Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Lịch sử thời trang thế giới » Chủ tịch Uniqlo: “Không có linh hồn, một công ty không là gì cả”
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Chủ tịch Uniqlo: “Không có linh hồn, một công ty không là gì cả”

 

 

Từ năm 30 tuổi, ông Tadashi Yanai, người đàn ông giàu nhất Nhật Bản, chủ tịch và giám đốc điều hành của Fast Retailing, công ty sở hữu của Uniqlo, đã rút ra “23 nguyên tắc quản lý” để thực hành và chiêm nghiệm. Giờ đây, những nguyên tắc ấy được in trên những tấm thẻ nhỏ, đóng gói kĩ lưỡng như những tấm card bỏ túi dành cho các nhân viên thuộc công ty trên toàn cầu.

 

Cứ mỗi một năm, người đàn ông Nhật lại thêm vào danh sách một triết lý kinh doanh, những điều mà ông tự mình rút ra được, đã giúp ông từ chủ một cửa hàng nhỏ mang tên Ogōri Shōji – thừa hưởng từ cha mình, phát triển nó thành một đế chế khổng lồ trên toàn cầu, năm 2015 doanh thu năm tài chính là 1,68 nghìn tỷ yên (khoảng 15,5 tỷ đô la).

ÔNG TADASHI YANAI, CHỦ TỊCH VÀ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CỦA FAST RETAILING, CÔNG TY SỞ HỮU CỦA UNIQLO.

Yanai đã gọi nguyên tắc là “linh hồn” của công ty. Ông nói với giáo sư Hirotaka Takeuchi tại hội thảo Harvard Business School năm 2012 về bán lẻ: “Linh hồn là thứ quý báu nhất ta có trong cuộc đời. Nếu không có một linh hồn, một công ty hay một con người cũng chỉ là một cái vỏ rỗng”.

Tuy nhiên, con đường dẫn tới thành công của Yanai không gì khác hơn là nội lực cũng như các nguyên lý kinh doanh vốn rút ra từ những sai lầm trong hành trình của chính ông. Cha của ông, ông Hitoshi Yanai, đã mở Ogōri Shōji ở thị trấn công nghiệp Ube, Yamaguchi, ở mũi phía Nam đảo Honshu của Nhật năm 1949.

“Linh hồn là thứ quý báu nhất ta có trong cuộc đời. Nếu không có một linh hồn, một công ty hay một con người cũng chỉ là một cái vỏ rỗng”.

Nhưng khi trong giai đoạn trưởng thành, với cậu thanh niên Yanai lúc bấy giờ, có rất nhiều khác ngự trị trong tâm trí bên cạnh sự nghiệp của gia đình.

“Khi tôi còn là sinh viên, tôi chống lại chiến tranh Việt Nam. Bạn biết phong trào hippie không? Tôi đã dành cả tuổi trẻ vào nó” – Ông Yanai hồi tưởng lại, khi ngồi ở tầng 31 trong tòa nhà Tokyo Midtown Tower, trụ sở chính của Fast Retailing toàn cầu.

“Đó là lần đầu tiên trong lịch sử những người trẻ tuổi đứng dậy chống lại chế độ. Những năm tháng đấy tôi là người rất khác biệt. Làm sao tôi có thể hoang phí cuộc đời một cách tùy tiện như thế mà không làm việc? – đó là điều quan trọng nhất tôi vẫn nghĩ, chỉ bởi vì tôi không muốn làm việc.”

“Những ngày đó tôi rất là kiêu ngạo, họ biết tôi sẽ trở thành CEO của công ty, thế là sáu trên bảy người quyết định bỏ đi”

Sau đại học, Yanai sớm đối mặt với thực tế rằng mình phải kiếm sống. Ông dành một năm làm việc tại một cửa hàng bán lẻ khác trước khi kế thừa sự nghiệp của cha mình vào năm 1972. Nhưng khi ông bắt đầu thì sáu trên bảy nhân viên của công ty xin nghỉ việc. “Những ngày đó tôi rất là kiêu ngạo, họ biết tôi sẽ trở thành CEO của công ty, thế là sáu trên bảy người quyết định bỏ đi” – ông hồi tưởng lại.

