Welcome shop
Register | Login

Email / Điện thoại

Password

Remember password | Quên mật khẩu

Chuyên Cung Cấp Dịch Vụ Tư Vấn Giải Pháp Công Nghệ Thiết Bị Ngành May, Đào Tạo Phần Mềm Ngành May, Dịch Vụ Kỹ Thuật và Vật Tư- Linh Kiện ngành may với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo. 

HOTLINE HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

0907326175; 0913 769 509 

SẢN PHẨM HOT
NHẬN EMAIL KHUYẾN MẠI
20505000_wheel_grinding_80_grit_xlc7000_z7_s_91_s_93_7_s7200
75282002_transducer_ki_assy_short_cable_for.jpg_220x220
t730_012el8_sanyo_denki_servo_motor.jpg_220x220
top_roller_sub_assembly_for_textile_machine.jpg_220x220
motor_brush_shuttle_loomspare_part_for_xlc7000.jpg_220x220
tixung1
images2
images1
product_main_image
hp45a_kastar_usedforgerberplotter_dotplotter___
dot_plotter_series
Forum » Điện Gió » Nhật Bản nghiên cứu công nghệ sử dụng đá làm pin lưu trữ
Email
 Register Quên mật khẩu
Password
Remember password
by content

Duong Tan Huy
Gửi lúc:

Nhật Bản nghiên cứu công nghệ sử dụng đá làm pin lưu trữ

VTV.vn - Toshiba Energy Systems và công ty điện lực Chubu của Nhật Bản đã công bố kế hoạch thương mại hóa một công nghệ gọi là "tích nhiệt bằng đá"

Toshiba Energy Systems và công ty điện lực Chubu của Nhật Bản đã công bố kế hoạch thương mại hóa một công nghệ gọi là "tích nhiệt bằng đá" – nghĩa là lưu trữ năng lượng nhiệt trong đá tự nhiên và chiết xuất để sử dụng khi cần thiết, biến những tảng đá có đặc tính "dễ nóng và khó nguội" thành "pin lưu trữ tự nhiên".

Cơ chế của công nghệ này là sử dụng lượng điện dư thừa từ các nguồn năng lượng tái tạo để chuyển hóa thành nhiệt năng và lưu trữ trong đá, hay đơn giản là sử dụng điện để làm nóng đá. Sau đó, sử dụng nhiệt từ đá phát ra để làm năng lượng nhiệt. Trong trường hợp cần điện, nhiệt từ đá sẽ được dùng để làm nóng nước, tạo ra hơi nước để vận hành tua-bin hơi và máy phát điện. Toshiba Energy Systems, điện lực Chubu, công ty Shintokai Seishi và thành phố Shimada, tỉnh Shizuoka đã ký kết thỏa thuận hợp tác để tiến hành trình diễn công nghệ theo hướng thương mại hóa.

Theo đó, liên minh bốn bên đã lắp đặt các thiết bị chuyên dụng để triển khai kế hoạch tại nhà máy Shintokai Seishi ở thành phố Shimada. Dự kiến, thử nghiệm thực tế sẽ được tiến hành vào năm tài chính 2026 và mục tiêu thương mại hóa vào năm 2027. Dung lượng nhiệt lưu trữ trong thiết bị, khi quy đổi ra điện năng, tương đương 10 megawatt-giờ, tương ứng với lượng điện sử dụng trong một ngày của khoảng 880 hộ gia đình Nhật Bản. Đây sẽ là hệ thống tích nhiệt bằng đá đầu tiên tại Nhật Bản đạt quy mô megawatt-giờ.

Dự kiến, nhóm Dự án sẽ lắp đặt một bể chứa hình chữ nhật có chiều cao 4 mét, rộng 11 mét, sâu 4 mét trong khuôn viên nhà máy và xếp đầy đá khai thác ngay tại địa phương. Các loại đá được chọn sẽ bao gồm đá magma - hình thành từ dung nham nguội đông cứng và đá trầm tích - tạo thành từ sự lắng đọng của cát, tro núi lửa và các vật chất hữu cơ. Đây đều là các loại đá sẵn có trên khắp Nhật Bản và có thể sử dụng lâu dài. Tiếp theo, năng lượng tái tạo dư thừa tại nhà máy sẽ được chuyển đổi thành nhiệt năng nhờ hệ thống máy sưởi điện dùng để làm nóng đá. Trong khoảng 1 tiếng, nhiệt độ của đá có thể tăng từ nhiệt độ bình thường lên đến 600 độ C.

Một đại diện của Toshiba cho biết: "Gạch và bê tông là những vật liệu lưu trữ nhiệt phổ biến, nhưng chúng tôi chọn đá dựa trên quan điểm về chi phí, mua sắm và tính dễ sử dụng". Theo một người phụ trách Dự án, không giống như pin lưu trữ, thường có tuổi thọ từ 10-15 năm, nếu thiết bị được bảo trì, đá có thể được sử dụng mãi mãi. Một điều quan trọng nữa là công nghệ này không cần phải đảm bảo các kim loại quý hiếm như cobalt và nickel, những nguyên liệu chính để sản xuất pin lưu trữ đang bị cạnh tranh trên toàn thế giới. Ngoài ra, pin lưu trữ thường không thể xếp chồng lên nhau nhưng đá có thể xếp chồng lên nhau, vì vậy, công nghệ này còn tiết kiệm 25% diện tích lắp đặt thiết bị so với pin lưu trữ có cùng dung lượng. Theo đánh giá, các tính năng được đề cập ở trên giúp giảm chi phí và "chỉ bằng một nửa chi phí của pin lưu trữ thông thường".

