng 25% và chỉ có 10% xuất khẩu theo phương thức ODM (Nhà sản xuất thiết kế gốc) còn được gọi là ghi nhãn riêng, là một hình thức sản xuất theo hợp đồng); trong đó, biên lợi nhuận ròng của CMT chỉ được 1-3%, OEM/FOB 3-5%, ODM 5-7%. Chỉ có OBM (sản xuất dưới thương hiệu gốc) đạt trên 10%.

Việc chưa chủ động nguồn cung cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cung cấp hồ sơ chứng minh tính minh bạch của quá trình sản xuất.

Theo ông Colin Luk, người sáng lập công ty VeriCott, người tiêu dùng đã từng tẩy chay nhãn hàng Zara, Gap, Muji do sử dụng nguồn bông không đáng tin cậy.

Giá lao động tại Việt Nam hiện cũng không còn rẻ so với các đối thủ cạnh tranh. Theo Tổ chức Lao động quốc tế, mức lương tháng bình quân của lao động dệt may Việt Nam vào khoảng 300 USD, cao hơn mức trung bình toàn cầu, gấp 2 Ấn Độ và gấp 3 Bangladesh.

Từ 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng của người lao động được điều chỉnh tăng khoảng 6%, đặt ra áp lực cho các doanh nghiệp khi xem xét đầu tư vào Việt Nam.

Cơ hội kinh doanh mới

Xu hướng tiêu dùng bền vững, một mặt gây áp lực buộc phải chuyển đổi lên các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Theo ông Võ Thành Phước, giá trị thị trường thời trang bền vững toàn cầu năm 2023 đạt khoảng 7,07 tỷ USD. Dự báo đến năm 2031, con số này sẽ lên đến khoảng 13,5 tỷ USD, kéo theo nhu cầu sử dụng nguyên liệu bền vững sẽ đạt mức 133 triệu tấn vào năm 2030; trong đó, năm 2023, nguyên liệu bền vững đã chiếm 56% so với nguyên liệu không bền vững.

Khách tham quan Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp Dệt & May - Thiết Bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2024. (Ảnh: Bình Dương/TTXVN phát)

Tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm của thị trường này là hơn 8,5%. Giai đoạn từ 2021-2031, dự báo thị trường này tăng trưởng gần gấp đôi, trong đó Bắc Mỹ dẫn đầu, chiếm 35,6%, tiếp theo là EU, chiếm 25,8%. Thị trường châu Á-Thái Bình Dương được xem là phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân 16,5%.

Thống kê cũng cho thấy những nhãn hàng theo đuổi thời trang bền vững trong 5 năm đạt mức tăng trưởng 6% lợi nhuận.

Theo ông Phước, hiện 70-80% khách hàng của Faslink rất hứng thú với sản phẩm thời trang sử dụng nguyên liệu bền vững. Đa số đối tác nước ngoài đều yêu cầu Faslink cung cấp sản phẩm 100% nguyên liệu tái chế hoặc có gốc tự nhiên. 100% khách hàng đồng phục đều yêu cầu sử dụng nguyên liệu bền vững. Điều này cho thấy, thời trang xanh, bền vững là thị trường có rất nhiều tiềm năng phát triển.

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, các điểm sáng về kinh tế tiếp tục tạo động lực cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất.

Theo bà Dương Thùy Linh, các định chế tài chính quốc tế tiếp tục có dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP cao, lãi suất ngân hàng cho vay ngày càng hấp dẫn. Lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn và mức tồn kho của các thương hiệu thời trang lớn giảm, sức mua từng bước được phục hồi. Sự dịch chuyển đáng kể các đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam do đạo luật UFLPA và bất ổn chính trị, đình công ở Bangladesh.

Chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ tích cực để hoàn thiện chuỗi cung ứng. Các nhà đầu tư FDI gia tăng sản lượng vải sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp linh hoạt chiến lược kinh doanh, chuyển dần sang sản xuất xanh, áp dụng tiêu chuẩn bền vững để nâng cao giá trị gia tăng. Nhu cầu tiêu dùng thời trang thương hiệu trong nước ngày càng tăng.

Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thanh Điền, khu vực châu Á-Thái Bình Dương; trong đó có Việt Nam vẫn là khu vực thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam có điểm mạnh là sở hữu nguồn lao động có tay nghề cao, chủ động bắt kịp xu hướng tự động hóa, quản trị số, chủ động chuyển dần từ sản xuất gia công CMT sang ODM.

Đồng quan điểm, theo bà Nguyễn Thị Thúy, ngoài vị trí địa lý thuận lợi, nền chính trị ổn định, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, điểm mạnh của ngành công nghiệp thời trang Việt Nam là lực lượng lao động trẻ, dồi dào. Chi phí lao động mặc dù không còn lợi thế cạnh tranh, nhưng kỹ năng may của công nhân Việt Nam đẹp và tốt hơn. Chất lượng sản phẩm đồng đều hơn Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ.