“KHÔNG CÓ KHÁCH HÀNG, MỘT DOANH NGHIỆP TỰ THÂN KHÔNG THỂ VẬN HÀNH. TÔI CHỈ NHẬN THỨC ĐƯỢC ĐIỀU NÀY KHI TÔI MỘT MÌNH HỌC TỪNG CHÚT MỘT”.

Yanai nhanh chóng thực hiện tiếp quản kinh doanh: “Tôi cần phải lau chùi cửa tiệm, phủi bụi những chiếc áo khoác, thực tế – tôi phải tự mình làm tất cả mọi thứ bởi không còn ai khác. Nó là cơ hội khổng lồ để học hỏi mọi thứ” – ông nhớ lại. Yanai nhanh chóng học được rằng khách hàng là quan trọng nhất.

“Không có khách hàng, một doanh nghiệp tự thân không thể vận hành. Tôi chỉ nhận thức được điều này khi tôi một mình học từng chút một”. Rồi sau đó công ty phát triển, nhiều cửa hàng mới được khai trương và thêm nhiều nhân viên. “Điều này khiến tôi nghĩ tới: Tại sao chúng ta làm việc? Chúng ta là ai?’ Chúng ta cần chủ đề chung, một số nguyên tắc, vì vậy chúng tôi bắt đầu phân phát những thẻ nhựa này.”

Tôi cần phải lau chùi cửa tiệm, phủi bụi những chiếc áo khoác, thực tế – tôi phải tự mình làm tất cả mọi thứ bởi không còn ai khác. Nó là cơ hội khổng lồ để học hỏi mọi thứ.

Có một điều thú vị, Yanai từng nghĩ đến việc trở thành một giáo viên, nhưng ông đã từ bỏ ý định: “Ngay từ đầu tôi đã không làm một sinh viên giỏi, vậy tôi nghĩ giảng dạy không thích hợp lắm. Nhưng tôi thích viết lách. Những nguyên tắc được viết nên bởi vì tôi muốn cộng hưởng với nhân viên, bởi vì chúng tôi lựa chọn lẫn nhau: công ty cần chọn lựa nhân viên và nhân viên cũng cần chọn công ty.

Ông Yanai đã viết bảy hoặc tám nguyên tắc đầu khi cha ông vẫn còn là người đứng đầu công ty. Ông thêm vào những phần nguyên tắc cần làm sau năm 1984, khi ông đảm nhận chức chủ tịch, cùng năm ông mở ra cửa hàng Uniqlo đầu tiên – khi đó được gọi là “Unique Clothing Warehouse” thuộc thành phố Hiroshima.

Theo nghiên cứu của Takeuchi, những quảng cáo của Yanai đã giúp đánh dấu cho thời kì phát triển của công ty. Lấy cảm hứng từ chuyến đi đến Châu Âu và Mỹ, khi ông nhận ra những chuỗi quần áo may sẵn theo phong cách “casual” như Benetton và Gap có rất nhiều tiềm năng phát triển, ông đã nhận thấy được thị trường quần áo “casual” của Nhật đang chờ sẵn và từ đó hướng công ty gia đình mình theo lối đi đó. Ông cũng nhận ra rằng những tập đoàn thời trang nước ngoài được hợp nhất thành một khối, dưới sự điều khiển một cách thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất và bán lẻ.

UNIQLO FALL WINTER 2017.