Công nghệ tích nhiệt bằng đá chỉ mới bắt đầu thu hút sự chú ý trong vài năm gần đây. Khi việc sử dụng năng lượng tái tạo đang ngày càng mở rộng trên toàn cầu, một thách thức lớn nảy sinh là sự biến động trong sản lượng điện do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Để giải quyết vấn đề này, nhu cầu sử dụng pin tích trữ năng lượng đang ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn cung nguyên liệu hiếm để sản xuất pin lưu trữ đang gây ra những lo ngại về an ninh kinh tế. Vì vậy, công nghệ tích nhiệt bằng đá, với nguyên liệu dễ dàng thu thập và chi phí thấp hơn, đã thu hút sự quan tâm.

Hiện nay, công nghệ này vẫn còn một số thách thức khi đưa vào thực tế. Đầu tiên là khó khăn về kỹ thuật trong giai đoạn tản nhiệt. Việc lưu trữ nhiệt khá dễ dàng, nhưng quá trình tỏa nhiệt lại yêu cầu duy trì ổn định nhiệt độ và áp suất, đây là một nhiệm vụ khó khăn và cần kỹ thuật cao để kiểm soát. Thứ hai là hiệu suất chuyển đổi từ nhiệt năng sang điện năng khi tổn thất có thể lên đến 60-70%. Tuy nhiên, nếu sử dụng trực tiếp nhiệt năng mà không cần chuyển đổi thành điện, thì tổn thất gần như bằng "0". Điều này khiến công nghệ này phù hợp với các cơ sở có thể sử dụng trực tiếp nhiệt năng như các khu phức hợp công nghiệp hoặc bể bơi nước nóng.

Toshiba đã hoàn thành phần trình diễn với công suất nhiệt nhỏ nhưng quy mô công suất nhiệt được xử lý trong thử nghiệm dự án này lớn hơn rất nhiều. Một người phụ trách từ Toshiba ESS cho biết: "Chúng tôi muốn chứng tỏ rằng chúng tôi có thể kiểm soát ngay cả những dự án quy mô lớn và đưa vào sử dụng thực tế".

https://vtv.vn/the-gioi/nhat-ban-nghien-cuu-cong-nghe-su-dung-da-lam-pin-luu-tru-20250130192732056.htm

Trích dẫn

Vui lòng đăng nhập để gửi phản hồi

Tường turbine gió đầu tiên trên thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 31-01-2025 09:42:47

Tàu chở hàng nặng nhất thế giới chuyên xây turbine gió Duong Tan Huy gửi lúc 31-01-2025 09:29:03

Trung Quốc thử nghiệm turbine gió nổi lớn nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 23-01-2025 16:51:58

Các nhà máy năng lượng tái tạo bước vào mùa cắt giảm phát điện lên lưới Duong Tan Huy gửi lúc 15-01-2025 16:33:26

Turbine gió trên cạn lớn nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 06-01-2025 09:42:55

Trung Quốc tự vượt qua giới hạn chính mình: Bê hàng chục tuabin khổng lồ trồng ‘trên mây’ cao 3.000 mét, đủ cấp điện 300.000 hộ gia đình, tiết kiệm 164.800 tấn than và giảm 450.000 tấn CO2 Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 18:33:58

Một nước chuyển đổi xanh thành công \ Duong Tan Huy gửi lúc 18-12-2024 18:00:23

Nhà máy năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới Duong Tan Huy gửi lúc 15-11-2024 08:09:30

350 giếng khoan 2.500m chứa kho báu nóng 400 độ khiến siêu cường số 1 thế giới tung công nghệ lấy bằng được, biến thành thứ cả thế giới cần nhưng không phải ai cũng được dùng Duong Tan Huy gửi lúc 23-10-2024 09:30:09

Siêu turbine gió công suất 20 MW Duong Tan Huy gửi lúc 02-10-2024 11:32:23

Trung Quốc tăng trưởng kỷ lục về việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo Duong Tan Huy gửi lúc 02-10-2024 09:26:51

Mái vòm khổng lồ chứa CO2 lưu trữ năng lượng tái tạo Duong Tan Huy gửi lúc 02-10-2024 08:51:53

BMW thử nghiệm hệ thống turbine gió không cánh quạt Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 07:54:28

Lý do chỉ một trang trại điện gió Trung Quốc hư hại do bão Yagi Duong Tan Huy gửi lúc 12-09-2024 07:51:41

Bầu Thắng bắt tay “ông lớn” Hàn Quốc trong dự án điện gió lớn nhất thế giới trị giá 200 triệu USD tại Long An Duong Tan Huy gửi lúc 11-09-2024 09:51:22

Giàn turbine gió mạnh nhất thế giới trụ vững trong bão Yagi Duong Tan Huy gửi lúc 10-09-2024 11:04:34

Lưu trữ điện: Thị trường nghìn tỉ USD Duong Tan Huy gửi lúc 08-09-2024 15:44:08

Hòn đảo nhỏ lập kỷ lục dùng toàn bộ điện tái tạo 28 ngày liên tục Duong Tan Huy gửi lúc 21-08-2024 10:40:10

Pin cát để lưu trữ điện gió và điện mặt trời dư thừa, sưởi ấm cả thị trấn Duong Tan Huy gửi lúc 21-08-2024 10:36:15

Nhà máy điện sóng thủy lực công suất 1 MW Duong Tan Huy gửi lúc 08-08-2024 09:03:07

DANH SÁCH HÃNG
2018_05_13_1627
.

©2017. All Rights Reserved.paypal

THÔNG TIN

Contact Us My Company

086 8474 086

0913 769 509 novacadcamparts@gmail.com

6 Days a week from 8:00 am to 6:00 pm

BẢN ĐỒ
Online: 14
Day: 98
Week: 1224
Visitors: 2313393