Theo ông Chris Walker, Việt Nam hiện đã có không ít những công ty sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp dệt may và cũng là các nhà cung ứng cho các nhãn hàng lớn như Adidas, Nike…

Ngoài ra, Việt Nam có thể tự chủ làm được các loại vải thân thiện với môi trường như công ty Faslink làm được vải từ bã càphê, từ tre…; công ty Bảo Lân có vải làm từ sợi dứa.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn bất ổn do xung đột quân sự, đe dọa gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo ông Huỳnh Thanh Điền, xung đột quân sự Nga-Ukraina và tại các khu vực vẫn diễn biến hết sức nguy hiểm. Do vậy, các doanh nghiệp vẫn phải chủ động nắm chắc tình hình để linh hoạt có giải pháp phù hợp.

Lâm Nguyên

https://www.vietnamplus.vn/nganh-det-may-viet-nam-dung-truoc-kho-khan-va-co-hoi-dan-xen-post1002199.vnp

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Người lao động ngành Dệt may Việt Nam vui Tết Duong Tan Huy gửi lúc 22-01-2025 08:51:56

Dệt may hết đơn hàng chuyển dịch từ Bangladesh? Duong Tan Huy gửi lúc 14-01-2025 11:45:46

8 triệu chiếc áo dài đã bán trước Tết, người Việt tiết kiệm 16.000 tỉ đồng nhờ miễn phí giao hàng Duong Tan Huy gửi lúc 14-01-2025 09:56:25

Doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh nhờ tiết kiệm năng lượng hiệu quả Duong Tan Huy gửi lúc 13-01-2025 09:56:17

Chuyên gia đưa ra cảnh báo với ngành dệt may trong 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 13-01-2025 09:30:39

15 cô gái trẻ mê thời trang làm dự án tái dệt vì môi trường Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 18:31:57

Chuyện thú vị ở Bảo Lân: CEO từ chối nối nghiệp gia đình vì không muốn ngồi… xé vải, nhưng lại chọn game khó hơn - khởi nghiệp ‘tơ sợi xanh’ từ lá dứa Duong Tan Huy gửi lúc 31-12-2024 09:10:05

Sau cú sốc từ gã khổng lồ Amazon, Công ty dệt may 18 tháng chưa có đơn hàng, doanh thu từ trăm tỷ chỉ còn vài trăm triệu mỗi quý Duong Tan Huy gửi lúc 30-12-2024 09:08:04

Công nhân dệt may 'ngóng' thưởng tết Duong Tan Huy gửi lúc 28-12-2024 15:21:15

Đế chế da giày FDI lớn nhất Việt Nam chi cả nghìn tỷ thưởng Tết: Đội ngũ công nhân hàng trăm nghìn người sản xuất cho Nike, Adidas.., doanh thu cả tỷ USD Duong Tan Huy gửi lúc 27-12-2024 10:00:29

Vượt qua “đối thủ,” xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 27-12-2024 07:54:17

Khai thuế lệch 100 lần và sai xuất xứ, Dệt may Thành Công bị phạt nặng Duong Tan Huy gửi lúc 25-12-2024 16:08:06

Tổng kết năm, các doanh nghiệp dệt may đua nhau báo lãi lớn Duong Tan Huy gửi lúc 25-12-2024 16:04:15

Dệt may Thành Công (TCM): Nhận trợ lực từ E-Land, ước lãi 1.000 tỷ từ dự án TC Tower Duong Tan Huy gửi lúc 24-12-2024 09:53:15

Ông lớn Singapore sắp xây nhà máy dệt may 590 triệu USD tại tỉnh lớn nhất Việt Nam Duong Tan Huy gửi lúc 24-12-2024 08:33:09

Dệt may Việt Nam đối diện nhiều thách thức trong năm 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 22-12-2024 13:53:43

Một thương hiệu thời trang nam đình đám thông báo "đóng cửa", tặng quà khách hàng sau 9 năm hoạt động: Lý do là gì? Duong Tan Huy gửi lúc 20-12-2024 11:26:09

Doanh nghiệp da giày, dệt may dự kiến thưởng Tết cao hơn năm ngoái Duong Tan Huy gửi lúc 19-12-2024 10:11:12

Tin vui cho người lao động tại doanh nghiệp dệt may, da giày Duong Tan Huy gửi lúc 13-12-2024 17:45:09

May váy cho bà, đóng giày cho ông - ‘Thế hệ bạc’ trên 60 tuổi: ‘Đại dương xanh’ trong làn sóng đóng cửa của nhiều chuỗi thời trang Việt Duong Tan Huy gửi lúc 12-12-2024 14:14:06

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 13
Day: 358
Week: 1777
Visitors: 1232357