Đến năm 1995 ông Yanai bắt đầu cung cấp sản phẩm thuộc nhãn hiệu đầu tiên của mình. Vào thời điểm đó, công ty đã mở một chuỗi cửa hàng trong khu vực ngoại ô, các cửa hiệu Uniqlo nằm ở nơi có giá thuê thấp. Yanai đổi tên công ty mình thành Fast Retailing – ý nói ông tin vào đối tượng tiêu dùng của mình và đưa quyết định nhanh hơn bất kì công ty nào khác. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ đại lý bán lẻ sang SPA (Specialty retailer of Private label Apparel – Bán lẻ chuyên biệt về trang phục cá nhân) không dễ dàng và Uniqlo đã buộc phải đóng cửa ba dây chuyền riêng ngay sau khi ra mắt.

Thách thức không dừng lại ở đó, người tiêu dùng không xem trọng Uniqlo – một thương hiệu bán đồ rẻ tiền ở vùng ngoại ô – đó là ấn tượng tiêu cực của họ dành cho thương hiệu. Công ty buộc phải thay đổi nhận thức của người tiêu dùng bằng việc mở một cửa hàng ba tầng trong một con hẻm ở khu phố Harajuku vào năm 1998. Sự thành công của sản phẩm áo khoác lông cừu đã khiến cho hình ảnh của công ty chuyển biến tích cực, từ “sản phẩm giá rẻ” thành “giá rẻ nhưng chất lượng tốt”. Doanh thu dần tăng đến mức kỷ lục. Nhưng đến năm 2002, những người mua dần quay lưng lại với thương hiệu khi chúng trở nên quá phổ biến. Lần đầu tiên trong 18 năm trời trên đà chiến thắng, công ty công bố doanh số sụt giảm.

Chuyến phiêu lưu ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản của Uniqlo làm cho mọi thứ trở nên tệ hơn, năm 2001 Uniqlo mở cửa hàng ở khu vực Knightsbridge London, theo sau đó là trên 20 cửa hàng xung quanh thành phố – tất cả đều thất bại. Fast Retailing lấn sân sang Trung Quốc cũng không thu được gì. Nhưng Yanai vẫn không thoái chí. Từ đó, ông nhìn nhận những thất bại như là cơ hội để học tập và gieo mầm cho thành công trong tương lai, bao gồm phương pháp tiếp cận lặp đi lặp lại và triết lý “càng nhanh, càng dễ thất bại” từ Thung lũng Silicon. “Giải pháp duy nhất là tiếp tục thay đổi bản thân và thách thức chính mình” – ông nói.

2004 là một năm khởi sắc của Fast Retailing, không chỉ đánh dấu những cú bắt tay ngoạn mục với các thương hiệu quốc tế như Link International (hiện nay là Link Theory Japan), chủ sở hữu của Andrew Rosen, mà còn là dấu mốc thành công về mặt quảng bá dành cho chất lượng, trên các ấn phẩm các hình ảnh quảng cáo kèm theo dòng chữ “chất lượng đến trước, rồi mới tới giá cả”. Cũng trong năm đấy, lấy cớ cạnh tranh với các đối thủ như Zara và H&M, Yanai mở cửa hàng Uniqlo “large-format” đầu tiên tại Osaka, là hình mẫu của những “flagships” thành công sau này tại New York hay Thượng Hải.

 

CỬA HÀNG UNIQLO FLAGSHIP TẠI GINZA – TOKYO.

Ngày nay, Fast Retailing là một tập đoàn khổng lồ với quy mô toàn cầu có trụ sở tại Nhật Bản, với 82% nguồn thu về từ nhiều nơi trên thế giới, sở hữu 840 cửa hàng. Uniqlo đang cân nhắc tấn công mạnh mẽ vào thị trường Trung Quốc hơn nữa với ý định đặt dấu ấn bằng cách đạt mốc 1000 cửa hàng. Tuy vậy, thị trường ở Mỹ vẫn còn nhiều thách thức.

Nhiều năm qua, ông Yanai hầu như đã không còn thêm vào danh sách nguyên tắc kinh doanh của mình. Khi được hỏi về điều này, ông dừng lại và cân nhắc rồi nhẹ nhàng nói: “Hãy kết nối với bản thân – bởi vì ngày nay ai trên thế giới cũng kết nối được với nhau”.

 

Thực hiện: Koi

Theo BOF

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

'Đời sợi' - lịch sử 30.000 năm vải vóc Duong Tan Huy gửi lúc 16-01-2025 14:02:43

Nguồn gốc sự ra đời của chiếc máy may hay còn gọi là máy khâu gia đình. Duong Tan Huy gửi lúc 08-01-2025 19:06:49

‘Ngôi sao mới nổi’ khiến TikTok Shop nguy cơ mất vị thế: Mới ra mắt 2 năm, đánh thẳng vào 'chiến trường' TMĐT 150 tỷ USD tại Đông Nam Á Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:26:21

Hơn 7.300 siêu thị Mỹ đóng cửa năm 2024: Cuộc đại khủng hoảng của ngành bán lẻ khi số cửa hàng ngừng hoạt động cao nhất 4 năm Duong Tan Huy gửi lúc 07-01-2025 11:12:40

Miễn phí trả hàng mua online tác động tiêu cực tới môi trường thế nào Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:52:56

Kiếm triệu USD từ tân trang quần áo giảm phát thải môi trường Duong Tan Huy gửi lúc 03-01-2025 08:49:03

Công ty Mỹ tìm cách làm quần áo giá bình dân Duong Tan Huy gửi lúc 01-01-2025 14:15:56

Malcom McLean - Làm đảo lộn nền thương mại thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 31-12-2024 08:56:03

Nỗi đau của H&M: Khách hàng nói 'không yêu cũng chẳng ghét', đang tìm đủ mọi cách để giúp thương hiệu 'ngầu' trở lại Duong Tan Huy gửi lúc 25-12-2024 09:55:39

Những thiết kế thời trang bán chạy năm 2024 Duong Tan Huy gửi lúc 22-12-2024 13:30:36

Giảm doanh số 3 quý liên tiếp, Nike hạ giá thấp hơn đối tác bán buôn để dọn hàng tồn kho: Chiến lược ‘uống thuốc độc để giải khát’ Duong Tan Huy gửi lúc 21-12-2024 14:42:39

Tại sao người Hàn Quốc thích áo phao dài? Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 11:12:14

Campuchia kỳ vọng đơn hàng giày dép và sản phẩm du lịch sẽ tăng 30% vào năm 2025 Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 07:58:44

Ông chủ hãng thời trang danh tiếng Mango đột ngột qua đời Duong Tan Huy gửi lúc 15-12-2024 13:04:21

Hành trình của một thanh niên lông bông tới tỉ phú giàu nhất Nhật Bản, chủ đế chế thời trang Uniqlo: 7 nguyên tắc xuyên thời gian! Duong Tan Huy gửi lúc 02-12-2024 09:31:10

Nổi tiếng nhờ vị founder yêu từ thiện, hãng thời trang 50 năm tuổi khủng hoảng vì doanh số không tăng, nhân viên vỡ mộng Duong Tan Huy gửi lúc 29-11-2024 13:44:12

Áp lực kế nghiệp gia đình của Gen Z Duong Tan Huy gửi lúc 28-11-2024 17:44:25

CEO công ty mẹ Uniqlo: ‘Chúng tôi sẽ không chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc’ Duong Tan Huy gửi lúc 26-11-2024 09:45:06

Prada tham gia thiết kế trang phục cho các phi hành gia đi bộ trên Mặt Trăng Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:47:59

Nước mắt của Bernard Arnault: Từ người giàu nhất thế giới đến tỷ phú mất nhiều tiền nhất năm, bốc hơi 37 tỷ USD chỉ vì Trung Quốc, liệu hàng xa xỉ có hết thời? Duong Tan Huy gửi lúc 17-10-2024 14:08:16

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 67
Day: 235
Week: 1581
Visitors: 1222010